Người đầu tiên bay vào vũ trụ ở việt nam

Vũ trụ bao la cùng nhiều bí ẩn, ngày nay con người đang có những bước tiến lớn trong công cuộc tìm hiểu vũ trụ. Vậy ai là người đầu tiên bay vào vũ trụ? Hãy cùng Giải Đáp Việt đi tìm hiểu xem ai là người đầu tiên bay vào vũ trụ.

Nga – Quốc Gia Tiên Phong Lĩnh Vực Vũ Trụ

Nga hay Liên Xô cũ là quốc gia đầu tiên đưa người bay vào vũ trụ, năm 1957 Liên Xô khiến cả thế giới trầm trồ khen ngợi khi chế tạo thành công tên lửa đẩy nhân tạo R7 và phóng vào không gian. Ngay sau đó năm 1958, Mỹ cũng thực hiện thành công đưa Explorer 1 lên quỹ đạo. Tuy nhiên ý tưởng đầu tiên về việc đưa tên lửa vào vũ trụ là của Đức năm 1940. Nhưng trên cuộc cuộc đua vào vũ trụ, Liên Xô đã cán đích đầu tiên nhờ việc đưa thành công Yuri Gagarin bay vào vũ trụ ngày 12/4/1961. Chuyến bay đã đánh dấu lịch sử của nhân loại trên con đường chinh phục vũ trụ.

Yuri Gagarin – Người Đầu Tiên Bay Vào Vũ Trụ

Yuri Gagarin sinh ngày 9/3/1934 trong một gia đình thợ mộc bình dị ở Smolensk. Năm 16 tuổi, ông chuyển tới thủ đô Moscow và sau đó nhập học một trường kĩ thuật ở Saratov. Gagarin đã mơ ước về bầu trời từ thời niên thiếu. Một trong những bức ảnh đầu tiên của Gagarin mà gia đình ông còn giữ được là hình ảnh chàng thanh niên đứng bên cánh máy bay, giơ tay tỏ vẻ phấn khích. Khi còn là sinh viên ở Saratov, Gagarin đã tình nguyện xin tham gia một câu lạc bộ hàng không. Nhờ tài năng và nỗ lực không ngừng, đến năm 1955, ở tuổi 21, Gagarin được cử tới trường đào tạo Phi công Không quân Thứ nhất Chkalov ở Orenburg và tốt nghiệp với thành tích xuất sắc sau 2 năm. Tháng 11/1957, ông chính thức trở thành phi công quân sự với hàm Trung úy Không quân Liên Xô. Cùng thời điểm đó, Liên Xô đã phóng vệ tinh nhân tạo đưa chú chó Laica lên không gian. Đến đầu những năm 1960, ông đăng kí tham gia chương trình bí mật lựa chọn phi hành gia cho chuyến bay lên vũ trụ và trở thành một trong nhóm 20 ứng cử viên sáng giá nhất. Sau gần một năm khổ luyện, Gagarin đã chứng minh những tố chất cho thấy ông chính là người phù hợp nhất, vượt qua mọi bài kiểm tra khắt khe về thể chất và tinh thần – yếu tố quan trọng hàng đầu với một phi hành gia vũ trụ. Ngày 8/4/1961, thiếu tá phi công Gagarin chính thức được lựa chọn trở thành người đầu tiên bay vào không gian. Người dự bị ông không ai khác chính là phi hành gia Gherman Titov, người sau này bay lên không gian trên tàu vũ trụ Vostok 2 vào ngày 6/8/1961.

Đêm trước chuyến bay, ngày 11/4/1961, Gagarin và Titov qua đêm tại một căn nhà gỗ nhỏ ở Baikonur. “Tôi sẽ ra đi vào ngày mai và tôi thậm chí không thể tin được đó sẽ là mình”, Gagarin nói với đồng nghiệp. 5h sáng 12/4/1961, hai phi hành gia được đánh thức và đưa đến sân bay Baikonur.

Sau khi hoàn tất những thủ tục cuối cùng, Gagarin bước lên tàu Vostok 1, Titov ở lại cho nhiệm vụ tiếp theo. Lúc 9h07, con tàu cùng Gagarin rời bệ phóng. Sau 10 phút, tàu đi vào quỹ đạo với tốc độ 29.000 km/giờ, đạt độ cao tối đa 327 km. Gagarin trở thành người đầu tiên thấy ngôi nhà chung của loài từ ngoài vũ trụ. “Tôi thấy Trái đất, nó đẹp tuyệt”, ông nói từ không gian trong sự vỡ òa của đồng nghiệp dưới mặt đất. Sau khi kết thúc hành trình bay vòng quanh Trái đất trong 108 phút, Gagarin cùng thiết bị hạ cánh của mình đã tiếp đất an toàn bằng dù xuống một cánh đồng tại bang Saratov. Do hạ cánh cách khu vực dự kiến vài cây số, hai người đầu tiên thấy ông là một bà lão nông dân và một em bé gái. Gagarin từng dành nhiều phút để giải thích với họ ông … không phải một gián điệp phương Tây, theo WION. Đến khi đồng nghiệp xuất hiện, ông được chào đón trong sự hân hoan. Ông nghỉ ngơi vài ngày và được đưa về Moscow hôm 14/4/1961 trên chuyên cơ. Hàng trăm ngàn người dân Liên Xô đã đổ đầy đường phố Moscow khi đó để chào mừng người hùng của đất nước. Theo truyền thông Nga, vì tính chất nguy hiểm và bí mật của nhiệm vụ bay lên không gian, sau khi được lựa chọn làm phi hành gia đầu tiên, Yuri Gagarin thậm chí đã viết sẵn một bức thư tuyệt mệnh. Nếu tình huống xấu nhất xảy ra, bức thư sẽ được chuyển đến gia đình ông. Ngoài ra, do chưa từng có ai lên không gian trước Gagarin, các nhà khoa học Liên Xô không thể dự báo được mọi tình huống xảy ra với phi hành gia. Do đó, con tàu Vostok được điều khiển từ mặt đất và Yuri Gagarin chỉ có thể can thiệp trong trường hợp khẩn cấp. Kể về khoảnh khắc ngoài không gian, Gagari nói thấy Trái đất màu xanh dịu, bên cạnh là bầu trời tối nhưng được điểm rất nhiều ngôi sao sáng. Gagarin không nhìn thấy Mặt trăng nhưng Mặt trời thì rất sáng, sáng gấp nhiều lần so với nhìn từ Trái đất. Sau chuyến bay huyền thoại, Gagarin tham gia các hoạt động huấn luyện, nghiên cứu vũ trụ của Liên Xô. Ông cũng dành nhiều thời gian đi khắp nơi trên Thế giới để truyền cảm hứng về chuyến đi của mình và từng gặp nhiều người nổi tiếng.

Năm 1967, sau khi chứng kiến người bạn thân, phi hành gia Vladimir Komarov thiệt mạng khi nhiệm vụ kết nối hai tàu vũ trụ trên quỹ đạo thất bại, ông đã suy sụp.

Ngày 27/3/1968, tức hơn một năm sau cái chết của người bạn thân, Yuri Gagarin trở lại đường bay với nhiệm vụ huấn luyện một phi công lái thử trên chiếc tiêm kích phản lực thế hệ thứ nhất MiG-15. Tuy nhiên, chiếc MiG-15 đã lao xuống đất không lâu sau khi cất cánh, khiến ông thiệt mạng.

Thời điểm đó, Liên Xô quyết định không công bố thông tin cụ thể về nguyên nhân cái chết của Gagarin, tạo ra nhiều lời đồn đoán. Năm 2011, 50 năm sau ngày Gagarin bay vào vũ trụ, Chính phủ Nga công bố hơn 700 trang tài liệu về Gagarin, trong đó tiết lộ rằng, thời tiết trong ngày 27/3/1968 rất phức tạp và động tác bổ nhào mà Gagarin hoặc phi công bay phụ thực hiện đã đưa phi cơ vào tình thế nguy hiểm.

Trên đây là một số thông tin của Giải Đáp Việt về Yuri Gagarin, người đầu tiên bay vào vũ trụ và cuộc đời của ông, hi vọng bài viết cho các bạn biết thêm những thông tin hữu ích khác. Nếu muốn tìm hiểu những bài viết khác liên quan các bạn có thể xem thêm một vài bài viết bên dưới.

Trung tướng, Anh hùng Phạm Tuân. Ảnh: VGP/Phương Liên
Trung tướng, Anh hùng Phạm Tuân sinh năm 1947 tại Thái Bình. Ông là phi công, phi hành gia và là người đầu tiên của Việt Nam và châu Á bay lên vũ trụ vào năm 1980 trong chương trình Interkosmos của Liên Xô. Ông cũng là một trong số ít người nước ngoài được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô.

Cơ may đến với ông khi năm 1977, Phạm Tuân được cử sang Liên Xô học tại Học viện Không quân Gagarin. Năm 1979, khi chọn phi công vũ trụ để thực hiện chuyến bay ra ngoài Trái đất theo sự thỏa thuận hợp tác giữa hai nước Việt Nam-Liên Xô, phía Liên Xô kiểm tra tất cả phi công và kỹ sư Việt Nam nhưng chỉ chọn được 4 người vì nhiều người không vượt qua được các bài kiểm tra thể lực.

Trung tướng Phạm Tuân cho biết, tàu vũ trụ bay quanh Trái đất trong điều kiện không có khí quyển, không trọng lượng. Để đảm bảo chuyến bay trong vũ trụ, phi công phải chịu đựng được sự tăng trọng lực khi con tàu được phóng lên, chịu được không trọng lượng khi tàu bay quanh vũ trụ, thích nghi với tốc độ và độ quay của con tàu, tức là hệ thống tiền đình của phi công phải thích nghi được với điều kiện đặc biệt mà dưới đất không có.

Ngày 23/7/1980, tại vị trí xuất phát, tàu vũ trụ “Liên hợp-37” tung bay 2 lá cờ Liên Xô và Việt Nam. Tiễn đội bay có đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam do Đại tướng Võ Nguyên Giáp dẫn đầu và các nhà khoa học, chuyên gia của hai nước.

Trung tướng Phạm Tuân kể lại rằng khi Đại tướng và phái đoàn Việt Nam tới, ông đã mặc bộ quần áo phi hành gia, ngồi trong nhà tàu vũ trụ. Qua micro, Đại tướng chúc mừng, động viên, nói với Phạm Tuân rằng: “Sau nhiều nỗ lực, cố gắng, đã đến giờ phút người Việt Nam bay vào vũ trụ. Phạm Tuân là người đại diện cho đất nước, phải thật bình tĩnh, hoàn thành tốt chuyến bay. Đất nước, nhân dân đã giao trách nhiệm cho Phạm Tuân và sẽ chờ đợi tin thắng lợi trở về”. Lúc bấy giờ Phạm Tuân mới rút chiếc gương dành riêng cho phi hành gia ra tặng Đại tướng [bộ quần áo phi hành gia có rất nhiều chi tiết cài rất khó, phải có cái gương đeo ở tay mới soi được để cài đúng].

21h30 theo giờ Moscow, tên lửa đưa tàu vũ trụ “Liên hợp-37” khởi hành. Không lâu sau đó, trạm mặt đất nhận được báo cáo tàu vũ trụ “Liên hợp-37” đã vào quỹ đạo vệ tinh nhân tạo của Trái đất.

Ngày đầu tiên sau khi xuất phát, tàu “Liên hợp-37” đáp vào Trạm Vũ trụ của Liên Xô, nơi các phi hành gia Leonid Popov và Valery Ryumin đang làm việc sau khi hoàn thành chuyến bay dài ngày. Hai ông đều là người quen của Phạm Tuân, từng gặp gỡ thường xuyên trong những kỳ học và tập luyện tại Trung tâm đào tạo phi công vũ trụ ở ngoại ô Moscow. Các cư dân của Trạm đón mừng Phạm Tuân và Gorbatko theo đúng phong tục Nga với bánh mì và muối.

Sau khi gặp nhau và trao đổi công việc với hai phi hành gia tại Trạm Vũ trụ, Gorbatko và Tuân “bơi” trong không gian đến cạnh ô cửa kính. Dưới tầm mắt của họ, Trái đất hiện lên rõ ràng. Phạm Tuân không khỏi xúc động thốt lên: “Đẹp quá, tôi hạnh phúc vô cùng” khi nhìn thấy đất nước Việt Nam ruột thịt hình chữ S của mình. Và sau đó, mỗi lúc có thời gian, Phạm Tuân đều đến bên cửa sổ để được chiêm ngưỡng bức tranh đất nước mình với nỗi nhớ quê hương tha thiết và tự hào khi được mang cờ Việt Nam ra bên ngoài Trái đất. Hành trang Phạm Tuân mang theo là ảnh gia đình, vợ con, phong thư, ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Lê Duẩn, một nắm đất của Quảng trường Ba Đình, bản Tuyên ngôn độc lập, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cờ Việt Nam và cờ Liên Xô.... Tất cả đều được đóng dấu Trạm Vũ trụ và mang trở về mặt đất.

Khoảng thời gian rảnh rỗi trên Trạm Vũ trụ không nhiều, các phi hành gia phải tiến hành nghiên cứu khoa học quy mô ở ngoài không gian. Hai phi hành gia cùng làm việc, thực hiện các thí nghiệm trong tình trạng không trọng lực; quan sát bề mặt Trái đất với các mũi đứt gãy để phán đoán vị trí các mỏ khoáng sản, quan sát hướng chảy của sông, vùng biển tập trung nhiều cá để hướng dẫn ngư dân, quan sát các hành tinh xa...

Bên cạnh những chương trình theo đề tài do các nhà khoa học Việt Nam chuẩn bị về sinh học và vật liệu học, hai phi hành gia dành sự quan tâm đặc biệt vào việc chụp ảnh lãnh thổ và sông ngòi, vùng biển của Việt Nam.

Được biết, sau này những tấm ảnh chụp từ vũ trụ đã giúp ích nhiều cho các cán bộ lâm nghiệp của đất nước khi tìm hiểu quá trình hồi sinh những cánh rừng bị hủy diệt trong chiến tranh và giúp ngư dân xác định những khu vực đánh bắt hải sản nhiều tiềm năng.

Trung tướng Phạm Tuân kể rằng, ở vòng thứ 20, con tàu bay qua địa phận Việt Nam, dù chỉ vài giây nhưng ông đã được nhường vị trí quan sát tốt nhất để chụp hình ảnh Việt Nam nhìn từ vũ trụ. Đặc biệt hơn, khi đi qua vị trí Hà Nội, Phạm Tuân được phép gửi điện xuống trạm thu phát của Thủ đô với nội dung “Người con của Việt Nam đang bay qua bầu trời Tổ quốc, xin gửi lời hỏi thăm và cảm ơn nhân dân đã tạo điều kiện để tôi được bay vào vũ trụ”.

Trong gần 8 ngày ở trong vũ trụ với 142 vòng quỹ đạo quanh Trái đất, hai nhà du hành vũ trụ Liên Xô và Việt Nam đã thực hiện nhiều thí nghiệm, nghiên cứu khoa học quan trọng. Trung tướng Phạm Tuân nhớ lại giây phút ông cùng Người chỉ huy Gorbatko đáp xuống mặt đất. “Cánh cửa mở ra và tôi nhìn thấy những gương mặt hạnh phúc của các nhân viên nhóm tìm kiếm và người dân địa phương. Bầu không khí thân thương của Trái đất ngay lập tức mang đến cho chúng tôi sự hào sảng, thoát khỏi mọi mệt mỏi của những giây phút không trọng lượng ngoài vũ trụ”.

Nhớ lại những ngày đáng nhớ cách đây tròn 35 năm, Trung tướng Phạm Tuân còn rất nhiều cảm xúc. Ông bồi hồi nói rằng nền khoa học vũ trụ của nước ta mặc dù còn non trẻ nhưng là ước mơ của chính Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1962, trước chuyến bay của ông 18 năm.  

Vào năm 1962, khi vị lãnh tụ của Việt Nam và vị khách quý Xô Viết German Titov – nhà du hành vũ trụ số 2 của Liên Xô [sau Gagarin] đi thăm Vịnh Hạ Long, qua một hòn đảo nhỏ có bãi tắm rất đẹp, Bác quyết định đặt tên đảo là Titov và nói rằng Người mơ ước về một ngày trong tương lai có công dân Việt Nam được bay lên không gian. Sau 18 năm, ước mơ và tầm nhìn lớn của Bác đã trở thành hiện thực. Quả thật, ước mơ là động lực giúp con người vượt qua khó khăn, và nỗ lực chính là yếu tố giúp con người thành công, Trung tướng Phạm Tuân nói, khép lại câu chuyện đầy tự hào của mình.

Phương Liên


Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề