Vì sao cóc kêu thì trời mưa

Trang Chủ Diễn Đàn > D - THƯ GIÃN & GIẢI TRÍ > Kiến Thức Hay > Cuộc Sống >

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“Mưa đến rồi, lẹt đẹt… lẹt đẹt… mưa giáo đầu. Những giọt nước lăn xuống mái phên nứa: mưa thực rồi. Mưa ù xuống khiến cho mọi người không tưởng được là mưa lại kéo đến chóng thế. Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ bao nhieu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống,lao xuống, tách, bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy. Con gà sống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa. Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng ngai ngái, cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa rào rào trên nền gạch. Mưa đồm độp trên phên nứa, đập bùng bùng vào lòng lá chuối. Tiếng giọt tranh đổ ồ ồ…” 

1, đoạn văn trên có phải là đoạn văn miêu tả không? vì sao? 

2, Tác giả tả theo trình tự nào? 

3, Nhà văn đã quan sát tả cơn mưa rào bằng những giác quan nào? Nhờ đâu em biết cơn mưa ngày càng to?

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Mưa đến rồi, lẹt đẹt… lẹt đẹt… mưa giáo đầu. Những giọt nước lăn xuống mái phên nứa: mưa thực rồi. Mưa ù xuống khiến cho mọi người không tưởng được là mưa lại kéo đến chóng thế. Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ bao nhieu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống,lao xuống, tách, bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy. Con gà sống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa. Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng ngai ngái, cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa rào rào trên nền gạch. Mưa đồm độp trên phên nứa, đập bùng bùng vào lòng lá chuối. Tiếng giọt tranh đổ ồ ồ…” [ Theo Tô Hoài].

1, đoạn văn trên có phải là đoạn văn miêu tả không? vì sao? 

2, Tác giả tả theo trình tự nào? 

3, Nhà văn đã quan sát tả cơn mưa rào bằng những giác quan nào? Nhờ đâu em biết cơn mưa ngày càng to?

Con điền r, d hay gi vào những chỗ trống sau :

Mưa rồi, trời mưa to quá! ... ó ném rào rào từng vốc nước xuống mặt đường. ... ữa cảnh ấy, trên cây sấu ... à kia có hai con chim. Con chim bé ... un rẩy kêu:

- chíp! chíp!

Chim lớn ... ỗ dành:

- Ti ri... tri ri...

Vì sao ếch , nhái , cóc kêu lên thì trời đổ mưa.

Bài làm

Việc lý giải, những kinh nghiệm về hiện tượng tự nhiên là một trong những chủ đề, đề tài quen thuộc của ca dao, tục ngữ Việt Nam. Tất cả được hình thành từ việc quan sát những diễn biến, sự kiện lặp đi lặp lại trong tự nhiên để đúc kết thành bài học, để dự báo về hiện tượng tự nhiên mà đặc biệt là thời tiết. “Cóc nghiến răng đang nắng thì mưa” chính là một trong số đó.

Chắc hẳn chúng ta đều đã từng nghe câu chuyện cổ tích Cóc kiện trời. Câu chuyện giải thích một hiện tượng thiên nhiên rằng sau khi cóc nghiến răng thì trời mưa. Đó là chuyện kể về thưở trước tại một vùng hạn hán kéo dài, các loài vật không thể chịu được khô hạn nên đã cùng nhau lên trời để kiện cáo mà dẫn đầu là cóc. Trước sự vô trách nhiệm của nhà Trời và sự chèn ép khi sai lính ra bắt và trừng trị thì cóc cùng những người bạn đã xử lý hết. Náo loạn đến tận Ngọc Hoàng và ông ta đã phải xin giảng hòa nói rằng mình với cóc vốn là họ hàng thân thiết sau này nếu muốn mưa thì không cần lên trên này nữa mà chỉ cần nghiến răng là được. Cho nên mới có câu:

“Con cóc là cậu ông Trời

Ai mà đánh nó ông trời đánh cho.”

Giải thích câu tục ngữ: “Cóc nghiến răng đang nắng thì mưa”.

Đó vốn là câu chuyện cổ thích do nhân dân ta sáng tạo nên vậy thực hư chuyện cóc nghiến răng thì liên quan đến gì đến trời mưa thì chúng ta phải dùng khoa học để lý giải. Theo như sinh học thì cóc, ếch, nhái là loài lưỡng cư, hô hấp bằng da nên đặc biệt nhạy cảm với không khí tiếp xúc với da của nó. Khi trời nắng, độ ẩm không khí thấp chúng thường nấp vào những nơi mát mẻ để tránh nắng. Còn khi không khí có độ ẩm cao, có xu hướng tăng lên theo tự nhiên thì tức là độ ẩm gần đạt đến lượng cần thiết để tạo ra mưa thì loài cóc sẽ nhảy ra ngoài để gọi bầy đàn, chuẩn bị cho việc kiếm mồi cũng như sinh sản. Và từ đó hình thành nên mối quan hệ giữa tiếng kêu của cóc với trời mưa. Đặc biệt vào mùa mưa ở những vùng nông thôn thì những tiếng kêu của ếch nhái, và tiếng cóc nghiến răng không hề xa lạ với chúng ta. Khi chúng kêu nhiều tức là sắp mưa và sắp bắt đầu mùa mưa sau thời gian khô hạn, và đó cũng là thời điểm phấn khích của loài động vật lưỡng cư này. Chúng kêu còn để gọi nhau, để tìm kiếm bạn tình bước vào thời kì sinh sản.

Xem thêm:  Giải thích câu thành ngữ: “ Ếch ngồi đáy giếng”[ Dàn bài]

Cũng mang ý nghĩa giống với nhiều câu dự báo thời tiết khác, thì câu tục ngữ “Cóc nghiến răng đang nắng thì mưa” cũng vậy. Từ câu tục ngữ cho chúng ta thêm một cách dựa vào hiện tượng tự nhiên để dự báo thời tiết từ đó góp phần vào việc sắp xếp công việc hợp lí, phù hợp với thời tiết. Vào những ngày mưa thì nên chuẩn bị cho những công việc ở trong nhà, hay có thể thư giãn, nghỉ ngơi, tránh việc chọn đi chơi xa hay làm những việc ngoài trời. Ở các vùng nông thôn nơi có nhiều ao hồ, đồng ruộng thì việc theo dõi các hiện tượng tự nhiên vẫn thường diễn ra. Ngoài cóc còn có ếch: “Ếch kêu om om, ao chôm đầy nước” hay:

“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng bay vừa thì râm”

Qua đó có thể thấy những hiểu biết về hiện tượng tự nhiên tới sự thay đổi của thời tiết của ông cha ta rất phong phú, đa dạng. Cũng cho thấy đầu óc nhạy bén, sự quan sát tinh tế của ông cha ta. Với họ, hằng ngày làm việc nhưng cũng kết hợp với rất nhiều thứ, vừa làm vừa quan sát, vừa thư giãn đầu óc từ đó mới đúc kết ra được những bài học sâu sắc cho con cháu, điều đó được thể hiện qua câu ca dao quen thuộc:

“Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

Trông trời, trông đất, trông mây

Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm…”

Từ những câu tục ngữ về các quy luật tự nhiên mà ông cha ta đã quan sát được đẽ đem lại những kinh nghiệm thực tế rất đặc sắc và bổ ích cho cuộc sống của chúng ta. Dù cho xã hội, khoa học có phát triển thì nó vẫn mang những giá trị to lớ về cả đời sống vật chất và tinh thần cho dân tộc.

Mai Du

"Cóc nghiến răng đang nắng thì mưa". Cóc là một loại thuộc họ hàng ếch nhái và có bộ da sần sùi rất nhạy cảm với độ ẩm không khí. Chúng thường nấp ở nơi cây cối mát mẻ để tránh ánh nắng, và khi trời sắp mưa, độ ẩm tăng lên, chúng sẽ nhảy ra ngoài và kèm theo tiếng kêu nghe như tiếng nghiến răng. Chính vì thế, câu thành ngữ trên đã được ông bà ta xưa quan sát và đúc kết lại. 

Tương tự với cóc, nếu một ngày chúng ta nghe thấy tiếng ộp ộp của ếch càng lúc càng to và kéo dài, thì có nghĩa sắp có một cơn bão hoặc mưa to ập đến. 

Chim và chuồn chuồn

Khi trời trong xanh, ta sẽ thấy những cánh chim bay rất cao trên bầu trời. Nếu chúng bắt đầu sà thấp hơn xuống mặt đất, thì điều đó báo hiệu rằng thời tiết sắp trở xấu và có mưa. Vì khi đó áp lực trong bầu khí quyển giảm khiến những chú chim sẽ cảm thấy khó chịu khi bay quá cao. 

Giống như chuồn chuồn, loài côn trùng phổ biến ở các vùng quê, cứ hễ bay thấp thì y như rằng sau đó sẽ mưa. Lí giải cho điều này có thể là do cánh của chuồn chuồn quá mỏng lại có các nan đặc biệt hút được độ ẩm của không khí nên khi không khí có nhiều hơi nước, sẽ đọng vào những bộ cánh mỏng của chuồn chuồn, làm tăng tải trọng, khiến chúng chỉ có thể bay là là sát mặt đất. 

Bạn có tin bò cũng có khả năng đoán trước được thời tiết? Nhiều nông dân khi thấy đàn bò của họ bắt đầu có dấu hiệu bồn chồn "tăng động", dùng đuôi để đập liên tục những con ruồi bu xung quanh thậm chí là nằm luôn xuống bãi cỏ không chịu đi thì xem đó là dấu hiệu để báo trời sắp mưa.  

Ong và bướm

Giống như loài chim, khi ong và bướm cảm nhận được sự thay đổi áp suất của khí quyển, cụ thể là sắp có mưa xuống, chúng sẽ đi trốn. Nên nếu chúng ta nhìn ra vườn và không thấy có một con bướm hay ong nào như mọi ngày, thì có thể mưa sắp đến rồi đấy!

Cừu

Có một câu thành ngữ thế này cho loài cừu: “When sheep gather in a huddle, tomorrow we’ll have a puddle.” [Tạm dịch: Khi cừu tập trung thành một đám hỗn độn, có thể ngày mai trời sẽ mưa"]. Điều này tuy không phải lúc nào cũng đúng, nhưng người ta cho rằng chúng làm vậy vì có thể giúp bảo vệ nhau khi một cơn mưa bão, bão tuyết sắp đến. 

Kiến

Khi trời sắp mưa, những con kiến sẽ có xu hướng xây những ụ đất cao hơn bình thường để che đi tổ của chúng dưới lòng đất. Chúng sẽ cố gắng làm cho những ụ đất này thật chắc chắn và che kín lối vào đường hầm [tổ của chúng] dưới đất. 

Voi

Voi có thính giác nhạy hơn con người và có khả năng nghe được những âm thanh rất nhỏ và xa mà con người chúng ta không thể nghe thấy. Vì vậy các nhà khoa học đã chỉ ra rằng khi một trận động đất sắp sửa xảy ra, voi có thể nghe thấy dấu hiệu từ khoảng cách rất xa và thậm chí cảm nhận được sự rung chuyển của mặt đất thông qua bàn chân to lớn. Điều này cảnh báo chúng lập tức phải chạy đến những nơi cao hơn, an toàn hơn.  

Nguồn: CBC Kids

Video liên quan

Chủ Đề