Mức đích của việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho các khoản cho vay của Ngân hàng

Cập nhật những thông tin chính xác nhất về dự phòng rủi ro tín dụng là gì và các loại dự phòng rủi ro tín dụng mà các kế toán trích lập quỹ.

Rủi ro tín dụng là rủi ro do một khách hàng hay một nhóm khách hàng vay vốn không trả được nợ cho Ngân hàng. Trong kinh doanh Ngân hàng rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề có khi dẫn đến phá sản Ngân hàng. Vì vậy, theo quy định của pháp luật và để đảm bảo cho sự hoạt động an toàn của doanh nghiệp, các kế toán thường sẽ trích lập các quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. 

Vậy, dự phòng rủi ro tín dụng là gì? Hãy cùng Topbank.vn tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Dự phòng rủi ro tín dụng là gì? - ảnh minh họa

1. Dự phòng rủi ro tín dụng là gì?

Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của các tổ chức tín dụng. 

Việc xác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được căn cứ vào việc phân loại nợ tại ngân hàng. Các tổ chức tín dụng, ngân hàng căn cứ vào các tiêu chuẩn định tính và định lượng để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay và các cam kết ngoại bảng, trên cơ sở đó phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ thích hợp.

Theo đó, ngân hàng sẽ tiến hành trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng, dự phòng phản ánh sự suy giảm của tài sản trước những tổn thất có khả năng xảy ra. Trong khi đó, trong bảng kết quả kinh doanh, dự phòng là một khoản chi phí phi tiền mặt, được ghi nhận làm giảm lợi nhuận/vốn chủ sở hữu của ngân hàng.

Như vậy phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đựơc hiểu là những biện pháp mà các ngân hàng áp dụng để phòng ngừa rủi ro rín dụng có thể xẩy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán như đã cam kết.

>>> Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Chính sách tín dụng là gì?

2. Các loại dự phòng tín dụng?

Dự phòng tín dụng bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.

- Dự phòng cụ thể là gì?

Dự phòng cụ thể là loại dự phòng được trích lập cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể. Dự phòng cụ thể được tính theo công thức sau:

Dự phòng cụ thể = Tỷ lệ trích lập x [Số dư khoản nợ – Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo]

Với giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo và tỷ lệ trích lập dự phòng đối với từng nhóm nợ được Ngân hàng Nhà nước quy định theo từng thời kỳ.

Các loại dự phòng rủi ro tín dụng là gì?

- Dự phòng chung là gì?

Dự phòng chung là loại dự phòng được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra, nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể. Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được thực hiện trên cơ sở kết quả phân loại nợ và theo tỷ lệ trích do Thống đốc Ngân hàng nhà nước qui định.

Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ quy định như sau:

  • Nhóm 1: 0%
  • Nhóm 2: 5%
  • Nhóm 3: 20%
  • Nhóm 4: 50%
  • Nhóm 5: 100%.

Riêng đối với các khoản nợ chưa được xử lí, phải chờ Chính phủ xử lý thì được trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng. Số tiền dự phòng cụ thể phải trích được tính theo công thức sau:

R = max {0, [A – C]} x r

Trong đó:

  • R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích
  • A: giá trị của khoản nợ
  • C: giá trị của tài sản bảo đảm
  • r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

Ngoài các khoản dự phòng cụ thể, tổ chức tín dụng phải trích thêm dự phòng chung. Dự phòng cụ thể được tính theo công thức trên,  dự phòng chung được trích bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Cả 2 loại dự phòng trên đều được trích từ chi phí.

>>> Xem thêm: Các loại thẻ tín dụng hạn mức cao, lãi suất thấp

3. Nguyên tắc sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng là gì?

Các ngân hàng, tổ chức tín dụng thực hiện việc sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng một quý một lần. Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo những nguyên tắc sau:

- Phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ: Tổ chức tín dụng phải khẩn trương tiến hành việc phát mại tài sản bảo đảm theo thoả thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.

- Sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro tín dụng đối với khoản nợ đó.

- Trường hợp phát mại tài sản không đủ bù đắp cho rủi ro tín dụng của khoản nợ thì được sử dụng dự phòng chung để xử lý đủ.

Việc tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý rủi ro không phải là xoá nợ cho khách hàng. Tổ chức tín dụng và cá nhân có liên quan sẽ không được phép thông báo dưới mọi hình thức cho khách hàng biết về việc xử lý rủi ro tín dụng.

Sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, tổ chức tín dụng phải chuyển các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng từ hạch toán nội bảng ra hạch toán ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và có các biện pháp để thu hồi nợ triệt để.

Hy vọng những thông tin chi tiết về Dự phòng rủi ro tín dụng là gì?  mà Topbank.vn đã cung cấp trên đây đã giúp khách hàng có các thông tin chính xác và hữu ích nhất.

Mọi thắc mắc cần tư vấn mở thẻ tín dụng, mở tài khoản, khách hàng vui lòng liên hệ đến Topbank.vn qua hotline 024 3 7822 888.

Theo thị trường tài chính

Quy định về phân loại nợ xấu ngân hàng

  • 1. Khái niệm phân loại nợ xấu
  • 2. Khái niệm dự phòng rủi ro
  • 3. Các loại dự phòng rủi ro
  • 4. Quy định về phân loại nợ
  • 5. Quy định về trích lập dự phòng rủi ro

1. Khái niệm phân loại nợ xấu

Phân loại nợ là việc các tổ chức tín dụng căn cứ vào các tiêu chuẩn định tính và định lượng để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay và các cam kết ngoại bảng, trên cơ sở đó phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ thích hợp.

2. Khái niệm dự phòng rủi ro

Dự phòng rủi ro là dề phòng trước những rủi ro có thể xảy ra gây hậu quả có thể dự kiến được bằng biện pháp lập quỹ dự trữ vật chất để chi dùng khi có tổn thất thực tế do rủi ro gây ra.

Trong hoạt động kinh tế, thường xảy ra nhiều rủi ro, như hư, vỡ, cháy đối với hàng hoá dễ vỡ, dễ cháy, rủi ro tín dụng vì lí do chính trị... Để khắc phục các hậu quả do các rủi ro gây ra, các biện pháp dự phòng rủi ro có thể được thực hiện theo phương thức tự nguyện hoặc bắt buộc. Tất cả các tổ chức, cá nhân có thể tự áp dụng các biện pháp dự phòng bằng cách lập quỹ dự phòng bằng tiền hoặc hiện vật để xử lí rủi ro. Trong một số lĩnh vực, Nhà nước quy định chủ thể hoạt động trong lĩnh vực đó phải áp dụng chế độ dự phòng rủi ro.

Ví dụ: quỹ dự trữ để tổ chức tín dụng xử lí các rủi ro trong hoạt động ngân hàng gọi là khoản dự phòng. Duy trì khoản dự phòng là nghĩa vụ siầx các tổ chức tín dụng.

Theo khoản 2 điều 2 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, theo đó trích lập dự phòng rủi ro được định nghĩa là : “Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng.

3. Các loại dự phòng rủi ro

Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung”. Cụ thể:

+ “Dự phòng cụ thể” là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra.

+ “Dự phòng chung” là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.

4. Quy định về phân loại nợ

Phân loại nợ là việc các tổ chức tín dụng căn cứ vào các tiêu chuẩn định tính và định lượng để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay và các cam kết ngoại bảng, trên cơ sở đó phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ thích hợp.

Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng được quy định rất chi tiết trong các văn bản pháp luật Việt Nam, cụ thể:

+ Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng;

+ Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước: Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN;

+ Thông tư số 14/2014/TT-NHNN ngày 20/05/2014: Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN.

Các văn bản trên quy định về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, được thể hiện ở các khía cạnh sau: đối tượng phải phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; phương pháp phân loại nợ và tính tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro.

+ Đối tượng phải phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro

Theo quy định tại khoản 1, Điều 1 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về đối tượng phải phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro bắt buộc là các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam trừ Ngân hàng Chính sách Xã hội [NHCSXH].

Phân tích quy định này cho thấy hoạt động của các tổ chức tín dụng vì mục tiêu lợi nhuận nên luôn đối mặt với các rủi ro tiềm ẩn, còn đối với NHCSXH thực hiện các nhiệm vụ cho vay theo các chương trình của Thủ tướng Chính phủ, phục vụ cho các mục đích xoá đói giảm nghèo, cho vay các đối tượng là người nghèo không vì mục tiêu lợi nhuận. Toàn bộ rủi ro trong hoạt động của NHCSXH được Ngân sách Nhà nước bảo đảm, do vậy NHCSXH không thuộc đối tượng điều chỉnh của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN.

Ngoài ra, trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam muốn thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định của ngân hàng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trình Ngân hàng Nhà nước chính sách trích lập dự phòng của ngân hàng nước ngoài để xem xét, quyết định. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được phép thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định của Hội sở chính ngân hàng nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.

+ Phương pháp phân loại nợ

Theo khoản 3, Điều 1 Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung Điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về việc phân chia các nhóm nợ, cụ thể là 5 nhóm:

“a] Nhóm 1 [Nợ đủ tiêu chuẩn] bao gồm:

– Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

– Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;

– Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

b] Nhóm 2 [Nợ cần chú ý] bao gồm:

– Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

– Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu [đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu];

– Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

c] Nhóm 3 [Nợ dưới tiêu chuẩn] bao gồm:

– Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này;

– Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

– Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

d] Nhóm 4 [Nợ nghi ngờ] bao gồm:

– Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

– Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

đ] Nhóm 5 [Nợ có khả năng mất vốn] bao gồm:

– Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

– Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;

– Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều này”.

Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.

5. Quy định về trích lập dự phòng rủi ro

Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN quy định về trích lập dự phòng rủi ro đối với các ngân hàng như sau:

– Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với 5 nhóm nợ như sau:

a] Nhóm 1: 0%

b] Nhóm 2: 5%

c] Nhóm 3: 20%

d] Nhóm 4: 50%

đ] Nhóm 5: 100%.

Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý thì được trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng.

-Số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ được tính theo công thức sau:

R = max {0, [A – C]} x r

Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích

A: Số dư nợ gốc của khoản nợ

C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm

r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể.

Tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ trong các trường hợp sau đây:

– Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; cá nhân bị chết hoặc mất tích.

– Các khoản nợ thuộc nhóm 5. Riêng các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, tổ chức tín dụng được sử dụng dự phòng [nếu có] để xử lý rủi ro tín dụng.

Tổ chức tín dụng thực hiện việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng một quý một lần. Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo những nguyên tắc sau:

a] Sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro tín dụng đối với khoản nợ đó.

b] Phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ: Tổ chức tín dụng phải khẩn trương tiến hành việc phát mại tài sản bảo đảm theo thoả thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.

c] Trường hợp phát mại tài sản không đủ bù đắp cho rủi ro tín dụng của khoản nợ thì được sử dụng dự phòng chung để xử lý đủ.

Việc tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng không phải là xoá nợ cho khách hàng. Tổ chức tín dụng và cá nhân có liên quan không được phép thông báo dưới mọi hình thức cho khách hàng biết về việc xử lý rủi ro tín dụng.

Sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, tổ chức tín dụng phải chuyển các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng từ hạch toán nội bảng ra hạch toán ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và có các biện pháp để thu hồi nợ triệt để.

Sau năm [05] năm kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, tổ chức tín dụng được xuất toán các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng ra khỏi ngoại bảng. Riêng đối với các ngân hàng thương mại Nhà nước, việc xuất toán chỉ được phép thực hiện khi có đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh đã sử dụng mọi biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu được nợ và phải được Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.

Luật Minh Khuê [tổng hợp & phân tích]

Video liên quan

Chủ Đề