Tiểu luận về giáo dục đạo đức học sinh Tiểu học

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Lành

Chuyên ngành: Giáo dục học [Tiểu học]

Mã số: 60 14 01 01

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Hồ Chủ Tịch đã dạy: “Dạy cũng như học phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng, là cái gốc quan trọng, nếu không có đạo đức cách mạng thì tài cũng vô dụng”. Giáo dục đạo đức là hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm góp phần hình thành nhân cách toàn diện của con người. Cấu trúc nhân cách bao gồm hai mặt thống nhất nhau là phẩm chất và năng lực, hay là đức và tài. Qua đó, cho thấy vai trò của đạo đức đối với sự phát triển nhân cách [31].

Điều đó đã thể hiện rất rõ một trong những tư tưởng đổi mới GD& ĐT hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật giáo dục 2010 đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên và đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. “ Trong đó, mục tiêu của giáo dục tiểu học là: “Giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở. “ [Điều 27- Luật Giáo dục] [35]. Trong thời gian gần đây các kênh thông tin đã đưa những báo động đỏ về sự sai lệch nhận thức và hành vi đạo đức của HS. Đó là:

Trong gia đình, con cái không nghe lời cha mẹ, sống theo ý thích của bản thân, không quan tâm đến những người xung quanh mình.

Trong các nhà trường nói chung và trường tiểu học ở TP. HCM nói riêng 2 có dấu hiệu HS có những biểu hiện sa sút về đạo đức tình trạng đánh nhau, nói tục, trộm cắp, trốn học vẫn xảy ra, các hành vi nói đẹp lời hay chưa được phổ biến.

Trong xã hội, tình trạng sống vội, sống gấp, sống theo trào lưu không có mục đích, không thiết tha việc trao dồi và nuôi dưỡng đạo đức ngày càng gia tăng ở HS.

Giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học là vấn đề cần thiết trước hết vì vị trí của trẻ em tương lai nước nhà, làm cho các em trở thành những công dân tốt, đủ phẩm chất đạo đức và năng lực trí tuệ gánh vác vận mệnh của dân tộc. Đó là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của nhà trường nói chung và trường Tiểu học nói riêng. Đây là việc làm có sự phối hợp chặt chẽ của nhà trường, gia đình và xã hội. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh” với mong muốn giúp CBQL và GV ở các trường tiểu học sẽ hiểu rõ hơn về cơ sở lý luận, thực tiễn và tính khả thi các biện pháp GDĐĐ cho HS tiểu học nhằm nâng cao chất lượng cuả hoạt động GDĐĐ.

2. Mục đích nghiên cứu

Khảo sát và phân tích nguyên nhân thực trạng GDĐĐ cho HS ở một số trường Tiểu học ở TP. HCM từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS tiểu học. Lựa chọn phương pháp giáo dục: Nêu gương, rèn luyện, khuyến khích, trách phạt kịp thời và kiểm tra đánh giá thường xuyên với hình thức ngoài giờ lên lớp thông qua tiết sinh hoạt tập thể để làm thực nghiệm sư phạm.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quá trình GDĐĐ cho học sinh ở trường Tiểu học.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Một số biện pháp nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS tiểu học ở TP. HCM.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Nghiên cứu về cơ sở lý luận GDĐĐ cho HS tiểu học ở TPHCM.

4.2. Khảo sát thực trạng GDĐĐ cho HS tiểu học ở TPHCM; Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng.

4.3. Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS tiểu học ở TPHCM. Từ đó lựa chọn một số phương pháp giáo dục: Nêu gương, rèn luyện, khuyến khích, trách phạt kịp thời và kiểm tra đánh giá thường xuyên với hình thức ngoài giờ lên lớp thông qua tiết sinh hoạt tập thể để làm thực nghiệm sư phạm.

.......... Luận văn có  133 trang với nội dung như sau:

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục bảng

Danh mục các hình

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

2. Mục đích nghiên cứu

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

5. Phạm vi nghiên cứu

6. Giả thuyết khoa học

7. Phương pháp nghiên cứu

8. Điểm mới của luận văn

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Các tác giả nước ngoài

1.1.2. Các tác giả trong nước

1.2. Một số vấn đề chung về đạo đức và GDĐĐ cho HS

1.2.1. Khái niệm về đạo đức

1.2.2. Khái niệm về hành vi đạo đức

1.2.3. Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và XH

1.2.4. Giáo dục đạo đức học sinh Tiểu học

1.2.5. Nội dung giáo dục đạo đức học sinh Tiểu học

1.3. Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức cho HS Tiểu học

1.3.1. Một vài nét tổng quan về địa bàn khảo sát

1.3.2. Mẫu khảo sát

1.3.3. Tiến trình khảo sát

1.3.4. Kết quả khảo sát

1.3.5. Kết luận về thực trạng hoạt động GDĐĐ HS ở một số trường Tiểu họctại TP. HCM

1.3.6. Nguyên nhân của thực trạng

Tiểu kết chương

Chương 2: CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Ở TP. HCM

2.1. Cơ sở khoa học của việc đề xuất các biện pháp nâng cao chấtlượng giáo dục đạo đức cho HS Tiểu học ở TP. HCM

2.1.1. Cơ sở lý luận

2.1.2. Cơ sở pháp lý

2.1.3. Cơ sở thực tiễn

2.2. Các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh

Tiểu học ở TP. HCM

2.2.1. Nhóm biện pháp về nhận thức GDĐĐ cho HS tiểu học

2.2.2. Nhóm biện pháp về tổ chức hoạt động GDĐĐ cho HS tiểu học

2.2.3. Nhóm biện pháp về rèn luyện hành vi đạo đức cho HS tiểu học

2.3. Một số giáo án thực nghiệm

2.3.1. Giáo án 1

2.3.2. Giáo án 2

2.3.3. Giáo án 3

2.3.4. Giáo án 4

2.3.5. Giáo án 5

2.3.6. Giáo án 6

2.3.7. Giáo án 7

2.3.8. Giáo án 8

2.3.9. Giáo án 9

Tiểu kết chương

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Mục đích thực nghiệm

3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm

3.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm

3.4. Thời gian và đối tượng, địa bàn thực nghiệm sư phạm

3.5. Phương pháp thực nghiệm

3.6. Tiến hành thực nghiệm

3.7. Kết quả thực nghiệm, phân tích, đánh giá

3.7.1. Xử lí kết quả thực nghiệm

3.7.2. Kết quả đánh giá tháng 3

3.7.3. Kết quả đánh giá tháng 4 và 5

3.8. Nhận xét quá trình thực nghiệm sư phạm

3.9. Nhận xét của GV sau khi tham gia thực nghiệm

Tiểu kết chương

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

2. Hướng phát triển của đề tài

3. Kiến nghị

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. A. I Cô chê tôp [1997], Những Vấn đề lý luận đức dục, Nxb Giáo dục – Hà Nội.

2. Nguyễn Duy Bằng, Đặng Thị Thu Huyền [2010], Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục tiểu học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

3. Bộ Giáo Dục & Đào Tạo trị [2006], Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học, Nxb GD, Hà Nội.

4. Bộ Giáo Dục & Đào Tạo [2010], Điều lệ trường tiểu học.

5. Bộ chính trị [2006], Chỉ thị 06-CT/TW về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

6. Lê Thị Thanh Chung [2002], Lý luận dạy học môn đạo đức ở Tiểu học, Nxb Đại học Sư phạm Tp. HCM.

7. Lê Thị Thanh Chung [2008], Dạy học môn đạo đức tiểu học, Nxb Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Lê Thị Thanh Chung [2008], Giáo dục tiểu học – Những vấn đề cơ bản, Nxb Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh.

9. Lê Thị Thanh Chung [2012], Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở một số trường Tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở.

10. Phạm Khắc Chương – Nguyễn Thị Yến Phương [2007], Đạo đức học, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội.

11. Dự án Phát triển Giáo viên Tiểu học [2006], Đánh giá kết quả học tập ở Tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

12. Dự án phát triển Giáo viên Tiểu học [2006], Đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

13. Dự án phát triển Giáo viên Tiểu học [2007], Đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học, Nxb Đại học Sư phạm, Thành 106 phố Hồ Chí Minh.

14. Dự án phát triển Giáo viên Tiểu học [2007], Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

15. Dự án phát triển Giáo viên Tiểu học [2006], Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Vũ Cao Đàm [1996], Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học kỹ thuật – Hà Nội.

17. Nguyễn Thị Đáp [2004], Thực trạng về quản lý GDĐĐ cho học sinh THPT huyện Long Thành và một số giải pháp, Luận văn chuyên ngành, Quản lý và tổ chức Văn hóa – Giáo dục.

18. Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Hữu Dũng, Lưu Thu Thủy [1999], Phương pháp dạy đạo đức, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. Đặng Vũ Hoạt [1992], “Đổi mới công tác của giáo viên chủ nhiệm với GDĐĐ cho học sinh”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục 8/1992.

20. Nguyễn Hữu Hợp [2008], Giáo trình Đạo đức và phương pháp dạy môn Đạo đức ở Tiểu học, Nxb Đại học Sư phạm.

21. Trần Thị Hương [2009], Giáo trình giáo dục học đại cương, Đại học Sư phạm Tp. HCM.

22. Bùi Minh Hiền [2006], Quản lý giáo dục, Nxb ĐH Sư Phạm, Hà Nội.

23. Lê Văn Hồng [1997], Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học Sư Phạm NXB Giáo Dục, Hà Nội.

24. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5 [1995], Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.

25. Học viện chính trị Quốc gia [2000], Giáo trình đạo đức học, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội

26. Nguyễn Xuân Huy, PGS – TS Nguyễn Văn Lê [1997], Giáo dục học đại cương, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

27. Đặng Khương Kiệt [2001], Cơ sở tâm lý học ứng dụng [tập 1], Nxb ĐHQG Hà Nội. 10728. Trần Kiểm [1997], Quản lý giáo dục và trường học [giáo trình dùng cho học viên cao học giáo dục học] – viện khoa học giáo dục.

29. Trần Hậu Kiểm chủ biên [1997], Giáo trình đạo đức học, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.

30. Hồ Văn Liên, Khoa học quản lý giáo dục [Tài liệu dành cho học viên Cao học], ĐHSP Tp. HCM, Thành phố Hồ Chí Minh.

31. Trần Thị Thu Mai, Nguyễn Thị Bích Hạnh [2007], Tâm lý lứa tuổi tiểu học, Dự án phát triển giáo dục tiểu học, Hà Nội.

32. Trần Hồng Nhung [2011], Thực trạng quản lý công tác giáo dục Đạo đức qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường Tiểu học huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn chuyên ngành, Quản lý Giáo dục.

33. Hà Thế Ngữ-Đặng Vũ Hoạt [1987], Giáo dục học, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

34. Trần Thị Tuyết Oanh [2006], Giáo trình giáo dục, Nxb Đại học Sư Phạm.

35. Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam [2010], Luật giáo dục [2010], Nxb chính trị Quốc Gia.

36. Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam [2005], Luật bảo vệ chăm sóc & giáo dục trẻ em.

37. Ngô Đình Qua [2005], Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục Nxb Đại học Sư phạm Tp. HCM.

38. Sở Giáo Dục & Đào Tạo Tp. Hồ Chí Minh [2013], Mạng lưới giáo dục tiểu học của Tp. Hồ Chí Minh.


Download Luận văn thạc sĩ giáo dục học: biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ở thành phố hồ chí minh

--------------

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề