Sau khi tiêm vacxin bao lâu thì được uống thuốc

Có nên sử dụng đồng thời vắc xin và thuốc kháng sinh không?

Trả lời: Ngoài một số ngoại lệ thì không có chống chỉ định tiêm vắc xin khi đang dùng thuốc kháng sinh chống vi khuẩn. Tiêm kháng sinh không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch đối với vắc xin sống đã làm yếu đi trừ vắc xin thương hàn uống và không có ảnh hưởng đến vắc xin bất hoạt, vắc xin tái tổ hợp, vắc xin polysaccharide, và vắc xin giải độc tố. Thuốc kháng vi rút trong điều trị dự phòng bệnh cúm không ảnh hưởng đến vắc xin cúm bất hoạt. Tuy nhiên không nên tiêm vắc xin cúm sống giảm độc lực trong vòng 48 giờ sử dụng thuốc kháng vi rút. Thuốc kháng vi rút herpes có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin zoster và vắc xin thủy đậu sống. Phải dừng sử dụng thuốc này ít nhất 24 giờ trước khi tiêm vắc xin sống zoster hoặc thủy đậu. Không có bằng chứng về ảnh hưởng của các thuốc kháng vi rút đến vắc xin rota và vắc xin sở-quai bi-rubella.

Thành phần quan trọng trong cả vắc-xin Pfizer và Moderna là mRNA, dạy tế bào của quý vị biết cách tạo ra một loại protein từ vi-rút corona, cho phép nó nhận ra COVID-19 và bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm bệnh. Vắc-xin cũng chứa chất béo, muối và đường.

Thành phần quan trọng trong vắc-xin Johnson & Johnson là adenovirus 26, một loại vi-rút vô hại được sử dụng để cung cấp protein đột biến trên bề mặt của vi-rút corona đến các tế bào của chúng ta. Sau đó, các tế bào có thể nhận ra COVID-19 và bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm trùng. Vắc-xin Johnson & Johnson cũng chứa axit xitric và ethanol.

Vắc-xin không chứa: sản phẩm từ thịt lợn, trứng, mủ cao su, sản phẩm từ máu, tế bào vi-rút COVID-19, thủy ngân hoặc vi mạch. Vắc-xin không chứa mô bào thai.

Thành phần hoạt chất

  • RNA thông tin biến đổi nucleoside [modRNA] mã hóa glycoprotein tăng đột biến của SARS-CoV-2

Các chất béo

  • [4-hydroxybutyl] azanediyl] bis [hexan-6,1-diyl] bis [2- hexyldecanoat]
  • 2 - [[polyetylen glycol] -2000] -N, N-ditetradecylacetamit
  • 1,2-distearoylsnglycero-3-phosphocholine
  • cholesterol

Thành phần bổ sung [muối, đường, chất đệm]

  • potassium chloride
  • monobasic potassium phosphate
  • sodium chloride
  • dibasic sodium phosphate dihydrate
  • đường sucrose

Thành phần hoạt chất

  • RNA thông tin biến đổi nucleoside [modRNA] mã hóa glycoprotein tăng đột biến của SARS-CoV-2

Các chất béo

  • polyethylene glycol [PEG] 2000 dimyristoyl glycerol [DMG]
  • SM-102
  • 1,2-distearoyl-snglycero-3-phosphocholine
  • cholesterol

Thành phần bổ sung [muối, đường, chất đệm]

  • tromethamine
  • tromethamine hydrochloride
  • acetic acid
  • sodium acetate
  • đường sucrose

Thành phần hoạt chất

  • adenovirus loại 26 tái tổ hợp, không có khả năng sao chép biểu hiện protein đột biến SARS-CoV-2

Thành phần không hoạt động

  • citric acid monohydrate
  • trisodium citrate dihydrate
  • ethanol
  • 2-hydroxypropyl-β-cyclodextrin [HBCD]
  • polysorbate-80
  • sodium chloride

Giữa tình hình đại dịch Covid-19 đang hoành hành, rất nhiều nội dung liên quan được đăng tải nhằm cập nhật thông tin cho mọi người nắm bắt. Tuy nhiên, vẫn có nhiều câu hỏi về vấn đề tiêm vắc xin, chẳng hạn như “sau tiêm phòng Covid có được uống kháng sinh không”. Vì vậy, bài viết này sẽ đề cập đến những thông tin nhằm giúp giải đáp thắc mắc trên.

1. Tại sao vắc xin Covid-19 lại có thể phòng được bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra?

Đầu tiên chúng ta nói đến hệ miễn dịch của cơ thể trước, khi một người bị nhiễm bệnh, virus SARS-CoV-2 sẽ đi vào bên trong của cơ thể, sinh sôi và ảnh hưởng đến các cơ quan. Nhờ vào hệ thống miễn dịch, cơ thể sử dụng một vài công cụ để chống lại tác nhân lây nhiễm này:

  • Đại thực bào: có nhiệm vụ bắt nuốt [vi khuẩn, virus,…], tiêu hóa các mầm bệnh và để lại một phần của tác nhân gây bệnh được gọi là kháng nguyên. Sau đó đại thực bào sẽ trình diện kháng nguyên này cho các tế bào lympho T hoặc B.

  • Tế bào tua gai: lúc đầu các tế bào tua gai chỉ có nhiệm vụ thực bào nhưng sau đó chúng cũng có thể tham gia vào chức năng trình diện kháng nguyên.

  • Tế bào lympho B: ban đầu chúng ngủ yên trong các mô bạch huyết, sau khi được đại thực bào hay tế bào tua gai giới thiệu kháng nguyên. Các Tế bào lympho B được hoạt hóa và bắt đầu quá trình phân chia và sản xuất kháng thể để tấn công và giết chết tác nhân gây bệnh.

  • Tế bào lympho T: không giống như Tế bào B, các tế bào trình diện kháng nguyên cho tế bào T qua MHC [phức hợp hòa hợp mô chính] thì tế bào lympho T mới hoạt hóa và giết chết mầm bệnh.

Sau quá trình chiến đấu thì cả tế bào lympho T và B sẽ chết, để lại một vài tế bào và chúng được gọi là “tế bào nhớ”. Nếu có yếu tố gây bệnh tương tự xâm nhập vào cơ thể, ngay lập tức các tế bào này sẽ nhận diện ra yếu tố gây bệnh và bắt đầu quá trình nhân lên tế bào và tiêu diệt mầm bệnh nhanh hơn lúc ban đầu. Và vẫn còn nhiều yếu tố khác tham gia vào quá trình này. Vì thế, đây chỉ là ví dụ minh họa để mọi người hiểu vắc xin Covid-19 khi tiêm vào thì hệ miễn dịch của cơ thể có cách thức hoạt động cơ bản tương tự như trên.

Hệ thống miễn dịch cố gắng chống lại tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể

2. Vắc xin Covid-19 được sản xuất như thế nào?

Hiện vắc xin Covid-19 được nghiên cứu sản xuất dựa trên 3 nền tảng sau:

Vắc xin bất hoạt [giảm độc lực]:

Công nghệ này dùng những con virus đã bất hoạt hoặc giảm độc lực bằng hóa chất để sản xuất vắc xin. Khi tiêm loại vắc xin này vào cơ thể, lượng kháng nguyên không có khả năng nhân lên, nên nó chỉ có thể tạo ra kháng thể dịch thể chứ không thể sinh ra kháng thể nội tế bào. Đây là cách sản xuất ra vắc xin truyền thống và không mang lại hiệu quả cao.

Về mặt huấn luyện, nó dùng chính virus đó nên hình thái sẽ chính xác hơn, cơ thể cũng sẽ có quá trình tập luyện bất hoạt chính xác hơn so với vắc xin vecto hoặc vắc xin protein tái tổ hợp.

Vắc xin mRNA [ARN thông tin]:

Dùng nhân của virus ARN để sản xuất ra vắc xin. Sau khi đi vào trong tế bào, một ribosome sẽ đọc mã mARN và dịch mã tạo thành “protein gai” của virus SARS-CoV-2. Các protein gai này sau khi được sinh ra sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch và ra các kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2.

Vắc xin véc tơ hoặc tái tổ hợp:

Sử dụng protein gai của virus SARS-CoV-2 gắn lên thân của virus cúm Adeno. Virus Adeno có hoạt lực yếu hơn SARS-CoV-2 nên không gây nguy hiểm. Nhưng khi được gắn gai của virus SARS-CoV-2 thì hình thái bên ngoài lại giống với virus gây ra Covid-19 nên chúng được sử dụng để cơ thể làm quen và tạo ra kháng thể.

Tuy nhiên, công nghệ này có nhược điểm là không thể gắn đầy đủ hay chính xác số protein gai lên virus Adeno, mà chỉ có thể gắn ở một số gai nhất định và cũng chỉ giống virus SARS-CoV-2 ở một mức độ nào đó. Vì thế sẽ làm giảm hiệu quả bảo vệ trong việc tập luyện giúp cơ thể nhận diện và vô hiệu hóa virus.

Hình dạng của virus Adeno khi chưa gắn gai của SARS-CoV-2

3. Sau tiêm phòng Covid có được uống kháng sinh không?

Hiện nay, Bộ Y Tế đã đưa ra những khuyến cáo và chỉ dẫn cụ thể những điều nên làm và không nên làm trước và sau khi tiêm vắc xin Covid-19 để mọi người biết và thực hiện theo. Tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra. Tuy nhiên, vấn đề sau tiêm phòng Covid có được uống kháng sinh không vẫn là câu hỏi được nhiều người đề cập đến.

Trong chỉ định của tiêm vắc xin Covid-19 chưa có đề cập tới những ảnh hưởng liên quan làm giảm khả năng sinh miễn dịch của cơ thể, hay gây bất cứ những rủi ro nào sau khi tiêm. Vì vậy, mọi người có thể dùng kháng sinh để điều trị bệnh lý nào đó hoặc vẫn tiếp tục dùng kháng sinh nếu đang trong quá trình điều trị, nhưng phải tuân theo những chỉ định và hướng dẫn được kê trong đơn của bác sĩ.

Khi đi tiêm vắc xin điều bắt buộc là phải khai báo tình hình sức khỏe hiện tại, toàn bộ tiền sử bệnh, loại thuốc đã và đang dùng để nhân viên y tế hoặc cán bộ y tế biết và đưa ra những tư vấn phù hợp. Nếu đang mắc những bệnh mạn tính hoặc cấp tính mà đang diễn biến nặng thì hãy hoãn việc tiêm vắc xin Covid-19. Tập trung điều trị bệnh lý hiện tại đang mắc phải cho đến khi nào tình hình sức khỏe ổn định thì có thể đăng ký tiêm vắc xin Covid-19.

Thực hiện tốt quy định 5K phòng chống dịch do Nhà nước đề ra

Qua những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ có thể đã giải đáp được một phần cho câu hỏi: “sau tiêm phòng Covid có được uống kháng sinh không”. Sau khi tiêm bạn hoàn toàn có thể uống thuốc kháng sinh nhưng phải có sự hướng dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế, không được tự ý sử dụng thuốc để tránh các hậu quả không mong muốn có thể xảy ra. Dù đã hoàn thành hết cả 2 mũi tiêm nhưng vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quy định phòng chống dịch mà Nhà nước đề ra.

Video liên quan

Chủ Đề