Linh vật của thần ares là gì ? ( 6 chữ, không dấu, không cách )

Đây là bản gỡ băng buổi Dionysus’Society đầu tiên của Book Hunter với chủ đề “Các vị thần Hy Lạp”. 

Các bạn có thể theo dõi các chương trình Dionysus’Society tại đây: //bookhunterclub.com/tag/dionysus-society/

Tại sao lại chọn Thần thoại Hi Lạp?

Thứ nhất, vì Thần thoại Hi Lạp là thứ dễ tiếp cận với chúng ta bởi chúng ta thường đã nghe hoặc biết được từ đâu đó một số khái niệm trong Thần thoại Hi Lạp, có thể do thông qua những nhãn hiệu như Artemis, Hermes, Nyx,… Thậm chí, một khái niệm trong chính trị mà sau này được chúng ta đưa vào sử dụng là “Plutocracy” [ám chỉ một thể chế mà ở đó những người giàu có lên thống trị thế giới] cũng được bắt nguồn từ cái tên của một vị thần ở trong cả thần thoại Hi Lạp và thần thoại La Mã [Pluto]. Ngay cả trong tâm lý học cũng có khái niệm “Mặc cảm Oedipe”, “Mặc cảm Narciss” bắt nguồn từ những câu chuyện được kể trong thần thoại Hi Lạp. Chúng ta bắt gặp rất nhiều khái niệm, nhưng chưa chắc được rằng chúng ta đã hiểu rõ nó. Và thực chất những khái niệm đó đều xuất phát từ thần thoại Hi Lạp.

Không những vậy, có rất nhiều cuốn sách nếu không đọc thần thoại thì ta không thể hiệu được. Ví dụ: Cuốn Từ hỗn độn đến hài hòa, “hỗn độn” chính là “Chaos”, xuất phát từ một từ Hi Lạp. Do vậy, để hiểu được sách vở hay văn chương phương Tây, chúng ta cần phải có một nền tảng vững chắc về thần thoại, đặc biệt là 3 cột trụ: Thần thoại Hi Lạp, Thần thoại Bắc Âu và Kinh Thánh. Vì thế cho nên bắt đầu bằng thần thoại Hi Lạp chính là một cách để chúng ta tiếp cận với kiến thức và văn minh phương Tây.

Thần Thoại Hi Lạp

1, Các vấn đề thường gặp khi tiếp cận Thần thoại Hi Lạp

Khi đọc Thần thoại Hi Lạp, đa số mọi người đều gặp vấn đề trong việc phải nhớ quá nhiều cái tên, phạm vi nội dung lại được trình bày quá rộng lớn, thiếu sự cô đọng. Không chỉ vậy, ngày nay người ta đọc thần thoại còn có cảm giác câu chuyện của các vị thần là những chuyện không đúng với chuẩn mực đạo đức, từ đó bị ngợp và không rút ra được bất kì kết luận gì. Để giải quyết được tất cả những rắc rối kể trên, trước hết chúng ta cần làm rõ một vài vấn đề:

2, Các vấn đề cần hiểu rõ trước khi đọc Thần thoại Hi Lạp

– Thần thoại: Câu chuyện kể về các vị thần sáng thế, duy trì trật tự thế giới. Các vị thần thường đại diện cho 1 thế lực, 1 dạng tự nhiên, hoặc 1 mô hình, ý tưởng nào đó,… Chúng ta có rất nhiều thần thoại: Thần thoại Hi Lạp, Bắc Âu. Ngay cả Kinh Thánh cũng có thể coi như là thần thoại trong phần Sáng Thế ký. Ở Việt Nam cũng có thần thoại về Thần Trụ Trời.

– Hi Lạp: Hi Lạp ngày xưa không giống với Hi Lạp bây giờ. Ngày xưa Hi Lạp bao gồm toàn bộ khu vực Địa Trung Hải: Bán đảo Baltic, 1 ít ở Tiểu Á, 1 chút ở Bắc Phi.

Ban đầu, trước khi có khái niệm Hi Lạp, chúng ta có 2 nền văn minh Phonecian và Micenae. Đây là 2 nền văn minh phát triển rực rỡ song sau đó sụp đổ. Lúc đó Athens chỉ là 1 vùng đất nghèo nàn. Khi 2 nền văn minh kia sụp đổ, cả khu vực Địa Trung Hải chìm trong đêm tối thì Athens mới vươn lên nhờ buôn bán, giao thương, từ đó trở thành khu vực tập hợp hầu hết các nền văn minh trên thế giới. Xung quanh đó, ở châu Phi có nền văn minh của các Pharaon, văn minh Lưỡng Hà khu vực Tiểu Á, và đặt một nghi vấn về sức ảnh hưởng của nền văn minh Celtic của châu Âu xuống Hi Lạp lúc bấy giờ.

Ngoài ra, ta thấy dấu vết nền văn minh Bắc Âu ảnh hưởng xuống rất ít, có thể do thời kì thánh chiến và diệt phù thủy kéo dài.

Như vậy, xét về thực chất, thần thoại Hi Lạp là tập hợp của nhiều thần thoại của Phonecian, Miceane, Bắc Phi, Lưỡng Hà, Tiểu Á và của người dân ở khu bán đảo Baltic,…

Các thần thoại có sự giao thoa vì nó đi kèm với tín ngưỡng của từng vùng. Mỗi bộ tộc sống ở một khu vực nào đó đều có những vị thần riêng, hệ thống tín ngưỡng riêng. Khi xã hội chấp nhận tất cả các vị thần thì phải có lí thuyết để hợp lí hóa tất cả các vị thần đó. Tất nhiên khi làm như vậy, xung đột sẽ diễn ra, nhưng những xung đột ấy rất nhỏ, không đến mức có thể đẩy đến chiến tranh, cho đến thời La Mã. Vì thế cho nên khi tiếp cận thần thoại Hi Lạp, chúng ta phải ghi nhớ một điều rằng các vị thần trong thần thoại Hi Lạp không phải là của Hi Lạp bây giờ mà là của tập hợp thần của rất nhiều vùng khác.

VD: Thần Mặt trời Helios có khả năng xuất phát từ Bắc Phi, ở khu vực Ai Cập. [ Vì trong các vương triều Ai Cập có một tu viện được gọi là “Heliopolis” [Đạo viện của thần Mặt Trời]: Ở đây các thầy tư tế hướng dẫn cho những người tu hành và các bậc hiền triết luyện tập cách thức tách linh hồn ra khỏi cơ thể để trải nghiệm. Từng có nhiều nhà khoa học học ở đây, trong đó có Pytagore.

Chúng ta có thể thấy được rằng các vị thần vốn không thống nhất với nhau. Phả hệ của thần thoại Hi Lạp mà bây giờ chúng ta được biết được ghi lại trong sách của Hesiod, Aristophan, Homer. Vậy vấn đề hệ thống hóa sẽ diễn ra như thế nào? Làm sao để biết được vai trò của vị thần nào đó trong hệ thống đồ sộ các vị thần Hi Lạp?

Có một cách thức được đưa ra ngày hôm nay là làm bảng hệ thống phả hệ. Bảng phả hệ chưa chắc đã hoàn toàn chính xác do dựa trên tư liệu của 2 triết gia, đồng thời do thần thoại Hi Lạp cũng là tập hợp của nhiều thần thoại, tuy nhiên lập bảng chúng ta có thể tra được thế hệ của các vị thần.

3, Thế hệ:

Các titan đời đầu

Thế hệ thần thứ nhất là thế hệ Titan đời đầu, bao gồm 5 vị thần, với những ý tưởng liên quan đến bóng tối, hỗn độn và hư vô.

VD: Chaos [hỗn loạn] sinh ra Geia [Thần đất, phát âm theo tiếng Hi Lạp – tượng trưng cho sự vững chắc, sự sinh sôi nảy nở], Nyx [bóng đêm, đêm tối – thể hiện sự chưa có gì],  Erebus [hư vô], Eros [tình yêu, ham muốn]

Nhìn vào 5 titan thế hệ đầu tiên, chúng ta thấy ý tưởng của họ đều liên quan đến sự không hiểu biết, vô minh, không có lí trí, đặc biệt là liên quan đến sự khởi sinh năng lượng dục với Eros hiển hiện cho sự ham muốn. Mặc dù được dịch là “tình yêu”, song về mặt chiết tự, “Eros” có nghĩa là “ham muốn”. Có nhiều giả thuyết về Eros cho rằng Eros là con của Aphrodite. Tuy nhiên giả thuyết ấy không hợp lí bằng giả thuyết cho rằng Eros khởi sinh ra từ titan đời 1. Bởi nếu Eros là con của Aphrodite và titan đời đầu chỉ còn 4 vị thì rất phi lí để có được sự sinh sôi nảy nở về sau vì phần Eros là phần đã tạo ra mối hấp dẫn giữa Chaos và Geia, Chaos với Nyx hay Erebus với Nyx,…

Các titan thế hệ thứ hai

Các Titan thế hệ thứ hai lại đông hơn, trong đó có một nhân vật quan trọng là Uranus [Thần Bầu trời – Cha của các vị thần]. Uranus giao phối với Geia,  sinh ra nhiều người con ở thế hệ Gigantes. Titan đời 2 bao gồm hai nhóm thần với hai loại ý tưởng khác nhau:

Nhóm 1 là ý tưởng về thần tự nhiên [Uranus, Pontus, Hemera, Typhon,… đều là các vị titan đời hai]. Họ là những người tạo ra thiên nhiên và mỗi người giữ 1 phần nào đó trong thực tại.

 Nhưng bên cạnh đó, Erebus và Nyx lại tạo ra Hypnos [thần ngủ] và Thanatos [thần chết] là hai vị thần không liên quan gì đến thiên nhiên. Chính sự khác lạ này khiến chúng ta cần đặt nghi vấn về “thân thế và sự nghiệp” của Hypnos và Thanatos, bởi thuở hỗn mang là lúc chưa có con người, mà khi chưa có con người thì sẽ không thể có việc chết chóc hay buồn ngủ vì các vị titan đều bất tử.

Từ đó, có thể kể đến các vị thần ở nhóm 2, bao gồm Morus, Nemesis, Momus, Eris, Hypnos, Thanatos,… Nhóm 2 là nhóm phá thực tại hoặc tạo thực tại giả [giấc mơ, dối trá, thất vọng, trừng phạt,…]. Thế nhưng, như đã trình bày ở trên, đây là thời kỳ chưa có con người, vậy sự phá hủy mà các vị titan nhóm 2 đem lại thực chất là phá hủy cái gì, điều này vẫn còn cần thêm thời gian để tìm đáp án. Mặc dù vậy, đây là phần rất mơ hồ trong thần thoại Hi Lạp, hầu như là không có tư liệu. Những tư liệu được ghi chép lại nhiều nhất đã có trong giáo phái của Dionysus nhưng trong thời Trung Cổ, giáo phái này đã bị tiêu diệt.

Một vấn đề khác cần quan tâm đó là Titan đời đầu và Titan đời thứ hai đều có đặc tính dương và âm. Khi tiếp cận với hai thế hệ này, chúng ta nên nhìn tất cả các nhân vật giống như những ý niệm triết học, không nên nhìn như các nhân vật.

Uranus và Geia cùng với các vị thần thuộc Titan thế hệ 2 đã tạo ra một thế giới quy củ, có sự phân chia trời đất, có sự tách biệt, nhị nguyên, không còn là hỗn độn như trước.

Sau này, Uranus nhốt hết các titans xấu xí xuống dưới địa ngục Tartarus. Geia tức giận, thúc đẩy Chronos chống lại cha mình.

Thế hệ titan Gigantes

Theo thần thoại, Chronos [nghĩa là “thời gian”] cùng các anh chị em của mình nổi dậy phá địa ngục Tartarus, giết Uranus và cắt dương vật của Uranus. Uranus chết, dương vật rơi xuống biển, tạo ra Aphrodite. Giai đoạn của Uranus kết thúc, giai đoạn của Chronos bắt đầu.

Chronos sau khi lật đổ cha mình lên nắm quyền, vì sợ hãi sự nổi dậy từ con mình nên đã nuốt 3 đứa con trai và 3 đứa con gái vào trong bụng. Trong số đó, Zeus thoát nạn do được mẹ đánh tráo với hòn đá. Về sau, Zeus được chăm sóc trên một hòn đảo, tránh xa khỏi sự theo dõi của Chronos. Cũng từ đây, khi lớn lên, Zeus nuôi chí nổi dậy giết Chronos để cứu anh chị em của mình.

Cuộc nổi dậy của Zeus đã khiến Chronos chết, thời đại của các vị thần Olympus bắt đầu.

Trong thế hệ của Gigantes, có một số nhân vật titan rất quan trọng là Coeus, Phoebe, Mnemosyne [Ký ức]. Ba vị titan này quan trọng bởi họ thể hiện cho cái ý tưởng của Gigantes. Vậy ý tưởng của Gigantes là gì?

Về bản chất, “Coeus” dịch ra có ý nghĩa là “Câu hỏi và lí trí”, “Phoebe” là “thần mặt trăng”, “Hyperion” là “quan sát”, “Themis” là “sự phán xử”,… Nhìn chung, thế hệ thần Gigantes có một điểm chung là họ đại diện cho các đặc tính của tâm trí.

Như vậy, xét một cách tổng quát, chúng ta có thể thấy các ý tưởng chung của ba thế hệ Titan: Hỗn độn đại diện cho thế hệ đầu, Trật tự là ý tưởng của thế hệ thứ hai, và Đặc tính tâm trí là của thế hệ thứ ba.

Cuộc nổi dậy của Zeus chống lại Chronos được hỗ trợ bởi Rhea, Geia, và 1 số các titans thế hệ 2 [bị Chronos nhốt xuống địa ngục Tartarus đó]. Khi Chronos chết, Zeus lên ngôi, lại tiếp tục nhốt titan xuống địa ngục. Chính vì thế, các titan đời 2 và các Gigantes bắt tay với nhau, đứng lên chống lại Zeus.

Lúc đó, Typhon ra đời. Typhon tiêu diệt được Zeus bằng cách rút hết gân Zeus và đẩy Zeus xuống địa ngục. Để cứu Zeus, 1 loạt các vị thần trẻ do Zeus sinh ra đã cùng nhau chơi nhạc cho Typhon nghe để nó ngủ quên, nhân lúc đó Hermes trộm bộ gân để cứu Zeus. Khi được trả lại bộ gân, Zeus  giết Typhon và tống hết các titan chống lại mình xuống địa ngục.

Sau đó, Zeus lấy đỉnh Olympus làm thủ phủ, chia ra 12 vị thần cai quản thế giới. Ngày nay, số lượng các vị thần không được rõ ràng và chồng chéo nhau. Vì vậy cho nên chúng ta sẽ không đi vào phân tích từng vị thần một mà tạm chia các vị thần theo 3 hệ thống chính: Các vị thần đại dương dưới sự cai quản của Poseidon, các vị thần trên đỉnh Olympus mà đứng đầu là Zeus và Hera, cuối cùng là Địa ngục của Hades và Persephone.

Thông thường, trong quan niệm phương Đông, thậm chí cả quan điểm của Thiên Chúa giáo, hệ thống sẽ được chia thành Thiên – Địa – Nhân. Thế nhưng D’S chia thần thoại Hi Lạp ra thành 3 khu vực Đại dương – Olympus – Địa ngục là bởi Đại dương là một khu vực vô cùng quan trọng đối với Hi Lạp lúc bấy giờ.  Hi Lạp vốn bao gồm nhiều đảo, bao quanh bởi biển, và trên thực tế, văn minh Hi Lạp là vùng văn minh được bao quanh bởi vùng biển Địa Trung Hải và Biển Đỏ.

Trong 3 hệ thống kể trên, Olympus có thể coi là chính quyền trung ương, tập trung những vị thần có tính chất điều hành. Hai hệ thống còn lại hầu như là các vị thần cai quản các vùng đất [sông, suối, biển,…].

Trong thần thoại, sự phân chia vùng cai quản có được là do bốc thăm.

Các vị thần trên đỉnh Olympus:

Trên Olympus, có các vị thần Athena, Apollo, Hermes, Aphrodite, Dionysus, Artemis, Herphaitos, Eos [titan ở thế hệ trc, dc trưng dụng phục vụ cho Hera], Hestia [thần bếp lửa],… sinh sống. Họ hầu hết đều đảm nhận chức vụ cụ thể nào đó và là con của Zeus. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một số các vị thần lớn trên đỉnh Olympus.

Vị thần đầu tiên có thể kể đến là Apollo. Apollo được miêu tả với vẻ ngoài đẹp trai, chiến công oanh liệt. Apollo thường đại diện cho chính nghĩa với cây cung bạc, tóc vàng, đội vòng nguyệt quế. Mặc dù vậy, trong thần thoại, Apollo lại là một vị thần sống cuộc đời “FA” với “chiến tích” cưa gái nào là gái ấy… không đổ. Chẳng hạn, thất bại trước mối tình với nàng Daphne, Apollo giành về chiếc vòng nguyệt quế đại diện cho vinh quang và chiến thắng. Thế nhưng trong cái nhìn của các nhà dân tộc học, mối tình giữa Apollo và Daphne sẽ được xem xét dưới góc độ “sát phu hiếp phụ” của một dân tộc này đối với một dân tộc khác. Tuy nhiên, chiến công của Apollo lại rất ít so với những vị thần khác. Apollo thành niềm cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ và triết gia sau này bởi ý tưởng về chính nghĩa và cái đẹp chân chính. Ngoài ra, Apollo cũng có 1 số mối quan hệ đồng tính với Dionysus.

Tiếp đến là Aphrodite – Nữ thần tình yêu và sắc đẹp. Trong những bức tượng cổ thường mô tả bầu vú của Aphrodite, tượng trưng cho sự sinh đẻ, liên quan đến dục nhiều hơn là sắc đẹp, do vậy, về mặt từ nguyên, chúng tôi không chắc chắn về ý nghĩa “tình yêu và sắc đẹp” trong cái tên Aphrodite. Theo 1 số truyền thuyết, người ta cho rằng Aphrodite sinh ra Eros nhưng đây cũng chỉ là một giả thuyết chưa chắc chắn.

Aphrodite cặp kè lăng nhăng nhiều người, trong đó có Zeus. Về sau, để tránh mối hiềm khích với Hera, Zeus gả Aphroite cho thần thợ rèn Herphaitos. Trong quãng thời gian làm vợ Herphaitos, Aphrodite vẫn ngủ với Ares và sinh ra nhiều con [Thần bất hòa và thần hài hòa]. Tra từ nguyên, Aphrodite có nghĩa là “xuất hiện từ bọt nước”, liên quan đến việc dương vật của Uranus rơi xuống biển.

Có thể coi Aphrodite là 1 trong các nguyên nhân gây ra cuộc chiến thành Troy. Ở đây, chúng ta thấy một điểm hài hước: Thần tình yêu và sắc đẹp nhưng lại gây ra nhiều chiến tranh nhất.

Kế tiếp là thần bếp lửa Hestia. Hestia vốn dĩ là chị gái của Zeus. Ý tưởng chính của Hestia tượng trưng cho sự sum vầy, gắn kết của các vị thần. Hestia đã nhường lại ghế trong 12 vị thần cai quản Olympus cho Dionysus và Hestia ko sinh con đẻ cái.

Một nhân vật khá đặc biệt nữa là Athena. Athena là thần chiến binh [Athena khác Ares ở chỗ Ares là thần chiến tranh, còn Athena là thần chiến lược [sinh ra từ bộ não của Zeus]]. Athena là người tạo ra vùng đất Athens [Câu chuyện bắt đầu từ việc một vùng đất phồn vinh, giàu mạnh ở Địa Trung Hải cần 1 vị thần bảo hộ. Lúc này có sự tranh chấp giữa Athena, Poseidon và Hera đối với quyền bảo hộ của vùng đất ấy. Mỗi vị thần đều ban cho vùng đất này một món quà nào đó, và Athena ban tặng cây oliu, một thứ mà người dân ở đây rất thích. Nhờ đó mà Athena thống trị được khu vực Athens [Athens lấy từ tên Athena mà ra]. Từ câu chuyện trên có thể thấy chiến lược phát triển của người Hi Lạp là coi trọng tri thức và trí tuệ. Trí tuệ là ý tưởng chính của Athens [phương Tây ngày nay vẫn thừa hưởng truyền thống cổ của Athens để lại]. Trong lịch sử, từng ghi lại cuộc chiến giữa Athens và Sparta, trong đó Athens thờ Athena, còn Sparta thờ Ares. Thực chất, đó chính là cuộc chiến của quân đội mạnh với chiến lược và công nghệ mới. Athens cũng thắng những vùng đất khác nhờ chiến lược, trí tuệ, công nghệ.

Athena cũng là vị thần tạo ra con nhện.

Tiếp theo là thần đưa tin Hermes. Hermes là con của Zeus và tiên nữ Maia. Ngay khi ra đời, Hermes đã phải trốn khỏi sự truy giết của Hera. Hermes vừa mở mắt ra đã biết đi ăn trộm đàn bò của Apollo và xẻ thịt đàn bò đi đút lót các vị thần. Hermes còn tạo ra đàn Lia. Vì rất thích cây đàn này mà Apollo đã dùng quyền trượng của mình để đổi lấy cây đàn.

Hermes cai quản nghề trộm cắp, giao thương. Vậy tại sao nghề trộm cắp lúc đó lại được coi trọng đến mức có hẳn một vị thần cai quản nghề này? Xét vể bản chất, thực ra công việc giao thương chính là trộm cắp [công nghệ, tài nguyên, ý tưởng…] ở vùng này bán lại cho vùng khác với giá cao hơn.

Ngoài ra, Hermes còn làm nhiệm vụ truyền tin cho Zeus [Hermes có đôi hài có cánh]. Từ đây chúng ta có thể đưa ra một mối liên hệ giữa giao thương và thông tin: 2 thứ đi kèm với nhau, giao thương diễn ra thì con người mới có nhu cầu lưu trữ thông tin.

Hermes còn là vị thần tạo ra chữ viết của người Hi Lạp, đưa các linh hồn sau khi chết xuống âm phủ.

Tóm lại, Hermes là một vị thần quan trọng trong thần thoại Hi Lạp. Tất cả các câu chuyện về Hermes đều liên quan đến ăn trộm, nhưng không phải để giữ mà là để cho vui hoặc để trao đổi. Hermes không có mối tình nào đặc biệt. Mối tình sâu sắc nhất chắc chỉ có với Dionysus.

Một vị nữ thần thú vị khác là Artemis – em song sinh với Apollo. Artemis là nữ thần mặt trăng và săn bắn, một nữ thần đồng trinh. Mối quan hệ giữa mặt trăng và săn bắn được thể hiện ở tính nữ của nữ giới trong những ngày trăng tròn hoặc trong kì kinh nguyệt. Những ngày này, nữ giới trở nên hung hăng hơn. Nữ thần Artemis chính là đại diện cho tính nữ ấy.

Artemis khác với thần mặt trăng Diana trong thần thoại La Mã. Chúng ta cần phân biệt rõ giữa thần thoại La Mã và thần thoại Hi Lạp. Trong lịch sử, La Mã có tập quán trộn lẫn các phong tục với nhau. Rất nhiều hệ thống thờ cúng của người La Mã đượcc lấy từ Ai Cập, cũng như có du nhập nhiều yếu tố từ thần thoại Hi Lạp, nhưng nhiều thần trong hệ thống La Mã lại không có trong hệ thống Hi Lạp [Janus, Helios]. La Mã thay đổi việc thờ thần liên tục, hầu hết các thần thờ ở địa phương.

Tiếp theo là nam thần Herphaitos – Thần thợ rèn. Herphaitos được miêu tả là chân thọt, chuyên gia rèn vũ khí. Ý tưởng chính của Herphaitos liên quan đến ngành rèn kim loại, luyện vũ khí. Dưới trướng Herphaitos có 3 cyclops.

Có hai vị thần khác cũng rất quan trọng trên đỉnh Olympus là Dionysus và Demeter. Cả hay đều được gọi là thần mùa màng, nhưng họ sở hữu những biểu tượng khác nhau. Biểu tượng của Demeter là lúa mì, liên quan đến vấn đề lương thực. Biểu tượng của Dionysus lại là rượu nho. Sự khác biệt ấy đem đến một ý nghĩa rằng Demeter đại diện cho lương thực dành cho đại chúng, còn Dionysus đại diện cho thực phẩm ở tầng lớp cao. Dionysus chuyên tạo ra rượu nho bất tử cho đỉnh Olympus và đảm nhiệm việc tạo ra khoái lạc, tạo cảm hứng, và sự trừng phạt thâm thúy.

Theo sử gia phân tích, có khả năng Dionysus xuất phát từ khu vực Trung Đông, vùng Tiểu Á chứ ko phải là con của Zeus như trong thần thoại.

Ngoài ra còn có truyền thuyết về tái sinh của Dionysus.

Bên cạnh đó còn có thần Ares – Thần chiến tranh. Ares giống Hades ở một điểm là chỉ chung thủy với một người, trong trường hợp của Ares là Aphrodite. Tuy nhiên, theo thần thoại, Ares lại không lấy vợ.

Thần Hera đại diện cho sự sinh sản, mái ấm gia đình. Mặc dù vậy, Hera lại vướng vào bị kịch của người đàn bà vì gia đình nhưng lại hay ghen và phá hoại hạnh phúc của những người phụ nữ khác.

Xem xét danh sách các vị thần, có một điểm cần ghi nhớ đó là các vị thần đề đại diện cho một ý tưởng, một đặc tính nào đó trong xã hội Athens cổ đại.

Đại dương của Poseidon

Vấn đề các vị thần đại dương có rất nhiều tranh cãi, nhất là về mặt địa điểm.

Trước hết, cần biết được rằng có 3 thế hệ thần đại dương, mỗi thế hệ lại cho ra 1 đội thần đại dương riêng.

Thế hệ đầu tiên gồm có Pontus [Titan đời hai. Về mặt từ nguyên thường ám chỉ riêng vùng biển đen]. Pontus lấy Thalassa [“muối”], đẻ ra Nerus. Nerus [“Nước”] qua lại với Protus [“Người đầu tiên, kẻ sinh ra đầu tiên”]. Giữa Nerus và Protus lại hay có sự nhập nhằng bởi cả hai đều được mô tả là ông già có khả năng thay đổi hình dạng, dường như đã đại diện cho yếu tố thất thường của biển cả.

Sau này, Nerus đẻ ra 1 đội thần biển Nereis – các nữ thần biển.

Thế hệ thứ hai là thế hệ của Oceanus, tương ứng với titan đời 3. Oceanus khác với Pontus ở chỗ, Oceanus được hiểu là “dòng sông khổng lồ bao bọc quanh thế giới, mặt trời mọc lên trên dòng sông vào buổi sáng ở hướng đông, lặn ở hướng tây”, còn Pontus lại gắn liền với Biển Đen, khoảng Tiểu Á.

Oceanus lấy Tethys [có nghĩa là “cho bú”], đẻ ra các thần sông và các Oceanis [các vị tiên nhỏ cai quản vùng biển].

Thế hệ thứ ba là của Poseidon [Từ nguyên “Poseidon” nghĩa là “Người chủ, người cha” – có thể đơn giản là do làm cha chú, lãnh đạo, làm chủ người khác]. Đến thời Poseidon, các vị thần biển khác trước đó bị lãng quên.

Poseidon có đội thần biển Triton [con của Poseidon], Triton có đội Sirens [các tiên biển, có giọng hát mê hồn, chuyên mê hoặc các thủy thủ]. Ngoài ra có một thuyết rằng Triton không phải con của Poseidon, mà là một từ chỉ “người phục vụ”.

Poseidon vợ và rất nhiều bồ, sống rải rác và thường chia nhau cai trị những vùng biển. Poseidon theo thần thoại mô tả thường đặc biệt mâu thuẫn với Athena. Ví dụ như sự việc tranh giành thành Athens, tán tỉnh Medusa trong đền Athena.

Nhìn vào hệ thống các vị thần biển, chúng ta thấy nổi lên một vấn đề: Vùng Hi Lạp quá rộng với nhiều khu vực văn hóa khác nhau, các vùng này liên lạc chủ yếu qua đường biển, dẫn đến việc hầu hết các vị thần biển đều liên quan đến việc giao thương, liên lạc trên biển.  Về sau, Pontus được sử dụng với nghĩa là các đường biển.

Lí do có nhiều thần biển như vậy cũng có thể là do có nhiều vùng biển của nhiều nền văn hóa khác nhau.

Tìm hiểu về các vị thần biển, chúng ta còn cần chú ý đến hình ảnh biểu tượng Neptune [thần cầm đinh ba, có đuôi cá]. Đây là một biểu tượng sai, bởi đó là hình ảnh của Tryton [người con trai cả của Poseidon – thần nửa người nửa cá, cầm đinh ba]. Đinh ba là hình ảnh đặc biệt bởi còn xuất hiện trong biểu tượng của thần Shiva. Theo truyền thuyết, nó chuyên điều khiển những mộng mị, ảo tưởng. Chính vì thế, Poseidon gắn liên với hải vương tinh, cũng có ý nghĩa như vậy.

Âm phủ của Hades

Có nhiều âm phủ [địa ngục Tartarus, địa ngục Erebus], trong đó có cả âm phủ của Hades.

Hades vốn là anh trai của Zeus, đảm nhiệm công việc phân xử dưới địa ngục. Thế giới địa ngục vô cùng phức tạp, do vậy, chúng ta chỉ cần ghi nhớ một vài nhân vật quan trọng sau:

Đầu tiên là Persephone – vợ của Hades. Persephone tượng trưng cho mùa xuân và sự hồi sinh. Nàng là con gái của Demeter, vì thầm thương trộm nhớ mà bị Hades bắt cóc về làm vợ. Demeter đến kiện với Zeus nhưng Zeus  vì không muốn gây khúc mắc với anh trai mình nên làm lơ cho qua. Demeter tức giận, khiến tất cả thế giới chìm trong mùa đông giá rét. Zeus thấy vậy đành đi thỏa thuận với Hades. Theo đó,  Hades chấp nhận trả lại Persephone cho Demeter, nhưng Hades cũng rất “thủ đoạn” khi cho Persephone ăn một quả lựu – một thứ đồ ăn ở dưới âm phủ. Trong quy định ở âm phủ, tất cả những ai đã ăn đồ ăn của âm phủ đều phải trở thành người của âm phủ. Chính vì thế, Demeter buộc phải chấp nhận để Persephone lên trần gian 6 tháng [Xuân hạ] và phải quay lại âm phủ trong 6 tháng còn lại.

Xét về ý tưởng, biểu tượng Persephone thường gắn liền với sự tái sinh, hồi sinh, đầu thai và mùa xuân. Mùa xuân, sự sống đi lên từ chết chóc. Trong tín ngưỡng thờ Dionysus, người dân cũng có thờ cả Persephone.

Hades [tượng trưng cho cái chết] và Persephone [hồi sinh] cùng cai quản địa ngục. Ý tưởng của địa ngục Hades là cai quản cái chết và mang lại sự hồi sinh chứ không đơn thuần là đem đến sự trừng phạt.

Ở địa ngục Hades còn có một quy trình đưa vong xuống địa ngục:

Hermes đưa vong đến sống Styx, Charon chở vong đến địa ngục. Những người mắc tội sẽ bị trừng phạt, người tốt hoặc được lên làm thần, hoặc tiếp tục làm người bình thường.

Hỗ trợ cho quy trình ấy có Charon [người lái đò, nhận tiền của người chết để làm lộ phí qua đò, nếu ko qua đò đượcc sẽ lang thang quanh sông Styx hàng trăm năm. Đây chính là nguồn gốc cho phong tục úp tiền lên mắt người chết của người Hi Lạp. Tại sao lại úp lên mắt? Hiện nay vẫn chưa có tài liệu giải thích điều này. Chúng ta có thể phỏng đoán một lí do là: Mắt là đại diện cho phần linh hồn của con người, có thể lấy cái lập trình thông tin của đồng tiền đem đi].

Bên cạnh đó còn có nữ thần sông Styx [con sông dưới âm phủ]: Nước sông thường được lấy để đem ra thề thốt, làm chứng.

Ngoài ra còn có một loạt các hệ thống phán xử khác: 3 anh em Radamathys, Minos, … Họ trước đây đều là vua, chết đi thành thần phán xử: Người trừng phạt – Người đưa ra quy trình tha tội cho người tốt. Hoặc có 3 nữ thần báo thù.

Các vị thần ở âm phủ đều liên quan đến phán xử, pháp lý, trừng phạt, xử lí các vấn đề trong xã hội. Tất cả các ý tưởng về pháp luật được hình thành dưới địa phủ, khác với trên Olympus, các vị thần chỉ tuân theo lời thề trên sông Styx, tức là tuân theo đàm phán với nhau. Hệ thống âm phủ gắn liền với hình thức Hành pháp, Lập pháp trong xã hội.

Một điều đặc biệt nữa là ở địa ngục không có loạn luân, cũng không có những mối quan hệ đồng tính.

Nhìn tổng quan ở cả 3 hệ thống lớn, chúng ta thấy xã hội ở dưới âm phủ lại là xã hội giống với trật tự của nền văn minh nhất. Trong khi thế giới Olympus lại rất hỗn loạn, và thế giới của Poseidon vô cùng mất trật tự.

Địa ngục Hades là thứ thể hiện cho nền văn minh, tạo ra pháp luật và trật tự xã hội; còn đỉnh Olympus thể hiện cho 1 xã hội mà ở đó các vị thần tạo ra các giá trị, các chuẩn mực.

Nếu nhìn theo trật tự xã hội, trật tự của Poseidon có nét tương đồng với chế độ phong kiến tán quyền [Poseidon có quyền lực cao nhất, nhưng có những vùng biển cắt cho những vị thần khác], hoặc giống chế độ cướp biển Viking [hình thức bỏ phiếu, đa đảng,…], hải quân [thuận lợi trong giao thương hoặc thảm họa trên biển]. Trong trật tự Olympus, Zeus đóng vị trí tối cao [tương đương tổng thống], còn lại là Nghị viện, có vấn đề sẽ bỏ phiếu. Việc lập giao ước trên sông Styx dễ khiến người đọc liên tưởng đến mô hình dân chủ, có nét giống với Athens. Xã hội của Hades lại là một xã hội pháp quyền, pháp luật được tôn trọng thực thi, có vai trò cao hơn mọi thứ [tương tự ý tưởng chính của đảo Cretes].

Bên cạnh các vị thần giữ vai trò quan trọng trong thần thoại Hi Lạp, chúng ta còn có thể kể đến các vị thần nhỏ khác. Họ thường là những người phi thường, hoặc “con ông cháu cha”, sau này trở thành thần [bán thần/ á thần]; hoặc có thể là tiên núi, tiên biển, gắn liền với những sự tích nhỏ.

Sau tất cả, để tiếp cận được thần thoại Hi Lạp, chúng ta cần phải bỏ qua những vấn đề đạo đức, do thần thoại Hi Lạp là câu chuyện liên quan đến ý tưởng và những thời đại sống khác nhau. Bởi khi lật lại vấn đề, đạo đức và luân lí ta đang tin từ đâu mà có? Chúng do 1 triết gia hoặc 1 thể chế chính trị nào đó áp đặt lên. Bản chất loạn luân là làm cho giống nòi bị suy yếu, vì thế cho nên mới phải trao đổi giữa các dòng tộc với nhau. Loạn luân vì vậy không phải vấn đề đạo đức mà là vấn đề duy trì nòi giống. Tất cả những lập luận này được đưa ra để nhấn mạnh vào việc cần loại bỏ những vấn đề đạo đức, luân lí khi đọc về các vị thần trong thần thoại nói chung và trong thần thoại Hi Lạp nói riêng. Tiếp cận thần thoại Hi Lạp một cách hệ thống, thực chất là tiếp cận các ý tưởng được đề cập lần lượt trong tác phẩm.

Video liên quan

Chủ Đề