Mua sắm thường xuyên là gì năm 2024

Công ty của bà Vũ Thị Quỳnh Anh (TPHCM) là công ty cổ phần niêm yết trong đó có vốn góp 30,5% từ một cổ đông là doanh nghiệp Nhà nước.

Bà Quỳnh Anh hỏi, các hoạt động mua sắm thường xuyên của doanh nghiệp bà được áp dụng theo quy định nào trong các nội dung sau:

- Khoản 2 Điều 3 Luật Đấu thầu 2013 và Điều 73 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP;

- Điểm c Khoản 1 Điều 1 Luật Đấu thầu 2013;

- Không phải áp dụng Luật Đấu thầu 2013, doanh nghiệp tự quy định về thủ tục mua sắm.

Ngoài ra, bà Quỳnh Anh muốn hỏi các hoạt động đầu tư, mua sắm tài sản không phải là hoạt động mua sắm thường xuyên của doanh nghiệp thì có nằm trong diện điều chỉnh tại Điểm c Khoản 1 Điều 1 Luật Đấu thầu 2013 và phải áp dụng Luật Đấu thầu 2013 hay không?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Điểm c Khoản 1 Điều 1 và Khoản 44 Điều 4 Luật Đấu thầu quy định dự án đầu tư phát triển quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này; dự án đầu tư phát triển không thuộc Điểm a và Điểm b khoản này có sử dụng vốn Nhà nước, vốn của doanh nghiệp Nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này; vốn Nhà nước bao gồm vốn ngân sách Nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất.

Theo đó, trường hợp doanh nghiệp mà bà Quỳnh Anh đề cập không phải là doanh nghiệp Nhà nước thì việc lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu thuộc dự án đầu tư phát triển do doanh nghiệp làm chủ đầu tư có thuộc phạm vi điều chỉnh Luật Đấu thầu hay không cần căn cứ vào phần vốn Nhà nước, vốn của doanh nghiệp Nhà nước trong tổng mức đầu tư của dự án theo quy định nêu trên.

Đối với hoạt động mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp Nhà nước thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu.

Ngoài ra, việc xác định có phải doanh nghiệp Nhà nước hay không cần căn cứ vào quy định của pháp luật về doanh nghiệp./.

Hỏi: Với quy định "sửa chữa thường xuyên nhỏ, lẻ nhà cửa, công trình xây dựng không thuộc dự án đầu tư" thì mức nào được coi là nhỏ, lẻ? Các đơn vị có các công trình sửa chữa, bảo trì trụ sở có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt và có giá trị dự toán xây dựng ở mức vài trăm triệu đồng, sử dụng kinh phí thường xuyên được cấp hàng năm thì có thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 58/2016/TT-BTC không? Khái niệm “vốn Nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước…” nêu tại Thông tư số 58/2016/TT-BTC có phải dùng để chỉ kinh phí hoạt động thường xuyên được cấp hàng năm không?

Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Điều 46 Luật Đấu thầu quy định về điều kiện áp dụng mua sắm thường xuyên, bao gồm, sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên. Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mua sắm thường xuyên để duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Khoản 2, Điều 2 Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn Nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp đã quy định cụ thể nguồn kinh phí mua sắm, tài sản, hàng hóa dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016, bao gồm:

“a) Nguồn chi thường xuyên ngân sách Nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước được cơ quan có thẩm quyền giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị (bao gồm cả nguồn bổ sung trong năm);

  1. Nguồn vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia trong trường hợp thực hiện theo hình thức không hình thành dự án đầu tư;
  1. Vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn khác do Nhà nước quản lý (nếu có);
  1. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): Vay nợ, viện trợ không hoàn lại được cân đối trong chi thường xuyên ngân sách Nhà nước; nguồn viện trợ, tài trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước thuộc ngân sách Nhà nước (trừ trường hợp điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác);

đ) Nguồn thu từ phí, lệ phí được sử dụng theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí;

  1. Nguồn kinh phí từ thu hoạt động sự nghiệp, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ hợp pháp khác theo quy định của pháp luật tại đơn vị sự nghiệp công lập;
  1. Nguồn Quỹ Bảo hiểm y tế;
  1. Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định (nếu có)”.

Như vậy, nguồn vốn mua sắm thường xuyên gồm các nguồn kinh phí nêu trên, trong đó có nguồn chi thường xuyên ngân sách Nhà nước giao hàng năm theo quy định.

Theo quy định tại Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016, khi sử dụng các nguồn vốn quy định tại Khoản 2, Điều 2 của Thông tư để sửa chữa, bảo trì trụ sở thì thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016.

Mua sắm thường xuyên bao nhiêu tiến thì phải đấu thầu?

Theo Khoản 2 Điều 15 Thông tư 58/2016/TT-BTC quy định về các trường hợp được áp dụng chỉ định thầu, trong đó có: Gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc đề án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên có giá gói thầu không quá 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng).

Các khoản chi thường xuyên bao gồm những gì?

  1. Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, gồm: Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành; dịch vụ công cộng; văn phòng phẩm; các khoản chi nghiệp vụ; sửa chữa thường xuyên tài ...

Hoạt động mua sắm là gì?

Mua sắm là các hoạt động mua hàng hóa, có thể dưới các hình thức mua sắm trực tiếp, hay mua sắm trực tuyến gián tiếp qua Internet. Các chứng chỉ xác nhận các hoạt động mua sắm có thể là hóa đơn, hợp đồng mua sắm. Có các dạng hoạt động mua sắm chính sau: Mua sắm cá nhân.

Hình thức mua sắm tập trung là gì?

- Mua sắm tập trung là cách tổ chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu thông qua đơn vị mua sắm tập trung nhằm giảm chi phí, thời gian, đầu mối tổ chức đấu thầu, tăng cường tính chuyên nghiệp trong đấu thầu, góp phần tăng hiệu quả kinh tế.