Vai trò của thị trường cổ phiếu đối với công ty phát hành

Chứng khoán và thị trường chứng khoán [TTCK] chính là thước đo sức mạnh của nền kinh tế của rất nhiều nước trên thế giới. Các chỉ số đo lường hay giá cổ phiếu của các công ty sẽ giúp thể hiện sức khỏe của nền kinh tế đất nước đó. FiinGroup xin chia sẻ những thông tin về tầm ảnh hướng của thị trường chứng khoán đối với nền kinh tế Việt Nam.

1. Ảnh hưởng của thị trường chứng khoán với nền kinh tế Việt Nam

Mọi biến động trên TTCK đều có thể tác động đến nền kinh tế và các nhà đầu tư. Đây chính là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế và cũng là kênh đầu tư tiềm năng của công chúng. Thị trường chứng khoán là nơi tạo ra các công cụ có khả năng thanh khoản cao, có thể tích tụ, tập trung phân phối vốn và chuyển thời hạn của vốn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế. Nhờ thị trường chứng khoán, chính phủ có thể huy động các nguồn lực tài chính mà không hề phải chịu áp lực về lạm phát, đặc biệt khi nguồn vốn đầu tư từ khu vực nhà nước còn rất nhiều hạn chế.

Thêm vào đó, TTCK được coi như “phong vũ biểu” của một nền kinh tế, nó có thể phản ánh chính xác triển vọng cho giai đoạn sắp tới. Theo các chuyên gia, nhìn vào thị trường chứng khoán sẽ cho thấy những góc nhìn đi trước sự thay đổi của nền kinh tế trong nửa năm. Cụ thể là giá chứng khoán tăng sẽ cho thấy nền kinh tế đang phát triển và ngược lại, giá chứng khoán giảm lại là dự báo không mấy tốt đẹp về triển vọng của một nền kinh tế trong tương lai gần. Ta có thể thấy một ví dụ điển hình là sự sụp đổ của TTCK năm 1929, đây cũng chính là nhân tố dẫn đến cuộc đại khủng hoảng vào những năm 1930. 

Đối với Việt Nam, thị trường chứng khoán đã hỗ trợ rất tốt cho công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và cùng với hệ thống tín dụng của ngân hàng tạo ra một cơ cấu thị trường vốn Việt Nam hiệu quả hơn, cân đối hơn, hỗ trợ cho sự phát triển của cả một nền kinh tế.

2. Những lợi ích của thị trường chứng khoán

2.1. Đối với doanh nghiệp

Để có thể huy động được một số vốn đầu tư dài hạn bên cạnh việc đi vay vốn ngân hàng, các công ty đã thực hiện huy động vốn thông qua hình thức phát hành chứng khoán. Đây chính là kênh mang lại nguồn vốn dồi dào từ công chúng giúp các công ty phát triển kinh doanh.

2.2. Đối với nhà đầu tư cá nhân

Thị trường chứng khoán là một kênh đầu tư rất tiềm năng, thay vì việc gửi ngân hàng với lãi suất ít ỏi thì nhà đầu tư có thể lựa chọn việc tham gia vào thị trường chứng khoán để tìm kiếm lợi nhuận. Việc này rất dễ dàng, thủ tục đơn giản, bất kể bạn có tài chính eo hẹp hay có một số vốn “mạnh”. Tuy nhiên, mọi việc đầu tư đều sẽ chứa đựng rủi ro và chứng khoán không phải là một ngoại lệ. Do đó, các nhà đầu tư phải có cách quản lý chặt chẽ, tìm hiểu thật kỹ trước khi tham gia. 

TTCK cung cấp cho công chúng các sản phẩm đầu tư phong phú, giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư và giảm thiểu rủi ro. Đây được coi là kênh đầu tư tối ưu giúp tạo ra được lợi nhuận cao so với các kênh đầu tư an toàn khác.

3. Lời kết

Thị trường chứng khoán ngày càng thể hiện được vai trò của mình trong sự phát triển của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đối với Việt Nam, thị trường chứng khoán cũng đã trải qua vô vàn biến động nhưng vẫn luôn khẳng định vai trò của mình trong sự thúc đẩy và phát triển kinh tế. Hy vọng bài viết này đã giúp được quý độc giả hiểu được tầm quan trọng và những ảnh hưởng của chứng khoán và thị trường chứng khoán với nền kinh tế.
 

Vai trò của thị trường chứng khoán trong nền kinh tế Việt Nam là như thế nào? Có những điểm cơ bản gì bạn cần lưu ý khi tham gia vào thị trường chứng khoán? Bất kỳ một ai muốn tham gia vào thị trường chứng khoán đề phải nắm rõ những kiến thức cơ bản này, nếu không muốn “xôi hỏng bỏng không”.

Luận Văn 1080 sẽ giúp bạn hiểu hơn về vai trò của thị trường chứng khoán qua những chia sẻ dưới đây. Qua đó bạn có thể nắm được những bước đi đầu tiên về chứng khoán và có tiền đề để tìm hiểu sâu hơn.

Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu xem thị trường chứng khoán là gì nhé!

Xem thêm:

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là gì? Vai trò đối với nền kinh tế

Dịch vụ viễn thông là gì? Cách phân loại 

Tìm hiểu về vai trò của thị trường chứng khoán trong kinh tế

Mục lục

Thị trường chứng khoán là một thị trường mua bán cổ phiếu doanh nghiệp, trong đó người mua cổ phiếu được gọi là cổ đông, và người bán là các doanh nghiệp. Các cổ phiếu này tồn tại dưới 2 dạng là dạng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán đại chúng và dạng được giao dịch một cách không công khai [VD: Mua bán cổ phần công ty]. 

Việc mua bán cổ phiếu sẽ thực hiện tại các sàn môi giới chứng khoán hoặc giao dịch điện tử trên các website chứng khoán chính thống. 

2. Vai trò của thị trường chứng khoán đối với nền kinh tế

Thị trường chứng khoán đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, trong đó có thể phân loại cụ thể vai trò của thị trường chứng khoán đối với 3 chủ thể tác động trực tiếp lên nền kinh tế là: chính phủ, doanh nghiệp và nhà đầu tư.

2.1 Vai trò của thị trường chứng khoán đối với chính phủ

Trong nền kinh tế quốc dân, thị trường chứng khoán giúp huy động và sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Vốn của chính phủ được huy động qua việc bán trái phiếu để đầu tư vào các dự án của nhà nước.

Thị trường chứng khoán giúp thúc đẩy quá trình cổ phần hoá đối với các doanh nghiệp nhà nước [doanh nghiệp quốc doanh].

Thị trường chứng khoán góp phần giúp chính phủ thực hiện các chính sách tiền tệ hiệu quả qua việc mua bán trái phiếu nhằm điều chỉnh sự tăng giảm của lãi suất thị trường.

Thị trường chứng khoán giúp bán cổ phiếu ra nước ngoài, giúp thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

2.2 Vai trò của thị trường chứng khoán đối với các doanh nghiệp

Thị trường chứng khoán là một giải pháp huy động nguồn vốn kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp qua việc bán trái phiếu hoặc cổ phiếu cho các nhà đầu tư. Qua đó, doanh nghiệp vừa không cần phải đi vay vốn trả lãi cao cho ngân hàng, vừa tạo ra được tính thanh khoản linh động cho công ty.

Thông qua chỉ số giá chứng khoán trên thị trường, thị trường chứng khoán giúp thể hiện chính xác và tổng quát các giá trị hữu hình và vô hình của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế. 

Qua đó giúp phát triển một môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng, từ đó góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng vốn, tạo động lực cho việc áp dụng công nghệ hiện đại vào cải tiến sản phẩm, dịch vụ.

Thị trường chứng khoán giúp các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu của mình đến công chúng một cách hiệu quả, dễ dàng và ít tốn kém. 

2.3 Vai trò của thị trường chứng khoán đối với nhà đầu tư

Thị trường chứng khoán cung cấp cho các nhà đầu tư một nguồn đầu tư đa dạng và tối thiểu hóa các rủi ro trong đầu tư. Qua đó, các nhà đầu tư có thể dễ dàng tìm được cho mình một doanh nghiệp phù hợp nhất để góp vốn đầu tư. 

3. Chức năng của thị trường chứng khoán

Sau khi hiểu được vai trò của thị trường chứng khoán thì chúng ta cùng tìm hiểu về các chức năng của thị trường chứng khoán như sau:

Chức năng của thị trường chứng khoán đối với nền kinh tế là rất to lớn vì thị trường chứng khoán nắm giữ rất nhiều chức năng quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước. Cụ thể như sau:

- Thị trường chứng khoán có chức năng huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế. Qua đó, cả chính phủ và doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu nhằm huy động vốn cho các dự án sản xuất kinh doanh để phát triển kinh tế.

- Thị trường chứng khoán tạo nên một môi trường đầu tư phong phú và đa dạng, qua đó các nhà đầu tư có nhiều sự chọn lựa các loại cổ phiếu [chứng khoán] phù hợp với khả năng và nhu cầu của mình.

- Thị trường chứng khoán góp phần tạo nên khả năng thanh khoản cho các chứng khoán. Có nghĩa là các nhà đầu tư ngoài việc mua chứng khoán còn có thể bán chứng khoán để lấy tiền, hoặc đổi thành các loại chứng khoán khác mà theo họ là có khả năng sinh lời cao hơn. Chức năng này giúp đảm bảo tính hoạt động liên tục và hiệu quả cho thị trường chứng khoán.

- Thị trường chứng khoán có chức năng đánh giá giá trị của doanh nghiệp và tình hình nền kinh tế đất nước. Theo đó, các chỉ số chứng khoán cao hay thấp sẽ thể hiện được giá trị của doanh nghiệp và nền kinh tế.

- Thị trường chứng khoán giúp chính phủ thi hành dễ dàng các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tránh thâm hụt ngân sách, điều chỉnh lạm phát, định hướng đầu tư kinh tế hiệu quả.

4. Cơ cấu của thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán được cơ cấu dựa trên 3 hình thức là phương thức giao dịch, tính chất chứng khoán giao dịch, và tính chất lưu chuyển vốn. Cụ thể như sau:

4.1 Cơ cấu dựa trên phương thức giao dịch bao gồm 2 dạng thị trường là:

  • Thị trường giao dịch ngay: mua bán với giá theo từng thời điểm trong ngày giao dịch. Tuy nhiên người mua sẽ thanh toán và nhận cổ phiếu sau vài ngày [tùy theo quy định số ngày của từng thị trường chứng khoán cụ thể]. Thị trường này còn được gọi là thị trường thời điểm.
  • Thị trường tương lai: mua bán cổ phiếu theo hợp đồng đã ký trước, trong đó giá cả được thỏa thuận ngay trong ngày giao dịch; người mua sẽ thanh toán và nhận cổ phiếu theo một kỳ hạn trong tương lai [Ví dụ: 1 tháng, 2 tháng, 5 tháng, 1 năm, 2 năm,…].

4.2 Cơ cấu dựa trên tính chất chứng khoán giao dịch sẽ bao gồm 3 dạng thị trường là:

  • Thị trường cổ phiếu;
  • Thị trường trái phiếu;
  • Thị trường chứng khoán phái sinh [chỉ tồn tại ở các nước có sự phát triển cao về thị trường chứng khoán].

4.3 Cơ cấu dựa trên tính lưu chuyển vốn:

Cơ cấu này bao gồm 2 dạng thị trường là thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Trong đó thị trường sơ cấp là tiền đề giúp tạo nguồn chứng khoán để lưu thông, thị trường thứ cấp là động lực giúp cho lưu thông chứng khoán thuận lợi. 

Tuy nhiên, việc phân biệt 2 dạng thị trường này chỉ mang tính chất tương đối. Ta có thể hiểu chức năng của 2 dạng thị trường này như sau: 

  • Thị trường sơ cấp: giúp thu hút nguồn tiền nhàn rỗi để đầu tư qua hành động mua chứng khoán.
  • Thị trường thứ cấp: giúp nhà đầu tư bán chứng khoán đã mua để chuyển đổi thành tiền mặt dễ dàng và thuận tiện. Tiền thu được hoàn toàn thuộc về nhà đầu tư đã bán hoặc chuyển nhượng chứng khoán cho các nhà đầu tư khác.

5. Đặc điểm của thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán bao gồm 3 đặc điểm cơ bản như sau:

- Thị trường chứng khoán là hình thức tài chính trực tiếp [mua bán cổ phiếu một cách trực tiếp].

- Thị trường chứng khoán là một thị trường gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Trong đó có người mua, người bán, thông tin giao dịch cụ thể, và hàng hóa được đồng nhất là cổ phiếu, trái phiếu với giá hoàn toàn phụ thuộc vào sự cân bằng cung cầu trên thị trường.

- Thị trường chứng khoán là một thị trường hoạt động liên tục.

Trên đây là các kiến thức tổng quát về thị trường chứng khoán, hy vọng rằng bạn có thể nắm được các kiến thức cơ bản về môn học này, đặc biệt là hiểu được vì sao vai trò của thị trường chứng khoán lại vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước.

Nếu cần tìm hiểu sâu thêm về vai trò của thị trường chứng khoán, bạn vui lòng liên hệ Email: hoặc SĐT: 096.999.1080 để nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ Tổng đài Luận Văn 1080 nhé.

Video liên quan

Chủ Đề