Người bị gãy xương nên uống thuốc gì

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị của người bị gãy xương. Bởi nếu không biết được mình nên ăn hoặc tránh cái gì sẽ khiến bệnh tình ngày càng thêm nặng, khó lành xương. Cùng tham khảo chế độ ăn cho người gãy xương trong bài viết dưới đây.

Những chất dinh dưỡng người gãy xương cần bổ sung

Thực phẩm chứa nhiều canxi

Canxi là chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với cơ thể người, nhất là xương. Nếu thiếu canxi, có thể dễ mắc các bệnh đau nhức - loãng xương, đi lại và lao động gặp khó khăn. Đặc biệt, khi bị gãy xương nếu người bệnh không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết thì có khả năng bị tàn phế, thậm chí là tử vong. 

Những loại thực phẩm chứa nhiều canxi gồm: Rau chân vịt, bông cải xanh, cần tây, cải bắp, măng tây, lá su hào, sữa không béo, rong biển, sữa đậu nành, cá hộp,...Đây là nhóm dinh dưỡng quan trọng nhất trong chế độ ăn cho người gãy xương.

Thực phẩm chứa canxi – Yếu tố không thể thiếu trong chế độ ăn cho người gãy xương

Thực phẩm chứa nhiều kẽm

Kẽm hỗ trợ cho vitamin D hoạt động hiệu quả, giúp canxi hấp thụ dễ dàng hơn vào cơ thể. Từ đó, những tổn thương về xương được phục hồi nhanh chóng hơn.

Kẽm có nhiều trong trứng, cà rốt, hải sản, tiểu mạch, đào, bánh mì, hạt hướng dương,...Chúng rất thích hợp cho người đang trong quá trình điều trị và khắc phục gãy xương.

Thực phẩm chứa vitamin

Vitamin có công dụng tăng sức đề kháng và duy trì sức khỏe tốt để cơ thể nhanh phục hồi các tổn thương ở xương. Trong đó, vitamin B6 và B12 là cần thiết nhất.

- Vitamin B6 có nhiều trong chuối, ngũ cốc, thịt gia cầm, súp lơ, cải bắp, thịt bò nạc,...Chúng chuyển hóa tryptophan thành niaxin, chuyển hóa chất béo và carbohydrate và giúp xương phục hồi nhanh.

- Vitamin B12 có trong các loại hạt, trứng, nội tạng động vật, sữa hạnh nhân, dầu thực vật,...Loại chất này hỗ trợ hình thành khung xương khỏe để khắc phục các chấn thương. 

Bổ sung vitamin các loại để tăng dưỡng chất cho xương và cơ thể

Trái cây và rau xanh

Trái cây và rau xanh là nhóm chất tác động trực tiếp tới quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Việc hấp thụ chất dinh dưỡng cũng trở nên dễ dàng hơn và cơ thể nhanh bình phục.

Thực phẩm chứa nhiều magie

Magie cung cấp khoáng chất có ích trong chế độ ăn cho người gãy xương, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim. Trong chế độ ăn của người gãy xương không thể thiếu thành phần này. Magie có ở trong rau ngót, cải xanh, khoai lang, chuối, cá thu, cá chép, cá mú,...

Ngoài ra, người bị gãy xương nên bổ sung thêm dưỡng chất axit folic. Tuân thủ chế độ ăn khoa học và tránh xa những thứ độc hại, không phù hợp.

Tránh xa những thứ dưới đây nếu không muốn tình trạng gãy xương thêm nặng

Rượu, bia và chất kích thích

- Cà phê: Tuyệt đối tránh xa bởi trong cà phê chứa cafein sẽ làm giảm khả năng hấp thụ canxi từ những món ăn khác.

- Rượu, bia và nước ngọt: Đây là những thứ khiến khả năng chuyển hóa máu bị rối loạn và làm cho bệnh tình ngày càng thêm nặng. 

Tránh xa rượu bia và các chất kích thích khi bị gãy xương

Nước trà đặc

Không tốt cho quá trình phát triển của xương. Người bệnh nên chuyển qua uống sữa hoặc các loại nước ép trái cây thì xương mới nhanh lành được.

Đồ ăn ngọt, béo

Những món đồ ăn chứa nhiều đường, dễ gây béo như socola, nước ngọt, bánh kẹo,...cũng là tác nhân gây ảnh hưởng xấu tới xương và sức khỏe của người bệnh.

Hạn chế ăn đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ

Dầu mỡ khiến cho việc hấp thu canxi trở nên công cốc. Chúng chuyển hóa canxi thành chất bọt và đào thải ra ngoài. Vì thế, bệnh nhân gãy xương nên loại bỏ các món nhiều dầu mỡ ra khỏi bữa ăn của mình. Thay vào đó là ăn những món hấp, luộc, nấu canh, nấu cháo,...ngon và tốt hơn cho người bệnh.

Phòng khám La Văn Lường – Địa chỉ uy tín trong việc khám chữa các bệnh về cơ xương khớp tại thành phố Hồ Chí Minh. Thiết bị hiện đại và tân tiến, bác sĩ giàu chuyên môn và kinh nghiệm cùng dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín.

Trên đây là chế độ ăn cho người gãy xương mà bạn nên tham khảo để biết được mình nên ăn những gì, tránh những gì. Nếu không thực hiện được, tình trạng gãy xương sẽ càng thêm nặng và xương khó lành. Truy cập website //phongkhamlavanluong.vn/ hoặc gọi Hotline 0898 12 14 16 - 0907 567 567 để đặt lịch khám.

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: 09 Nguyễn Huy Lượng – P14 – Quận Bình Thạnh – TPHCM

Số ĐT: 0898 12 14 16 – 0907 567 567

Email:

Website: //phongkhamlavanluong.vn

Giờ làm việc

+ Thứ 2 – Chủ nhật: Sáng [8h – 12h] – Chiều [15h – 19h30].

+ Các ngày lễ hoạt động bình thường.

Gãy chân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet


Chào em,Điều trị hàng đầu trong gãy xương đó chính là cố định phần xương bị gãy, hạn chế vận động trong thời gian đầu, vấn đề này BS chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình sẽ giúp em [mang nẹp hay bó bột]. Về vấn đề dùng thuốc, thời gian đầu BS sẽ cho thuốc giảm đau ngắn hạn và bổ sung thêm calci-D, tùy cơ địa [thừa cân, thiếu cân], có bệnh gan thận gì trước đó không mà BS sẽ kê loại thuốc và liều thuốc thích hợp. Trong vấn đề ăn uống thì không có kiêng cữ gì, ngoại trừ không nên hút thuốc lá vì thuốc lá làm chậm lành xương, hạn chế uống rượu để tránh té ngã do say xỉn. Việc ăn uống nhiều thực phẩm có hàm lượng canxi cao [như hải sản] hay uống thêm thuốc/sữa bổ sung canxi thật ra không được chứng minh là làm tăng khả năng liền xương hay rút ngắn thời gian liền xương ở người trước đây khỏe mạnh bình thường mà nên ăn uống đầy đủ chất là tốt nhất vì quá trình lành vết thương không chỉ cần canxi mà còn cần các chất khác như đạm, các vi khoáng chất, vitamin...Bước sang giai đoạn sau, khi chỗ gãy không còn đau nữa thì để giúp lành xương nhanh chóng, em cần tập vật lý trị liệu đúng cách để tăng tuần hoàn máu, giảm biến chứng teo cơ; tái khám theo hẹn của BS để chụp phim kiểm tra xem can xương lành tốt không để tháo bột và tiếp tục tập vật lý trị liệu. Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Gãy xương chày, sau khi bó bột có lành như bình thường?

>> Nhức vùng xương bị gãy khi đang bó bột, vì sao?

Bó bột chân được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân bị gãy xương, sai khớp,… với mục đích bất động phần bị tổn thương, giúp đẩy nhanh quá trình liền xương, là một trong những phương pháp điều trị gãy xương bên cạnh điều trị phẫu thuật.

Ðể chăm sóc tốt bệnh nhân và người nhà cần chú ý như sau:

- Khám lại ngay, kể cả trong đêm nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường như: đau ngày càng tăng, đau buốt, sưng nề, tê hay tím tái các đầu ngón của chi được bó bột…- Kê cao phần chi được bó bột để tránh phù nề.- Gồng cơ trong bột: khi được bó bột thì các cơ trong bột nếu không được vận động sẽ teo lại, gây ra rối loạn dinh dưỡng, xương chậm lành. Do đó phải gồng cơ trong bột thường xuyên và đúng cách.- Tập vận động các phần chi không bị bất động. Vận động giúp lưu thông máu, tránh bị cứng khớp.- Bột khô cứng sau khoảng thời gian 30-48 giờ, cho nên sau bó bột hai ngày mới có thể đi trên bột đối với bột ở chân. Bột sẽ bị vỡ nếu đi sớm hơn.- Khi bị dính nước bột sẽ bị hư và gây hôi nên sau khi bó phải giữ bột khô. Bao bằng bọc nylon khi vệ sinh, tắm rửa.- Bột có thể gây ngứa hay có khi bị côn trùng chui vào cắn… Không được dùng cây chọc vào để gãi, vì làm như vậy dễ gây nhiễm trùng da trong bột mà phải báo bác sĩ để được hướng dẫn.- Tái khám theo hẹn.

Nếu bạn đang thắc mắc bị gãy xương nên ăn gì, hãy cân nhắc việc bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Vitamin D rất cần thiết cho cơ thể để hấp thu canxi. Ở người lớn tuổi bị loãng xương, việc kết hợp bổ sung vitamin D và canxi hàng ngày giúp ngăn ngừa gãy xương và giòn xương.

Có 3 cách để hấp thu vitamin D, bao gồm qua da, từ thức ăn và từ viên uống vitamin và khoáng chất tổng hợp. Vitamin D được hình thành một cách tự nhiên bởi cơ thể sau khi phơi nắng. Phơi nắng trực tiếp 15 phút vài lần trong tuần là đủ để tạo được lượng vitamin D cần thiết. Ngoài ra, vitamin D có thể hấp thụ được từ thực phẩm như lòng đỏ trứng, cá biển, gan và sữa bổ sung vitamin D.

Thực phẩm có hàm lượng vitamin C cao

Vitamin C là một lựa chọn lý tưởng trong danh sách “Người bị gãy xương nên ăn gì?”. Vitamin C có tác dụng tích cực trong việc sản sinh collagen, một loại protein góp phần xây dựng cấu trúc xương. Không những vậy, đối với người bị gãy xương, collagen có tác dụng hỗ trợ các mô liên kết với sụn, hình thành các tế bào xương mới và giúp vết gãy xương mau lành. Một số nguồn thực phẩm giàu vitamin C như cam, dâu tây, kiwi, cà chua, ớt, bông cải xanh,…

Để hấp thụ tốt nhất hàm lượng vitamin từ thức ăn, bạn hãy lựa chọn nguyên liệu tươi hoặc đông lạnh, bởi vì các sản phẩm để lâu hoặc đã qua chế biến với nhiệt độ cao có thể làm mất lượng vitamin này.

Người bị gãy xương nên ăn gì? Thực phẩm giàu chất sắt

Sắt giúp cơ thể sản sinh collagen để xây dựng lại cấu trúc xương bằng cách đưa oxy đến nuôi dưỡng các tế bào và mô bị tổn thương. Bên cạnh đó, người bị gãy xương nên bổ sung sắt để kích thích quá trình sản sinh các tế bào hồng cầu khỏe mạnh cho cơ thể, giúp tình trạng vết thương nhanh chóng được cải thiện. Các nguồn thực phẩm giúp bổ sung sắt bao gồm thịt bò, huyết, gan, trứng, sữa, các loại rau có lá màu xanh đậm,…

Thực phẩm giàu kali

Kali không chỉ có vai trò quan trọng đối với chức năng của các tế bào thần kinh và cơ bắp, mà còn giúp trung hòa axit, hạn chế quá trình đào thải canxi ra khỏi cơ thể. Trong một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu kali có thể giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương bằng cách giảm lượng canxi mà cơ thể mất qua nước tiểu.

Hãy bổ sung đủ khoáng chất này vào chế độ ăn uống bằng những loại thực phẩm như chuối, nước cam, khoai tây, cà chua, các loại đậu, cá,…

Người bị gãy xương nên kiêng ăn gì và uống gì?

Ngoài quan tâm đến việc bị gãy xương nên ăn gì, tìm hiểu vấn đề “Gãy xương kiêng ăn gì và uống gì?” cũng rất cần thiết. Người bệnh nên tránh sử dụng một số loại thực phẩm dưới đây để không gây cản trở quá trình tái tạo xương mới.

Video liên quan

Chủ Đề