Môi dự án đầu tư có thể lập nhiều báo cáo đánh giá tác động môi trường khác nhau

  • Việt Nam
  • Cập Nhật Gần Nhất: 11.30 sáng
  • 29℃ TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Khi các doanh nghiệp đang trong giai đoạn xây dựng các dự án thì vấn đề lập báo cáo tác động môi trường là một trong những vấn đề được doanh nghệp quan tâm, vậy để thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cần phải làm công việc gì và những dự án nào phải thực hiện thủ tục này? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn có thể liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được tư vấn cụ thể.

1. Luật sư tư vấn về báo cáo đánh giá tác động môi trường

Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc trong việc khắc phục những tác động mà mình gây ra cho môi trường khi thực hiện các dự án. Ngoài ra, việc đáng giá tác động môi trường còn thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội, đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.

Tuy nhiên, không phải dự án nào cũng bắt buộc phải thực hiện thủ tục đánh giá tác động môi trường. Do đó, để xác định dự án doanh nghiệp bạn đang thực hiện có cần thủ tục này hay không thì bạn có thể liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được tư vấn cụ thể.

Bạn có thể gửi yêu cầu tư vấn hoặc gọi: 1900.6169 để được giải đáp cụ thể.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo trường hợp chúng tôi xử lý sau đây để có thêm kiến thức pháp lý trong lĩnh vực này.

2. Quy định pháp luật về vấn đề đánh giá tác động môi trường

Câu hỏi: Kính gửi công ty Luật Minh Gia! Tôi có thắc mắc muốn được tư vấn như sau:Hiện nay tôi đang rà soát pháp lý một dự án, tên dự án được phê duyệt từ năm 2003 là Khu du lịch sinh thái, thể thao giải trí,...Nhưng cho đến nay thì trong các văn bản có lúc để tên thành Khu du lịch sinh thái, thể thao giải trí,... có lúc để tên thành Khu đô thị...[Đồ án chi tiết 1/500 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt từ năm 2011 Tên đồ án là khu du lịch sinh thái,...]

Vấn đề ở đây tôi thắc mắc là đã có Cam kết thực hiện môi trường năm 2004 [ do không phải là khu đô thị mà chỉ là Khu du lịch sinh thái,...]. Nhưng nay hoạt động biển hiệu ngoài cổng và để tên là "Khu đô thị..." thì có phải bắt buộc phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường hay không?Trân trọng cảm ơn!

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ Điều 9 Nghị định 175/CP quy định Chủ đầu tư, chủ quản dự án hoặc Giám đốc các cơ quan, xí nghiệp... thuộc các đối tượng sau đây phải thực hiện đánh giá tác động môi trường:

Điều 9Chủ đầu tư, chủ quản dự án hoặc Giám đốc các cơ quan, xí nghiệp... thuộc các đối tượng sau đây phải thực hiện đánh giá tác động môi trường:

1- Các quy hoạch tổng thể phát triển vùng, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các quy hoạch đô thị, khu dân cư;

2- Các dự án kinh tế, khoa học, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng;

3- Các dự án do tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế đầu tư, viện trợ, cho vay hoặc liên doanh thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam;

4- Các dự án nói tại các Khoản 1, 2 và 3 của Điều này được duyệt trước ngày 10 tháng 1 năm 1984 nhưng chưa tiến hành đánh giá tác động môi trường theo đúng yêu cầu;

5- Các cơ sở kinh tế, khoa học, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng đã hoạt động từ trước ngày 10 tháng 1 năm 1994.”

Theo đó, trường hợp trong hồ sơ dự án được phê duyệt từ năm 2003 là các quy hoạch đô thị, khu dân cư thì thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.

Ngoài ra, tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định 40/2019/NĐ-CP quy định lập lại báo cáo tác động môi trường như sau:

“6. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:

Điều 15. Lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Dự án thuộc đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 20 Luật bảo vệ môi trường phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, việc không triển khai dự án trong thời hạn 24 tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 Luật bảo vệ môi trường là việc chủ dự án không triển khai thực hiện hạng mục nào trong giai đoạn thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về xây dựng.

2. Dự án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Luật bảo vệ môi trường chưa đi vào vận hành phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường, bao gồm:

a] Tăng quy mô, công suất [mở rộng dây chuyền sản xuất chính, bổ sung công trình, hạng mục chính] của dự án làm phát sinh chất thải vượt quá khả năng xử lý chất thải của các công trình bảo vệ môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

b] Thay đổi công nghệ sản xuất sản phẩm chính của dự án; thay đổi công nghệ xử lý chất thải của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

c] Mở rộng quy mô đầu tư của khu công nghiệp; bổ sung vào khu công nghiệp ngành nghề đầu tư thuộc các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại nhóm I và nhóm II Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Chủ dự án thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được tiếp tục triển khai thực hiện dự án sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt lại báo cáo đánh giá tác động môi trường; chủ dự án thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này chỉ được thực hiện những thay đổi nêu trên sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt lại báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường sau thay thế cho quyết định phê duyệt trước đó.

4. Việc lập, thẩm định và phê duyệt lại báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bằng hình thức lấy ý kiến.”

Theo đó, đối với dự án tăng quy mô, công suất hoặc thay đổi công nghệ sản xuất sản phẩm chính của dự án hoặc mở rộng quy mô đầu tư của khu công nghiệp,…làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và dự án này chưa đi vào vận hành thì phải làm thủ tục lập lại báo cáo tác động môi trường. Chủ dự án chỉ có thể tiếp tục triển khai thực hiện dự án sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt lại báo cáo đánh giá tác động môi trường. Như vậy, với thông tin bạn cung cấp chưa thể hiện rõ nội dung dự án như thế nào. Do đó bạn có thể căn cứ vào các quy định trên để áp dụng vào trường hợp cụ thể của mình.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường [DTM] là hồ sơ pháp lý quan trọng nhất trong bộ “hồ sơ môi trường” mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có. Báo cáo đánh giá tác động môi trường là báo cáo mang tính dự báo những hoạt động gây ô nhiễm khi các bạn đưa doanh nghiệp của mình vào vận hành, khai thác thương mại. Dựa trên những dự báo đó, các doanh nghiệp phải đưa ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động. Tất cả các dự báo cũng như biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong Báo cáo DTM đều được thông qua dưới sự thẩm tra của Bộ/ Sở Tài nguyên Môi trường và các chuyên gia hàng đầu trong ngành môi trường. Đây cũng là nền tảng quan trọng nhất, song song với các Nghị định, Thông tư về môi trường mà doanh nghiệp cần lấy làm căn cứ để thực thi.

Khi nào phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường?

Báo cáo DTM được lập và trình phê duyệt trước khi triển khai xây dựng hoặc vận hành sản xuất. Tuy nhiên, đối với một số ngành nghề sản xuất đặc biệt như sản xuất hoá chất, phân bón, tái chế phế liệu,… thì các bạn cần được “chấp thuận chủ trương đầu tư” trước khi thực hiện DTM. Một nhà máy, cơ sở kinh doanh dịch vụ chỉ được thực hiện các bước tiếp theo sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt DTM.

Đối tượng nào sẽ phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường?

Để biết được doanh nghiệp của mình có thuộc đối tượng phải lập Báo cáo DTM hay không, các bạn tra cứu theo Phụ lục II, Nghị định 40/2019/NĐ-CP. Cách thức tra cứu như sau:

  • Tra cứu cột [2]: loại hình dự án.
  • Tra cứu cột [3]: quy mô dự án.

Nếu dự án của bạn thuộc cột [2] và quy mô nằm trong quy định tại cột [3] thì dự án này thuộc đối tượng phải lập Báo cáo DTM cấp Sở [thành phố]. Nếu dự án của bạn có quy mô lớn hơn nhiều so với quy định tại cột [3], bạn sẽ xem tiếp Phụ lục III [phê duyệt DTM cấp Bộ] để xác định cấp phê duyệt của dự án mình.

Cơ quan nào phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường?

Đối với các dự án không thuộc phạm vi bí mật quốc gia thì DTM được phê duyệt bởi 02 cơ quan chính là Bộ TNMT và Sở TNMT. Như hướng dẫn ở trên, để xác định dự án của mình thuộc cơ quan nào bạn tra cứu theo Phụ lục II và Phụ lục III của Nghị định 40/2019/NĐ-CP.

Căn cứ lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường?

Luật Bảo vệ môi trường;

Nghị định 40/2019/NĐ-CP;

Thông tư 25/2019/TT-BTNMT.

Hồ sơ cần thiết phải có để lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường?

Tuỳ vào mỗi loại dự án và nơi triển khai dự án mà chúng ta sẽ cần có những hồ sơ pháp lý khác nhau để lập Báo cáo DTM. Tuy nhiên, Chúng tôi liệt kê bên dưới những hồ sơ cơ bản nhất cần có để lập Báo cáo DTM như sau:

Giấy chứng nhận đầu tư;

Giấy đăng ký kinh doanh;

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc thay thế bằng: Hợp đồng thuê đất, Quyết định giao đất;

Thuyết minh dự án đầu tư bao gồm: quy mô hoạt động/sản xuất, quy trình hoạt động/sản xuất, danh mục máy móc thiết bị, số lượng công nhân viên,…

Các bản vẽ kỹ thuật về nhà xưởng/ cơ sở kinh doanh.

Quy trình lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường?

Báo cáo đánh giá tác động môi trường không được phép tạo lập bởi chủ dự án mà phải thông qua đơn vị tư vấn đủ điều kiện chức năng về lập DTM. Quy trình thực hiện như sau:

  • Khảo sát hiện trạng dự án & các đối tượng tự nhiên, kinh tế xã hội xung quanh;
  • Thu thập giấy tờ, thông tin số liệu của dự án;
  • Tham vấn ý kiến cộng đồng dân cư khu vực dự án;
  • Lập Báo cáo DTM;
  • Thẩm định Báo cáo DTM tại hội đồng thẩm định của Bộ/Sở TNMT dưới sự tham gia của Giám đốc Sở, các phòng ban liên quan và chuyên gia;
  • Hoàn thiện chỉnh sửa Báo cáo DTM và trình phê duyệt.

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT

   

Video liên quan

Chủ Đề