Mức độ độc của thuốc hóa học bảo vệ thực vật được chia làm máy nhóm

NHÓM THUỐC VÀ KÝ HIỆU ĐỘ ĐỘC THUỐC BVTV

I. CÁC NHÓM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

1. NHÓM CLO HỮU CƠ

Là các dẫn xuất clo của một số hợp chất hữu cơ như diphenyletan, cyclodien, benzen, hexan. Nhóm này bao gồm những hợp chất hữu cơ rất bền vững trong môi trường tự nhiên và thời gian bán phân hủy dài. Đại diện của nhóm này là Aldrin, Dieldrin, DDT, Heptachlo, Lindan, Methoxychlor

2. NHÓM LÂN HỮU CƠ

Đều là các este, là các dẫn xuất hữu cơ của acid photphoric. Nhóm này có thời gian bán phân hủy ngắn hơn so với nhóm clo hữu cơ và được sử dụng rộng rãi hơn. Nhóm này tác động vào thần kinh của côn trùng bằng cách ngăn cản sự tạo thành men Cholinestaza làm cho thần kinh hoạt động kém, làm yếu cơ, gây choáng váng và chết. Nhóm này bao gồm một số hợp chất như parathion, malathion, diclovos, clopyrifos

3. NHÓM CARBAMAT

Là các dẫn xuất hữu cơ của acid cacbamic, gồm những hóa chất ít bền vững hơn trong môi trường tự nhiên, song cũng có độc tính cao đối với người và động vật. Khi sử dụng, chúng tác động trực tiếp vào men Cholinestraza của hệ thần kinh và có cơ chế gây độc giống như nhóm lân hữu cơ. Đại diện cho nhóm này như carbofuran, carbaryl, carbosulfan, isoprocarb, methomyl,…

4. NHÓM PYRETHROID[ cúc tổng hợp]

Là những thuốc trừ sâu có nguồn gốc tự nhiên, là hỗn hợp của các este khác nhau với cấu trúc phức tạp được tách ra từ hoa của những giống cúc nào đó. Đại diện của nhóm này gồm cypermethrin, permethrin, fenvalarate, deltamethrin,…Ngoài ra, còn có một số nhóm khác như: các chất trừ sâu vô cơ [nhóm asen], nhóm thuốc trừ sâu sinh học có nguồn gốc từ vi khuẩn, nấm, virus [thuốc trừ nấm, trừ vi khuẩn…], nhóm các hợp chất vô cơ [hợp chất của đồng, thủy ngân, …]Hiện nay, Nhóm Clo hữu cơ đã bị cấm sử dụng, nhóm Pyrethroid vẫn đang được sử dụng nhưng độc tính thấp, ít có khả năng gây nhiễm độc cho người sử dụng. Còn lại 2 nhóm: lân hữu cơ và Carbamat đang được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp, độc tính cao và là nguyên nhân chính của phần lớn các vụ ngộ độc do ăn rau quả nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở nước ta.

II. CÁC DẠNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

1. THUỐC HẠT:

-Ký hiệu: G hoặc GR [viết tắt của từ Granule].

Ví dụ: Map Passion 10GR

-Thuốc hạt được rải trực tiếp vào đất, không hòa với nước. Để lượng thuốc được rải đều trên ruộng, nên trộn thuốc với phân bón hoặc cát để rải.

-Riêng đối với Map Passion 10GR, có thể trộn thuốc với giống hoặc phân bón để rải đều trên ruộng, đồng thời giúp bảo vệ hạt giống khỏi sự phá hại của ốc bươu vàng.

2. THUỐC BỘT RẮC:

-Ký hiệu: D [viết tắt của từ Dust]

-Thuốc bột rắc được dùng để rải lên mặt đất hoặc trộn với hạt giống.

3. THUỐC DẠNG HẠT HOẶC BỘT, KHI DÙNG PHẢI HÒA VỚI NƯỚC:

3.1/ THUỐC HẠT PHÂN TÁN TRONG NƯỚC:

-Ký hiệu: WDG [WaterDispersible  Granule], DG [Dispersible Granule], WG [Wettable Granule].

Ví dụ: Ekill 37WDG, Map Winner 5WG

-Thuốc được hòa với nước để phun lên cây.

3.2/ THUỐC BỘT HÒA NƯỚC:

-Ký hiệu: WP [Wettable Powder], DF [Dry Flowable]

Ví dụ: Topgun 700WP, Map Judo 25WP, Map Famy 700WP

-Khi hòa với nước, hạt thuốc mịn sẽ lơ lửng trong nước tạo thành dạng huyền phù.

3.3/ THUỐC BỘT TAN TRONG NƯỚC:

-Ký hiệu: SP [Soluble Powder], WSP [Water Soluble Powder]

Ví dụ: Mace 75SP

-Khi hòa với nước, thuốc tan hoàn toàn trong nước.

Lưu ý: Đối với các dạng thuốc hạt và thuốc bột, khi pha thuốc vào nước cần phải khuấy kỹ để đảm bảo thuốc tan hết và phân tán đều mới bảo đảm hiệu quả khi phun thuốc.

4.CÁC DẠNG THUỐC NƯỚC

4.1/ THUỐC DẠNG NHŨ DẦU:

-Ký hiệu: EC [Emulsifiable Concentrate], ME [Micro-Emulsion], EW[Water-based emulsion], OD [Oil Dispersion], OS [Oil Soluble], SE[Suspo-Emulsion].

Ví dụ: Map Super 300EC, Map Go 20ME, Topgun 350OD

-Khi hòa thuốc vào nước, dung dịch nước thuốc có màu trắng như sữa [nhũ dầu].

4.2/ THUỐC DẠNG DUNG DỊCH

-Ký hiệu: SL [Soluble Liquid], L [Liquid], AS [Aqueous Solution]

Ví dụ:  Map Go 39.6SL, Dzo Super 10SL, Map Green 6AS

-Khi hòa thuốc vào nước, dung dịch nước thuốc là một chất lỏng đồng nhất và trong suốt.

4.3/ THUỐC DẠNG HUYỀN PHÙ [CÒN GỌI LÀ THUỐC SỮA]

-Ký hiệu: FL [Flowable Liquid], FC [Flowable Concentrate], SC[Suspensive Concentrate],

F [Flowable], FS [Flowable Concentrate]

Ví  dụ: Alpha 10SC

-Trước khi sử dụng phải lắc đều chai thuốc.

III. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THUỐC

Khi cần phải phối hợp nhiều loại thuốc có dạng khác nhau, cần chú ý nguyên tắc:

-Thuốc bột trước, thuốc nước sau

-Thuốc dung dịch trước, thuốc nhũ dầu sau.

IV. QUY ĐỊNH ĐỘ ĐỘC THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Việt Nam hiện áp dụng nguyên tắc phân loại của Tổ Chức Y Tế Thế Giới. 

LD50 [trên chuột] cấp tính của thành phẩm [mg/kg].

Băng màu: Theo quy định nhãn thuốc phải có băng màu tương ứng với độc của thuốc.

[1] Nhóm Ia, Ib: Băng màu đỏ [code PMS red 199C]

[2] Nhóm II: Băng màu vàng [code PMS yellow C]

[3] Nhóm III: Băng màu xanh da trời [code PMS blue 293 C]

[4] Nhóm IV: Băng màu xanh lá cây [code PMS green 347 C]

Các hình tượng biểu thị độ độc trên nhãn thuốc BVTV [theo quy định của Việt Nam]

Tìm Hiểu Về Các Nhóm Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

Các nhóm thuốc bảo vệ thực vật ngày nay thường tồn tại trong các loại nông sản. Nông sản thường gặp như rau củ, trái cây là những đối tượng chứa nhiều hàm lượng thuốc nhất

Định nghĩa

Hợp chất bảo vệ thực vật là những hợp chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp hóa học được dùng để phòng hoặc trừ sinh vật gây hại cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên thực vật.

Dư lượng thuốc bảo vệ thực phẩm là phần còn lại của hoạt chất, các thành phần chuyển hóa và các thành phần khác có trong thuốc, tồn tại trong cây trồng, nông sản, đất, nước sau một thời gian dưới tác động của các hệ sống và điều kiện ngoại cảnh [ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm…]. Dư lượng của thuốc được tính bằng mg [miligam] thuốc có trong 1kg nông sản, đất và nước.Như vậy, dư lượng thuốc BVTV bao gồm bất kỳ dẫn xuất nào của thuốc cũng như các sản phẩm chuyển hóa của chúng có thể gây độc cho môi sinh, môi trường. Dư lượng có thể có nguồn gốc từ những chất đã xử lý vào đất hay trên bề mặt vật phun, phần khác lại bắt nguồn từ sự ô nhiễm có trong không khí, đất, nước.

Tác hại của hợp chất bảo vệ thực vật

Hầu hết hóa chất BVTV đều độc với con người và động vật máu nóng ở mức độ khác nhau

  • Chất độc cấp tính: Ở dưới liều gây chết, chúng không đủ khả năng gây tử vong, dần dần bị phân giải và bài tiết ra ngoài.
  • Chất độc mãn tính: Có khả năng tích lũy lâu dài trong cơ thể vì chúng rất bền, khó bị phân giải và bài tiết ra ngoài.

Hóa chất BVTV có thể thâm nhập vào cơ thể con người và động vật qua nhiều con đường khác nhau, thông qua 3 đường chính: hô hấp, tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp. Khi tiếp xúc với hóa chất BVTV con người có thể bị nhiễm độc cấp tính hoặc mãn tính, tùy thuốc vào phạm vi ảnh hưởng của thuốc

  • Nhiễm độc cấp tính: mệt mỏi, ngứa da, đau đầu, lợm giọng, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, tăng tiết nước bọt, chảy nước mắt, nếu nặng có thể gây tử vong…
  • Nhiễm độc mãn tính: kích thích các tế bào ung thư phát triển, gây đẻ quái thai, dị dạng, suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung, suy nhược nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hệ thần kinh và não…
Tìm hiểu về các nhóm thuốc bảo vệ thực vật [Ảnh minh họa. Nguồn: Internet]

Các loại hợp chất bảo vệ thực vật

Hợp chất bảo vệ thực vật gồm nhiều loại, chủ yếu 4 nhóm chính

Nhóm Clo hữu cơ:

là các dẫn xuất clo của một số hợp chất hữu cơ như diphenyletan, cyclodien, benzen, hexan. Nhóm này bao gồm những hợp chất hữu cơ rất bền vững trong môi trường tự nhiên và thời gian bán phân hủy dài. Đại diện của nhóm này là Aldrin, Dieldrin, DDT, Heptachlo, Lindan, Methoxychlor

Nhóm lân hữu cơ [organophosphorus]:

đều là các este, là các dẫn xuất hữu cơ của acid photphoric. Nhóm này có thời gian bán phân hủy ngắn hơn so với nhóm clo hữu cơ và được sử dụng rộng rãi hơn. Nhóm này tác động vào thần kinh của côn trùng bằng cách ngăn cản sự tạo thành men Cholinestaza làm cho thần kinh hoạt động kém, làm yếu cơ, gây choáng váng và chết. Nhóm này bao gồm một số hợp chất như parathion, malathion, diclovos, clopyrifos…

Nhóm Carbamat:

là các dẫn xuất hữu cơ của acid cacbamic, gồm những hóa chất ít bền vững hơn trong môi trường tự nhiên, song cũng có độc tính cao đối với người và động vật. Khi sử dụng, chúng tác động trực tiếp vào men Cholinestraza của hệ thần kinh và có cơ chế gây độc giống như nhóm lân hữu cơ. Đại diện cho nhóm này như carbofuran, carbaryl, carbosulfan, isoprocarb, methomyl,…

Nhóm Pyrethroid:

là những thuốc trừ sâu có nguồn gốc tự nhiên, là hỗn hợp của các este khác nhau với cấu trúc phức tạp được tách ra từ hoa của những giống cúc nào đó. Đại diện của nhóm này gồm cypermethrin, permethrin, fenvalarate, deltamethrin,…

Ngoài ra, còn có một số nhóm khác như: các chất trừ sâu vô cơ [nhóm asen], nhóm thuốc trừ sâu sinh học có nguồn gốc từ vi khuẩn, nấm, virus [thuốc trừ nấm, trừ vi khuẩn…], nhóm các hợp chất vô cơ [hợp chất của đồng, thủy ngân, …]

Hiện nay, Nhóm Clo hữu cơ đã bị cấm sử dụng, nhóm Pyrethroid vẫn đang được sử dụng nhưng độc tính thấp, ít có khả năng gây nhiễm độc cho người sử dụng. Còn lại 2 nhóm: lân hữu cơ và Carbamat đang được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp, độc tính cao và là nguyên nhân chính của phần lớn các vụ ngộ độc do ăn rau quả nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở nước ta.

Thực trạng và hướng xử lý

Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật đã có nhiều phương pháp xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật như: phương pháp sắc kí, phương pháp điện di mao quản, Quang phổ UV – VIS, cực phổ, sắc ký bản mỏng, xử lý mẫu và định tính, định lượng… Tuy nhiên những phương pháp này đòi hỏi người thực hiện phải có nhiều kiến thức chuyên môn cao, am hiểu kỹ thuật , vận hành được các thiết bị chạy sắc kí và chi phí đầu tư thiết bị máy móc đắt tiền…

Hôm nay, Công Ty Tin Cậy chúng tôi xin giới thiệu đến quý khách hàng bộ test kit kiểm tra nhanh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.Việc sử dụng bộ kit này là một giải pháp tối ưu, nhanh chóng, dễ dàng thực hiện đối với tất cả mọi người.Kit kiểm tra nhanh dư lượng thuốc trừ sâu trong rau quả dùng để kiểm tra nhanh thuốc trừ sâu nhóm lân hữu cơ và Carbamate trong rau, quả.Kit VPR 10 sử dụng cho 10 lần thử. Kit đơn giản dễ sử dụng- phù hợp cho nhu cầu kiểm tra nhanh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau quả đầu vào của Siêu thị, nhà hàng, bếp ăn công nghiệp, bếp ăn bệnh viện, căn teen, các công ty kinh doanh, phân phối rau, củ quả, v.v

Kit kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau quả VPR10

→Tham khảo sản phẩm: Kit kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu VPR10 – Bộ Công An

Đặc điểm kỹ thuật của VPR10

Phạm vi áp dụng

Tìm hiểu về các nhóm thuốc bảo vệ thực vật

  • Kiểm tra được hầu hết các loại rau, củ, quả.
  • Riêng với quả chanh- thì do ảnh hưởng của acid và tinh dầu trên vỏ chanh, nên độ chính xác không cao.
  • Với rau mồng tơi- thì do độ nhớt cao, nên quá trình chiết mẫu khó tách nước, dẫn đến kết quả chính xác cũng không cao.

Giới hạn phát hiện:

Thời hạn sử dụng:

Bảo quản 

  • Nhiệt độ phòng, bộ thuốc thử bảo quản ở 4ºC.

Chú ý

Kit kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau củ VPR10

→Tham khảo sản phẩm: Kit kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu VPR10 – Bộ Công An

Cung cấp bao gồm

  • 10 ống chất hoạt hóa.
  • 10 ống dung môi chết.
  • Dung dịch pha 10 ml.
  • Bộ thuốc thử [CV1 – CV2 – giấy thử].
  • 10 túi chiết mẫu.
  • Bộ đầu côn + bông.
  • Ống tách.
  • Xi lanh.
  • Hướng dẫn sử dụng [xem chi tiết trên tờ hướng dẫn kèm theo trong hộp]

→Tham khảo thêm: Bảng giá các loại Kit kiểm tra nhanh an toàn thực phẩm

Mọi thắc mắc về “Thuốc bảo vệ thực vật: Tìm hiểu và Phân loại”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, Tp.HCM

Điện thoại: [028] 2253 3535 – 0358 871 302 – 0902 671 281 – 0902 701 278 – 0903 908 671

Email: ; ;

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Video liên quan

Chủ Đề