Gãy xương đòn bao lâu di xe máy khi chữa bảo tồn

 

Gãy xương quai xanh [xương đòn] là một chấn thương thường gặp nhất ở vùng vai, gãy xương quai xanh có thể điều trị bằng phương pháp bảo tồn hoặc phẫu thuật.

 

Cơ thể gồm có hai xương quai xanh [còn gọi là xương đòn] nằm dưới vai và đối diện nhau qua ức. Ở mỗi xương, một đầu xương khớp với ức qua khớp tròn, đầu còn lại khớp với xương bả vai qua khớp cùng đòn giúp kết nối cánh tay với cơ thể.


Gãy xương đòn ở trẻ sơ sinh là một biến chứng xảy ra khi sinh em bé, và làm cho gia đình của trẻ khá lo lắng. Loại gãy này sẽ tự lành sau khoảng 2 tuần, hầu như không có di chứng.


Một số tác giả tổng kết số liệu cho thấy tỉ lệ gãy xương đòn sơ sinh chiếm 0,2% đến 3,5% tổng số ca sinh [1], và chiếm khoảng 0,05% ca sinh mổ [2]. Tác giả Ahn ES [3] quan sát trong 10 năm tại Nhật Bản, cho biết gãy xương đòn chiếm 0,41% trên tổng các ca sinh sống, và liệt đám rối cánh tay chiếm 1,6% trên tổng các ca gãy xương đòn sơ sinh.


Gãy xương đòn ở sơ sinh thường gặp trong các cuộc sinh khó, là một biến chứng không thể ngừa trước được. Các trẻ sơ sinh dễ bị gãy xương đòn khi:


– Cân nặng lúc sinh ≥4000 gam


– Sinh vai khó khi sinh ngã âm đạo


– Đường âm đạo hẹp so với kích thước bé


– Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ khi sinh


Nên nghi ngờ gãy xương đòn nếu trẻ có một trong các yếu tố nguy cơ kể trên, hoặc khi trẻ có một vài triệu chứng như:


– Quấy khóc nhiều khi vận động tay bên xương gãy


– Vai bên xương gãy có thể thấp hơn bên đối diện


– Có thể vùng da xương đòn gãy có bầm hoặc sưng nhẹ [hiếm gặp]


– Trường hợp gãy xương đòn có kèm liệt đám rối thần kinh cánh tay thì trẻ sẽ không cử động tay bên tổn thương


Trong các tình huống nghi ngờ, bác sĩ khám vùng xương đòn 2 bên có thể phát hiện dấu hiệu gãy xương. Do sơ sinh không nhạy với cảm giác đau như người lớn, đa số các trường hợp gãy xương đòn ở sơ sinh được phát hiện tình cờ khi trẻ được chụp X quang ngực thẳng vì lý do khác. Điều này cũng nói lên tình trạng gãy xương đòn ở sơ sinh rất lành tính.


Đối với trẻ sơ sinh, việc điều trị nẹp vít cố định khi gãy xương đòn là không cần thiết. Xương gãy sẽ tự lành sau thời gian cố định trong 10 -14 ngày.


Gãy xương quai xanh là tai nạn thường gặp nhất ở vùng vai, tỉ lệ gãy xương quai xanh chiếm tỉ lệ 35-43% gãy xương vùng vai và 4% gãy xương cả cơ thể. Nguyên nhân gãy chủ yếu là do té ngã, tai nạn giao thông, 80% cơ chế chấn thương là do bị tác động gián tiếp như khi ngã đập vai, chống tay, 20% là do tác động trực tiếp, thường gây gãy hở.


Trong thực tế thì tỉ lệ gãy xương quai xanh trái thường gặp hơn gãy xương quai xanh phải, do số người thuận bên phải nhiều hơn và bên không thuận có xu hướng yếu hơn nên dễ bị gãy hơn. Mặc khác, do ở Việt Nam người tham gia lưu thông phải chạy bên lề phải nên có xu hướng chống xe bằng chân trái. Nếu xảy ra tai nạn thì thường sẽ ngã về phía bên trái.


Xương quai xanh có thể gãy ở nhiều vị trí trong đó gãy vị trí 1/3 giữa là thường gặp và điển hình nhất, có thể gãy 1/3 trong hoặc 1/3 ngoài nhưng ít gặp. Gãy xương quai xanh có thể gãy đơn thuần hoặc khi gãy gây các tổn thương khác như tổn thương mạch máu, tổn thương màng phổi, tổn thương thần kinh,...


Gãy xương quai xanh thường không nguy hiểm vì xương quai xanh có màn xương dày và vị trí phía trên của lồng ngực là vùng được cung cấp máu dồi dào, do đó xương đòn rất dễ lành khi gãy. Dù nằm trên các dây thần kinh, mạch máu quan trọng nhưng khi xương quai xanh gãy và các đầu xương bị di lệch vẫn ít khi ảnh hưởng đến các bộ phận này.


Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp gãy xương phức tạp, các mảnh xương có thể đâm vào các bó thần kinh hoặc mạch máu dưới xương đòn gây chảy máu hoặc liệt tay, đầu xương gãy đâm vào đỉnh phổi gây tràn khí, tràn máu màng phổi làm suy hô hấp có thể đe dọa tính mạng, những người bị gãy hai xương quai xanh cùng lúc sẽ bị khó thở do khi thở xương quai xanh cử động gây đau.


  Các phương pháp điều trị gãy xương đòn

 

Điều trị gãy xương quai xanh [gãy xương đòn] có hai phương pháp chính là điều trị phẫu thuật và điều trị bảo tồn.


Đa số các trường hợp gãy xương quai xanh sẽ được điều trị bảo tồn. Có nhiều phương pháp điều trị bảo tồn như:



  •  

    Bó bột nhằm điều chỉnh vai giúp cố định xương.


  •  

    Phương pháp Rieunau: Bệnh nhân kê gối dưới vai, nằm ngửa liên tục trong hai tuần, nơi xương gãy được băng chéo bằng hai đoạn băng dính bản lớn. Sau hai tuần bệnh nhân ngồi dậy băng treo tay và bắt đầu tập khớp vai.


  •  

    Băng số 8: Dùng băng thun bản rộng 10-12 cm bắt chéo hình số 8 sau lưng bệnh nhân trong 4- 8 tuần. Đây là phương pháp điều trị bảo tồn được lựa chọn nhiều nhất vì mang đai vải thun sẽ nhẹ nhàng, dễ chịu hơn cho bệnh nhân.


  •  

Điều trị bảo tồn cũng thường được chỉ định với các bệnh nhân cao tuổi, do người cao tuổi thường mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, đái tháo đường,... đồng thời có tình trạng loãng xương, xương bị mỏng, giòn, xốp không đảm bảo cho cuộc mổ.


Ngoài ra, điều trị bảo tồn còn được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân không muốn phẫu thuật, không muốn nằm viện, không muốn sẹo do mổ,...Việc lành xương của điều trị bảo tồn thường không đạt được hình dạng tuyệt đối như ban đầu, thường xuất hiện những can lệch, xù lên làm cho vai ngắn lại, xương đòn bị nhô lên gây mất thẩm mỹ cho bệnh nhân.


Trong quá trình điều trị bảo tồn, phần xương gãy có thể bị nhô cao gây tình trạng loét da, đâm thủng ra ngoài. gay xuong don may ngay chay xe duoc ngăn ngừa các biến chứng khi điều trị bảo tồn, bệnh nhân nên tái khám thường xuyên để bác sĩ kiểm tra, đánh giá các nguy cơ qua kết quả chụp phim X-quang, nếu có khả năng xuất hiện các biến chứng bệnh nhân sẽ được chỉ định mổ.


Điều trị gãy xương quai xanh [xương đòn] bằng phẫu thuật được áp dụng trong các trường hợp sau đây:



  •  

    Gãy xương đòn có biến chứng làm tổn thương thần kinh, mạch máu, làm thủng màng phổi.


  •  

    Các trường hợp gãy kín đang điều trị bảo tồn nếu xuất hiện mảnh gãy thứ ba làm chọc thủng da hoặc màng phổi cũng sẽ được chỉ định mổ.


  •  

    Các trường hợp gãy hở cần phẫu thuật để cắt lọc vết thương, kết hợp xương lại.


  •  

    Bệnh nhân muốn phẫu thuật để xương lành đẹp, không có hiện tượng tạo cục u lồi gây mất thẩm mỹ có thể gặp khi điều trị bảo tồn.


  •  

So với điều trị bảo tồn, phẫu thuật sẽ giúp nắn chỉnh xương tốt hơn, tuy nhiên phẫu thuật sẽ tốn chi phí cao hơn, sẽ để lại vết sẹo do mổ và bệnh nhân sẽ phải thực hiện cuộc mổ thứ hai để lấy dụng cụ y tế ra. Các dụng cụ y tế được sử dụng để kết hợp xương đòn hiện nay là đinh nội tủy có răng vặn hoặc nẹp vít [sử dụng nẹp và bắt vít vào].


  Té xe máy gẫy xương đòn sau bao lâu mới chạy garb được

Cần mất nhiều thời gian để xương hồi phục sau gãy, thời gian liền xương sinh lý thường là từ 3 đến 6 tháng


 

Trong điều trị bảo tồn, bệnh nhân sẽ mang đai trong 4-8 tuần, trong thời gian này xương sẽ có can xương. Nếu mổ bệnh nhân được được vận động sớm hơn, tuy nhiên trong quá trình phẫu thuật, can xương bị ảnh hưởng bởi quá trình bóc tách, kết hợp xương, do đó, can xương được hình thành chậm hơn phương pháp bảo tồn.


Cần mất nhiều thời gian để xương hồi phục sau gãy, thời gian liền xương sinh lý thường là từ 3 đến 6 tháng. Trong thời gian đó, bệnh nhân phải hạn chế cầm, xách các vật nặng vì khi xách các vật nặng vai sẽ bị kéo xuống, chỗ gãy dễ bị di chuyển.


Bệnh nhân điều trị bằng phẫu thuật thường mong muốn lao động hoặc chạy xe máy sớm vì các dụng cụ y tế được cố định trong xương không gây đau nhức và vướng víu, tuy nhiên các hoạt động này không hề tốt cho bệnh nhân, cử động khi xương chưa lành có thể làm lỏng và tuột vít ra, cuộc mổ thất bại và phải thực hiện lại. Bệnh nhân nên bắt đầu vận động trễ, khoảng 2-3 tháng sau phẫu thuật khi có dấu hiệu của can xương.


Bệnh nhân bị gãy xương quai xanh không cần bắt buộc tập vật lý trị liệu do ít để lại di chứng, tuy nhiên cần tập khớp vai để tránh cứng khớp do không cử động lâu ngày. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, giàu canxi và vitamin D để quá trình liền xương được diễn ra nhanh hơn. Bệnh nhân nên tái khám đúng lịch để bác sĩ theo dõi quá trình liền xương, phát hiện và điều trị kịp thời nếu có các biến chứng.


Bệnh viện Đa khoa Quốc tế TBD là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.


Gãy xương đòn [gãy xương quai xanh] là một trong những chấn thương thường gặp nhất do nguyên nhân tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt và thể thao. Gãy xương đòn nếu được điều trị sớm và đúng cách có thể lành rất nhanh và không để lại biến chứng. Có hai phương pháp điều trị phổ biến khi gãy xương đòn đó là điều trị bảo tồn và phẫu thuật. 

Gãy xương đòn [gãy xương quai xanh] là tổn thương mất liên tục tại xương đòn sau một tai nạn thể thao, sinh hoạt hoặc tai nạn giao thông.

Xương đòn hay xương quai xanh là một xương nằm dài nằm ngay dưới da vùng vai, nối giữa xương ức và hệ thống đai vai – cánh tay, có tác dụng như một thanh chống, giằng giữa thân mình và khớp vai, cho phép khớp vai hoạt động với cường độ tối ưu. Xương đòn cũng có chức năng bảo vệ các cấu trúc quan trọng phía dưới như bó mạch dưới đòn, đám rối cánh tay, phổi,…

Gãy xương đòn chiếm khoảng 2,6% trong tất cả các trường hợp gãy xương. Đối tượng có nguy cơ cao gãy xương đòn là trẻ em và người trẻ tuổi, những người thường xuyên có các hoạt động mạnh với cường độ cao.

Tại Việt Nam, tỉ lệ gãy xương đòn trái có xu hướng cao hơn so với gãy xương đòn phải. Điều này có thể lý giải là người tham gia lưu thông bằng xe máy, xe đạp  phải chạy bên lề phải nên có xu hướng chống xe bằng chân trái và khi xảy ra tai nạn thì thường sẽ ngã về phía bên trái.

Xương đòn [xương quai xanh] khi gãy thường không quá nguy hiểm và tương đối nhanh lành vì xương đòn có màng xương dày và nằm tại vị trí lồng ngực là nơi được cung cấp nguồn máu dồi dào, do đó xương đòn rất dễ liền.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp phức tạp hơn do chấn thương mạnh hoặc tai nạn nghiệm trọng, các mảnh xương gãy ra có thể đâm vào các bó thần kinh hoặc mạch máu quan trọng dưới xương đòn, đám rối cánh tay hay đâm vào đỉnh phổi gây tràn khí hoặc tràn máu màng phổi có thể đe dọa tới tính mạng.

Cấu tạo và vị trí của xương đòn [xương quai xanh]

Phân loại gãy xương đòn

Phân loại gãy xương đòn theo Allman được sử dụng phổ biến nhất dựa theo vị trí gãy trên xương đòn:

  • Nhóm 1: Gãy thân xương đòn.
  • Nhóm 2: Gãy đầu ngoài xương đòn.
  • Nhóm 3: Gãy đầu trong xương đòn.

Theo đó, có tới gần 70% các trường hợp gãy tại thân xương đòn, gần 30% gãy tại đầu ngoài xương đòn và khoảng 2-3% gãy tại đầu trong xương đòn. Trong đó, gãy đầu trong xương đòn tuy hiếm gặp nhất nhưng lại mang tới những biến chứng nghiêm trọng do đầu gãy dễ chọc vào các cấu trúc trong trung thất và bó mạch dưới đòn và đám rối cánh tay, dẫn tới nguy cơ liệt cánh tay nếu không được phẫu thuật.

Hầu hết các trường hợp gãy xương đòn là do ngã chống tay, phần vai va chạm mạnh trực tiếp gây gãy hoặc gián tiếp gãy trong tư thế duỗi khuỷu, dạng vai. Tai nạn giao thông, hay lao động, chấn thương thể thao là các nguyên nhân hàng đầu gây gãy xương đòn. Gãy xương đòn tương đối phổ biến trong những môn thể thao dễ va chạm mạnh như bóng đá, đua xe đạp, trượt ván, bóng rổ, bóng bầu dục…

Ngoài ra, một lực tác động nhẹ cũng có thể gây gãy xương trong các trường hợp gãy xương bệnh lý do u xương hoặc gãy xương mỏi ít gặp, có thể bỏ sót.

Xương đòn không thực sự cứng và chắc cho tới khi trưởng thành, chính bởi lý do đó mà trẻ em là đối tượng phổ biến trong các trường hợp gãy xương đòn. Trẻ em thường rất hiếu động và dễ bị ngã, va đập trong quá trình hoạt động, vui chơi nên các tai nạn dẫn tới gãy xương có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Tỷ lệ gãy xương đòn [xương quai xanh] giảm xuống ở tuổi trưởng thành nhưng lại bắt đầu tăng lại ở người cao tuổi do mật độ xương giảm dần theo thời gian.

Một trường hợp hiếm gặp khác là gãy xương đòn ở trẻ sơ sinh, do trong quá trình sinh nở gặp khó khăn do các bất lợi về ngôi thai khiến trẻ bị chèn ép gây ra gãy xương đòn.

Sau một tai nạn hay một chấn thương, người bệnh sẽ cảm thấy đột ngột xuất hiện những triệu chứng sau đây và các mức độ của các dấu hiệu có thể tăng lên sau một vài ngày:

  • Đau khu trú tại vùng vai sau tai nạn, các cơn đau vai tăng lên khi vận động
  • Sưng phồng tại vùng vai, hõm xương vai
  • Bầm tím vùng vai
  • Cảm giác cứng nhắc, khó khăn để vận động vai
  • Có tiếng rắc, cọ xương khi bạn cố vận động vai
  • Có thể nhìn thấy đầu xương đòn di lệch đẩy lồi ra da.
  • Trẻ không vận động cánh tay sau sinh có thể là dấu hiệu gãy xương đòn sơ sinh .

Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu trên, hãy đến gặp bác sĩ tại các cơ sở Y tế uy tín để chẩn đoán và điều trị sớm. Việc trì hoãn hay tự chẩn đoán và điều trị sai cách có thể để lại các di chứng nghiêm trọng. Nguy hiểm hơn, nếu gãy xương đòn kèm biến chứng mà không được phát hiện sớm có thể để lại các biến chứng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới tính mạng.

Đau tại vùng vai đặc biệt tăng lên khi vận động là một dấu hiệu của gãy xương đòn

Việc chẩn đoán gãy xương đòn [xương quai xanh] được các bác sĩ thực hiện dựa trên các triệu chứng lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng khác trước khi đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho người bệnh dựa trên mức độ chấn thương và thể trạng của người bệnh:

  • Bác sĩ sẽ khai thác lại về hoàn cảnh, cơ chế chấn thương, hỏi bạn mô tả lại cơn đau, yêu cầu bạn thực hiện một số động tác của khớp vai, có thể thăm khám trực tiếp để tìm ra điểm gãy.

  • Thăm khám toàn diện các cơ quan bộ phận khác, đặc biệt trong các trường hợp chấn thương với lực tác động mạnh như tai nạn giao thông là rất quan trọng. Các biến chứng khác có thể xảy ra bao gồm gãy xương bả vai, gãy xương sườn, tràn máu màng phổi, tràn khí màng phổi và chấn thương đám rối thần kinh cánh tay.

  • Việc chỉ định chụp chiếu phim X-quang để khẳng định chẩn đoán là không thể thiếu trong các trường hợp nghi ngờ gãy xương đòn [xương quai xanh]. Thông thường, 1 phim Xquang xương đòn thẳng là đủ để chẩn đoán hầu hết các trường hợp gãy xương đòn. Trong trường hợp cần thiết, một số tư thế chụp phim X-quang khác sẽ được chỉ định như X-quang khớp vai tư thế nghiêng, chếch.

  • Chụp cắt lớp vi tính [chụp CT] thường được chỉ định trong các trường hợp gãy đầu trong xương đòn khó đánh giá trên phim X-quang hoặc gãy xương đòn kèm theo các biến chứng nguy hiểm khác như đã nêu ở trên.

Phần lớn các trường hợp gãy xương đòn được chỉ định điều trị bảo tồn, không phẫu thuật. Hầu hết bệnh nhân đều đạt được kết quả tốt khi điều trị bảo tồn với loại gãy ⅓ giữa xương đòn không hoặc ít di lệch.

Mục tiêu của điều trị bảo tồn kiểm soát cơn đau và giảm vận động tại vai và vị trí gãy xương cho đến khi liền xương vững trên lâm sàng và X-quang. Chườm lạnh càng sớm càng tốt trong 3 ngày đầu tiên giúp kiểm soát cả đau và sưng. Các thuốc giảm đau thông thường như paracetamol hoặc giảm đau chống viêm NSAID được bác sĩ chỉ định phù hợp trong từng mức độ đau của bệnh nhân. Các biện pháp bất động vai bao gồm:

  • Túi treo tay: giúp bệnh nhân thoải mái hơn, tuy nhiên có thể khiến bệnh nhân đau mỏi, hạn chế vận động cánh tay gây tình trạng cứng khuỷu nếu không duy trì phục hồi chức năng tích cực. Do đó, túi treo tay nên được chỉ định ở các bệnh nhân gãy ⅓ giữa xương ít hoặc không di lệch, cần khuyến khích bệnh nhân tập luyện khuỷu, cổ bàn tay hằng ngày để duy trì tầm vận động.

  • Đai bất động vai số 8: giúp khuỷu tay và bàn tay hoạt động được tự do tránh cứng khuỷu tay và có khả năng khắc phục tình trạng di lệch chồng ngắn xương. Tuy nhiên đai phải được thường xuyên điều chỉnh để giữ chặt và duy trì vai ở tư thế thẳng, ưỡn ngực. Bệnh nhân thường than phiền khó chịu về điều này. Đai bất động số 8 nên được chỉ định ở các bệnh nhân gãy hoàn toàn di lệch chồng ngắn mà từ chối phẫu thuật, điều này giúp điều chỉnh và ngăn ngừa di lệch chồng.

Nhược điểm chung của phương pháp điều trị bảo tồn là thời gian chờ đợi lâu, thời gian bất động cần từ 4-6 tuần, ảnh hưởng đến tâm lý và nhu cầu vận động sớm của bệnh nhân.

    Các chỉ định phẫu thuật gãy xương đòn bao gồm:

  • Gãy xương đòn di lệch hoàn toàn: Một nghiên cứu tổng hợp cho thấy có tới 15% các trường hợp gãy xương đòn di lệch hoàn toàn không liền nếu điều trị bảo tồn.
  • Gãy xương đòn có đầu gãy di lệch ngay sát dưới da, có nguy cơ chọc thủng da: thường gặp ở gãy đầu ngoài xương đòn.
  • Gãy di lệch chồng ngắn > 2 cm
  • Gãy phức tạp với mảnh gãy di lệch xoay ngang
  • Chèn ép bó mạch, đám rối thần kinh [hiếm gặp].
  • Gãy đầu trong xương đòn với mảnh gãy di lệch chèn ép cấu trúc trung thất.
  • Gãy nhiều xương: mổ để phục hồi chức năng sớm.
  • Gãy xương hở
  • Gãy xương đòn có phần cơ kẹt vào ổ gãy.
  • Bệnh nhân có nhu cầu phẫu thuật để quay trở lại vận động sinh hoạt sớm.
  • Không liền xương có triệu chứng sau điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật.

Lợi ích rõ ràng nhất của phẫu thuật là giúp người bệnh có thể nhanh chóng khôi phục vận động vai, trở lại sinh hoạt hằng ngày sớm nhất.

Trước khi điều trị, bác sĩ sẽ cân nhắc lợi ích và nguy cơ giữa 2 hướng điều trị phẫu thuật và bảo tồn để có phương án phù hợp nhất với trường hợp của bạn.

Tại bệnh viện đa khoa Tâm Anh, với các ca mổ kết hợp xương, các bác sĩ sẽ đưa vào ứng dụng công nghệ dựng hình 3D bằng robot Artis Pheno ngay trong mổ, toàn bộ ổ gãy được đánh giá đầy đủ, và can thiệp tối thiểu nhưng vẫn giúp tăng độ chính xác kết hợp xương ổ gãy, tạo điều kiện tối đa liền xương, giúp người bệnh nhanh chóng quay trở lại cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

Điều trị gãy xương đòn bằng cách sử dụng đai bất động

Biến chứng ở bệnh nhân gãy xương đòn có thể do tác động của vị trí gãy xương với các tổ chức thần kinh và phần mềm xung quanh hoặc cũng có thể do phương pháp điều trị không đúng hay quá trình phục hồi sai nguyên tắc. Các biến chứng thường gặp của gãy xương đòn như:

  • Tổn thương bó mạch dưới đòn, đám rối thần kinh cánh tay
  • Tràn máu, tràn khí màng phổi
  • Không liền xương: được xác định trên lâm sàng và X-quang sau khoảng 4 – 6 tháng
  • Can lệch: là tình trạng liền xương nhưng ở vị trí không phù hợp về giải phẫu
  • Viêm thoái hóa khớp cùng vai đòn hoặc khớp ức đòn [trong các trường hợp gãy đầu trong hoặc đầu ngoài xương đòn]
  • Các biến chứng liên quan đến phẫu thuật [nhiễm trùng, viêm da kích ứng, gãy dụng cụ kết hợp xương,…]

Ngay sau khi bắt đầu điều trị bảo tồn bằng đai, túi treo tay hoặc ngay sau phẫu thuật, bệnh nhân được khuyến khích vận động khuỷu, cổ, bàn tay nhưng nên tránh các hoạt động gắng sức.

Các bài tập bắt đầu bằng vận động thụ động, tăng dần lên chủ động và có kháng trở. Bệnh nhân thực hiện bài tập con lắc theo Codman: Cúi gập người khoảng 90 độ, tay lành tì lên bàn, tay tổn thương để thõng tự do đu đưa như con lắc. Mức độ hoạt động cụ thể nên được cân nhắc và được tư vấn từ các bác sĩ phẫu thuật và các chuyên gia phục hồi chức năng. Bệnh nhân nên được tái khám 1 tuần/1 lần trong 2 tuần đầu và 2 tuần/ 1 lần trong 4 tuần tiếp theo hoặc cho đến khi hết đau, chức năng vai đạt yêu cầu. Thăm khám thường xuyên và điều chỉnh tập luyện là chìa khóa để đạt được kết quả tốt nhất.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên đặc biệt lưu ý tới chế độ dinh dưỡng để có thể mau chóng bình phục. Thực đơn đầy đủ dinh dưỡng, giàu canxi và vitamin D như các chế phẩm từ sữa, hải sản, các loại hạt… sẽ giúp quá trình liền xương được diễn ra nhanh hơn.

Để phòng ngừa chấn thương gãy xương đòn, trong sinh hoạt thường ngày bạn cần lưu ý:

  • Trang bị bảo hộ lao động đầy đủ, đúng cách phòng tránh tai nạn lao động.
  • Chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông, tham gia giao thông an toàn
  • Khởi động kĩ trước khi chơi các môn thể dục, thể thao
  • Chơi thể thao với tinh thần lành mạnh, tôn trọng đối thủ, tránh gây chấn thương cho đối thủ.
  • Tìm hiểu cách sơ cứu tại chỗ cơ bản các trường hợp chấn thương.

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS Trần Anh Vũ; TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Nơi đây trở thành địa chỉ khám và điều trị các chấn thương trong thể thao được nhiều vận động viên, người chơi thể thao không chuyên lựa chọn.

Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và phẫu thuật điều trị thành công các bệnh lý về cơ xương khớp… 

BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật. 

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Gãy xương đòn sẽ không để lại biến chứng nghiêm trọng nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngoài ra, bạn nên trang bị cho mình đầy đủ kiến thức sơ cứu cơ bản khi bị chấn thương và chọn cho mình phòng khám uy tín để chắc chắn vết thương được phục hồi tốt nhất.

Video liên quan

Chủ Đề