Mục lục Luật Ngân hàng Nhà nước

Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước áp dụng trong công tác lập dự toán; quyết định, phân bổ, giao dự toán; chấp hành, kế toán, quyết toán các khoản thu, chi ngân sách nhà nước, bao gồm: Chương; Loại, Khoản; Mục, Tiểu mục; Chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia; Nguồn ngân sách nhà nước; Cấp ngân sách nhà nước.

Các thông tư quy định về Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước bao gồm:

- Thông tư 324/2016/TT-BTC quy định Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước;

- Thông tư 93/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 324/2016/TT-BTC quy định bổ sung hệ thống mục lục ngân sách nhà nước;

- Thông tư 51/2022/TT-BTC sửa đổi Thông tư 324/2016/TT-BTC quy định bổ sung hệ thống mục lục ngân sách nhà nước.

Mục lục Luật Ngân hàng Nhà nước

Hệ thống mục lục ngân sách mới nhất 2022

Mục lục ngân sách nhà nước theo Chương

Chương dùng để phân loại thu, chi ngân sách nhà nước dựa trên cơ sở hệ thống tổ chức của các cơ quan, tổ chức trực thuộc một cấp chính quyền (gọi chung là cơ quan chủ quản) được tổ chức quản lý ngân sách riêng.

Mỗi cấp ngân sách bố trí một Chương đặc biệt (Các quan hệ khác của ngân sách) để phản ánh các khoản thu, chi ngân sách không thuộc dự toán giao cho các cơ quan, tổ chức.

Xem Mục lục ngân sách nhà nước theo Chương tại Phụ lục I Thông tư 324/2016/TT-BTC được sửa đổi tại Thông tư 93/2019/TT-BTC.

Mục lục ngân sách nhà nước theo Loại, Khoản

Loại dùng để phân loại các khoản chi ngân sách nhà nước theo lĩnh vực chi ngân sách được quy định tại Điều 36 và Điều 38 của Luật Ngân sách nhà nước.

Khoản là phân loại chi tiết của Loại, dùng để phân loại các khoản chi ngân sách nhà nước theo ngành kinh tế quốc dân được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Xem Mục lục ngân sách nhà nước theo Loại, Khoản tại Phụ lục II Thông tư 324/2016/TT-BTC.

Mục lục ngân sách nhà nước theo Mục, Tiểu Mục

- Mục dùng để phân loại các khoản thu, chi ngân sách nhà nước căn cứ nội dung kinh tế theo các chính sách, chế độ thu, chi ngân sách nhà nước.

Các Mục có tính chất giống nhau theo yêu cầu quản lý được tập hợp thành Tiểu nhóm.

Các Tiểu nhóm có tính chất giống nhau theo yêu cầu quản lý được tập hợp thành Nhóm.

- Tiểu mục là phân loại chi tiết của Mục, dùng để phân loại các khoản thu, chi ngân sách nhà nước chi tiết theo các đối tượng quản lý trong từng Mục.

Xem Mục lục ngân sách nhà nước theo Mục, Tiểu Mục tại Phụ lục III Thông tư 324/2016/TT-BTC được sửa đổi tại Thông tư 93/2019/TT-BTC.

Mục lục ngân sách nhà nước theo Chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia

Chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia được phân loại dựa trên cơ sở nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước cho các chương trình, mục tiêu, dự án quốc gia và các nhiệm vụ chi cần theo dõi riêng.

Các nhiệm vụ chi cần được theo dõi riêng gồm cả các chương trình, dự án hỗ trợ của nhà tài trợ quốc tế và chương trình, mục tiêu, dự án của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định có thời gian thực hiện từ 5 năm trở lên, phạm vi thực hiện rộng, kinh phí lớn.

Xem Mục lục ngân sách nhà nước theo Chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia tại Phụ lục IV Thông tư 324/2016/TT-BTC được sửa đổi tại Thông tư 93/2019/TT-BTC và Thông tư 51/2022/TT-BTC.

Mục lục ngân sách nhà nước theo Nguồn ngân sách nhà nước

Nguồn ngân sách nhà nước là nguồn được xác định trên cơ sở dự toán được Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân giao cho đơn vị dự toán (gồm cả bổ sung hoặc thu hồi trong quá trình điều hành ngân sách) theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, được phân loại căn cứ nguồn gốc hình thành, bao gồm nguồn trong nước và nguồn ngoài nước, cụ thể:

- Nguồn ngoài nước là nguồn vốn nước ngoài tài trợ theo nội dung, địa chỉ sử dụng cụ thể theo cam kết của nhà tài trợ, bên cho vay nước ngoài được ký kết với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

- Nguồn trong nước là các nguồn vốn còn lại, bao gồm cả nguồn vốn ngoài nước tài trợ không theo nội dung, địa chỉ sử dụng cụ thể được coi là nguồn vốn trong nước và được hạch toán theo mã nguồn trong nước.

Mục lục ngân sách nhà nước theo Cấp ngân sách nhà nước

Cấp ngân sách được phân loại dựa trên cơ sở phân cấp quản lý ngân sách nhà nước cho từng cấp chính quyền để hạch toán các khoản thu, chi ngân sách nhà nước của từng cấp ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Cấp ngân sách bao gồm: Ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã.

Châu Thanh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .


Ngày ký:25-06-2015
Áp dụng từ:01-01-2017

Luật ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11

Hướng dẫn:

Chính phủ quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật

Trích yếu
    

Luật này quy định về lập, chấp hành, kiểm toán, quyết toán, giám sát ngân sách nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực ngân sách nhà nước.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội.

2. Các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệ[...]

Mục lục

CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Điều 3. Áp dụng pháp luật

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Điều 5. Phạm vi ngân sách nhà nước

Điều 6. Hệ thống ngân sách nhà nước

Điều 7. Nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước

Điều 8. Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước

Điều 9. Nguyên tắc phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa các cấp ngân sách

Điều 10. Dự phòng ngân sách nhà nước

Điều 11. Quỹ dự trữ tài chính

Điều 12. Điều kiện thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước

Điều 13. Kế toán, quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước

Điều 14. Năm ngân sách

Điều 15. Công khai ngân sách nhà nước

Điều 16. Giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng

Điều 17. Kế hoạch tài chính 05 năm

Điều 18. Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực ngân sách nhà nước

CHƯƠNG II NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ TRÁCH NHIỆM, NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội

Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội

Điều 21. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội

Điều 22. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội

Điều 23. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán nhà nước

Điều 24. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước

Điều 25. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ

Điều 26. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính

Điều 27. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Điều 28. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Điều 29. Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương

Điều 30. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp

Điều 31. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân các cấp

Điều 32. Nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị dự toán ngân sách

Điều 33. Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư

Điều 34. Quyền hạn, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến ngân sách nhà nước

CHƯƠNG III NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI CỦA NGÂN SÁCH CÁC CẤP

Điều 35. Nguồn thu của ngân sách trung ương

Điều 36. Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương

Điều 37. Nguồn thu của ngân sách địa phương

Điều 38. Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương

Điều 39. Nguyên tắc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp ở địa phương

Điều 40. Xác định số bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp

CHƯƠNG IV LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Điều 41. Căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm

Điều 42. Yêu cầu lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm

Điều 43. Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm

Điều 44. Thời gian hướng dẫn lập, xây dựng, tổng hợp, quyết định và giao dự toán ngân sách nhà nước

Điều 45. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc lập dự toán ngân sách hằng năm

Điều 46. Thảo luận và quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách hằng năm

Điều 47. Các tài liệu trình dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách

Điều 48. Lập lại dự toán ngân sách nhà nước

CHƯƠNG V CHẤP HÀNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Điều 49. Phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước

Điều 50. Yêu cầu và thời hạn về phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước

Điều 51. Tạm cấp ngân sách

Điều 52. Điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước

Điều 53. Điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách

Điều 54. Tổ chức điều hành ngân sách nhà nước

Điều 55. Tổ chức thu ngân sách nhà nước

Điều 56. Tổ chức chi ngân sách nhà nước

Điều 57. Ứng trước dự toán ngân sách năm sau

Điều 58. Xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước

Điều 59. Xử lý tăng, giảm thu, chi so với dự toán trong quá trình chấp hành ngân sách nhà nước

Điều 60. Báo cáo tình hình chấp hành ngân sách nhà nước

Điều 61. Quản lý, sử dụng ngân sách của đơn vị sử dụng ngân sách

Điều 62. Quản lý ngân quỹ nhà nước

CHƯƠNG VI KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Điều 63. Kế toán, quyết toán ngân sách nhà nước

Điều 64. Xử lý thu, chi ngân sách nhà nước cuối năm

Điều 65. Yêu cầu quyết toán ngân sách nhà nước

Điều 66. Duyệt quyết toán ngân sách nhà nước

Điều 67. Thẩm định quyết toán ngân sách nhà nước

Điều 68. Lập quyết toán ngân sách nhà nước của đơn vị dự toán ngân sách và chủ đầu tư

Điều 69. Thời hạn và trình tự quyết toán ngân sách địa phương

Điều 70. Thời hạn và trình tự quyết toán ngân sách nhà nước

Điều 71. Kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước, báo cáo quyết toán ngân sách địa phương

Điều 72. Xử lý kết dư ngân sách nhà nước

Điều 73. Xử lý các khoản thu, chi ngân sách nhà nước không đúng quy định sau khi quyết toán ngân sách nhà nước được phê chuẩn

CHƯƠNG VII ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 74. Hướng dẫn thi hành đối với một số nội dung đặc thù

Điều 75. Điều khoản chuyển tiếp

Điều 76. Hiệu lực thi hành

Điều 77. Quy định chi tiết