Làm thế nào để gây ấn tượng trong lần đầu gặp gỡ

Đối với tất cả mọi người, những “lần đầu tiên” luôn là dịp rất quan trọng. Lần đầu hẹn hò, lần đầu thử một món ăn ngon, lần đầu được làm điều mình chưa bao giờ dám thử… Và lần đầu gặp mặt là một trong những điều “đầu tiên” mà nếu bạn không biết cách tạo ấn tượng, chưa chắc sẽ có lần gặp thứ 2, thứ 3… Trong đó, cách nói chuyện thông minh, duyên dáng không chỉ góp phần quyết định thành công của buổi đầu gặp gỡ mà còn thể hiện một phần bản thân mình, dễ gây thiện cảm với đối phương.

Nụ cười trong 3 giây đầu tiên

Để bắt đầu câu chuyện, không gì tốt hơn một nụ cười. Đừng tỏ vẻ nghiêm trọng quá mức cần thiết, cũng đừng tự khiến mình trở nên kém duyên vơi nụ cười không đúng lúc, đúng chỗ. Nở một nụ cười nhẹ nhàng trước khi mở lời không chỉ giúp bạn xua đi cảm giác lo lắng, căng thẳng mà còn tỏa ra năng lượng tích cực và thân thiện, khiến cho người đối diện cảm thấy thoải mái và dễ dàng đón nhận câu chuyện hơn.

Làm thế nào để gây ấn tượng trong lần đầu gặp gỡ
Làm thế nào để gây ấn tượng trong lần đầu gặp gỡ

Hãy nở một nụ cười và tạo không khí thoải mái cho cuộc nói chuyện đầu tiên.

Ánh mắt chính là thứ “vũ khí” mà ai cũng có

Ngôn ngữ cơ thể là ngôn ngữ tự nhiên của con người và rất có hiệu quả trong giao tiếp nhưng không phải ai cũng biết cách vận dụng. Ánh mắt chính là thứ ngôn ngữ bạn cần phải sử dụng trong trường hợp này. Hãy tập trung nhìn vào mắt đối phương, tạo cho người đối diện biết rằng bạn đang tôn trọng và rất chú ý lắng nghe họ. Không chỉ thế, một ánh mắt biết cười còn là ánh mắt gây ấn tượng và thu hút người khác hơn bao giờ hết. Đừng nhìn chằm chằm vào người đối diện bằng ánh mắt “ngơ ngác”, “mơ màng”, “tọc mạch”, hay liên tục đảo mắt xung quanh, như thế sẽ dễ gây khó chịu cho người đối diện, họ sẽ có suy nghĩ bạn đang thiếu tập trung, không hiểu cuộc hội thoại hoặc đang cảm thấy nhàm chán trong câu chuyện của 2 người.

Làm thế nào để gây ấn tượng trong lần đầu gặp gỡ
Làm thế nào để gây ấn tượng trong lần đầu gặp gỡ

Hãy để cửa sổ tâm hồn trở thành “vũ khí lợi hại” giúp bạn thu hút người đối diện vào câu chuyện của mình.

Điều chỉnh âm thanh cũng rất đáng để quan tâm

Muốn đối phương hiểu và hòa vào câu chuyện của bạn, hãy biết cách điều chỉnh âm lượng và tốc độ truyền đạt của mình. Người nghe có thể nắm bắt được những gì bạn nói và dễ dàng trả lời chính là sự thành công trong việc này. Đừng “ào ào” như kiểu đối phương phải có nhiệm vụ đến để nghe câu chuyện của bạn. Trong một cuộc phỏng vấn xin việc, nếu bạn cứ chăm chăm khoe khoang thành tích hay kinh nghiệm mà chẳng chừa chỗ cho người khác nhận xét, bạn có chắc rằng người đang ngồi phỏng vấn sẽ có thiện cảm tốt với mình? Tương tự, đừng nói như “hét vào tai người khác”. Một số người bẩm sinh đã “ăn to nói lớn” dù không cố ý, trong cuộc trò chuyện, họ sẽ không kiểm soát được âm lượng và có xu hướng nói to dần lên. Nếu bạn là típ người này, hãy tập luyện kiểm soát âm lượng của mình và luôn nhắc nhở bản thân: nói chậm rãi, nói vừa phải.

Làm thế nào để gây ấn tượng trong lần đầu gặp gỡ
Làm thế nào để gây ấn tượng trong lần đầu gặp gỡ

Hãy tự điều khiển tốc độ và âm lượng phù hợp cho những buổi nói chuyện, đặc biệt là trong lần gặp đầu tiên.

Bề ngoài chỉn chu là điều nhất quyết không được quên

Vẻ ngoài không cần quá cầu kì kiểu cách, nhưng phải đảm bảo “sạch sẽ” và gọn gàng. Hãy luôn chú ý đến vẻ ngoài của mình vì đây chính là đặc điểm gây ấn tượng đầu tiên khiến người đối diện quyết định họ sẽ “tiếp tục” với bạn hay không. Vẻ ngoài tươm tất không chỉ thể hiện ban đang tôn trọng đối phương mà còn nói lên việc bạn yêu bản thân mình nhiều bao nhiêu và giúp bản thân bạn cảm thấy tự tin hơn. Hãy luôn để ý đến vẻ ngoài của mình trong mỗi hoạt động thường ngày chứ đừng chỉ đợi đến khi có cuộc gặp mặt quan trọng.  Một mùi hương dễ chịu, một mái tóc gọn gàng, một bộ quần áo không quá màu mè nhưng cần phải chỉnh tề… đâu phải là quá khó, đúng không?

Làm thế nào để gây ấn tượng trong lần đầu gặp gỡ
Làm thế nào để gây ấn tượng trong lần đầu gặp gỡ

Yêu thương bản thân và tôn trọng người đối diện bằng chính vẻ ngoài của bạn.

Chuẩn bị trước những gì mình cần nói

Nếu là phỏng vấn xin việc thì tất nhiên, điều bạn cần làm là tìm hiểu kỹ về công ty đang phỏng vấn bạn. Biết trước mình sẽ phải nói những gì để thuyết phục được người phỏng vấn chính là bí quyết tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Hãy thể hiện sự chân thành của bạn bằng cách nói những thông tin chính xác về đối phương và có liên quan đến chủ để cuộc trò chuyện. Bên cạnh đó, bạn sẽ không bị ấp úng hay lo sợ khi đã biết trước mình cần phải nói những gì, hoặc không quá hoang mang với độ chính xác của thông tin mà bạn nói ra.

Làm thế nào để gây ấn tượng trong lần đầu gặp gỡ
Làm thế nào để gây ấn tượng trong lần đầu gặp gỡ

Đừng để bản thân mình tự lạc lòng trong cuộc trò chuyện.

Điều quan trọng cuối cùng…

Đó chính là sự tự tin. Nếu tất cả các điều trên được trang bị rất kỹ càng, nhưng khi bắt đầu cuộc nói chuyện, bạn lắp bắp, ấp úng, không biết phải làm gì hay nói gì tiếp theo, cũng không biết phải bày tỏ thế nào cho đối phương thấy được sự chân thành của mình, nghĩa là lúc đó bạn đang thiếu tự tin. Hãy nhớ, chỉ khi bạn tự tin, bạn mới cảm thấy thoải mái với câu chuyện của chính mình và gây ấn tượng thành công trong lần đầu tiên gặp mặt.

Làm thế nào để gây ấn tượng trong lần đầu gặp gỡ
Làm thế nào để gây ấn tượng trong lần đầu gặp gỡ

Hãy chuẩn bị tất cả bằng sự tự tin, bạn sẽ cảm thấy thoải mái trong chính câu chuyện của mình.

Xem thêm:

Nghệ thuật giao tiếp giúp tạo ấn tượng tốt

Tiết lộ phong cách giao tiếp của 12 cung hoàng đạo qua dấu hiệu sao Thủy

Nhận thức cảm tính là nhận thức thấp nhất, nhưng xuất hiện đầu tiên khi chúng ta đánh giá điều gì đó. Vì thế, chúng ta có thói quen phán đoán về người khác chỉ trong 1 nano giây - dù không cố ý, hay dù đã nhắc nhở bản thân phải lý trí và khách quan. Và một khi ấn tượng đó được hình thành, thì rất khó để thay đổi nó. 

Làm thế nào để gây ấn tượng trong lần đầu gặp gỡ
 Tình bạn nơi công sở có thể đến từ ấn tượng đầu tiên tuyệt vời. Ảnh: Pexels

Vì vậy, các mối quan hệ công việc sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu bạn biết cách tạo ấn tượng ban đầu một cách tích cực và ấn tượng. 

Chuẩn bị về bối cảnh

Trước lần đầu gặp ai đó, cho dù đó là nhà tuyển dụng tiềm năng hay khách hàng mới - hãy chuẩn bị những thông tin này trước: họ là ai, họ quan tâm đến điều gì và họ có thể cần gì ở bạn. Mục tiêu là trong cuộc gặp gỡ đầu tiên, bạn thể hiện rằng bạn hiểu vấn đề mà người khác đang cố gắng giải quyết và bạn có cách để giúp họ. Để đảm bảo hiệu quả, bạn nên chuẩn bị 2 hoặc 3 vấn đề mấu chốt mà bạn muốn trình bày. Thứ tự của chúng có thể tùy thuộc vào tình huống, nhưng nhìn chung, chúng phải thể hiện kiến ​​thức, khả năng hoạch định chiến lược và sự hiểu biết của bạn về lĩnh vực đang nói tới. Lý tưởng nhất là bạn đề cập đến chúng một cách tự nhiên nhưng chủ động. Ít nhất, hãy khiến đối phương thấy được các lý do cho thấy họ cần bạn.

Lưu ý đến ngôn ngữ cơ thể của bạn

Lo lắng khi gặp một ai đó mới là bình thường, nhưng sự tự tin và thoải mái lại luôn cuốn hút người khác. Vì thế, luyện tập không bao giờ là thừa. Hãy tập ngồi thẳng lưng, bước đi với tư thế ngẩng cao đầu. Đối với các cuộc gặp gỡ đặc biệt quan trọng, bạn cũng có thể tự quay video chính mình để biết người khác sẽ nhìn thấy mình như thế nào. Quan sát bản thân theo cách này sẽ giúp bạn xác định cách để cải thiện hình ảnh. Nhờ ai đó nhiều năm trong nghề đóng vai phỏng vấn cũng có hiệu quả rất tốt vì họ có thể cho bạn những đánh giá khách quan.

Thể hiện thế mạnh của bạn

Thật tuyệt nếu có những người có thể giúp bạn biết ấn tượng của người khác về bạn. Hãy hỏi họ xem điểm mạnh, điểm nổi bật của bạn và những điều đáng yêu nhất ở bạn là gì, rồi thể hiện những điều đó khi bạn gặp một người mới. Thử nghĩ về những lời khen ngợi mà bạn đã nhận được từ đồng nghiệp và sếp. Nhiệm vụ tiếp theo là “lượng hóa” những lời khen ngợi đó thành những thông tin dễ hình dung khi bạn giới thiệu về bản thân. Ví dụ: nếu sếp nói rằng bạn là một nhà quản lý tốt, hãy tìm kiếm các chỉ số để chứng minh. Ví dụ: các báo cáo cho thấy nhóm của bạn có thành tích tốt hơn so với trước khi bạn làm quản lý. Số đông mọi người thường thích những người thành công. Vì thế, trong trường hợp này, khiêm tốn quá không hẳn là tốt.

Làm thế nào để gây ấn tượng trong lần đầu gặp gỡ
 Sự quan tâm chân thành ý nghĩa hơn mọi lời khen có cánh. Ảnh: Pexels

Tìm điểm chung

Một cách khác để xây dựng mối quan hệ là tìm mối liên kết hoặc điểm chung. Mối liên kết không cần phải sâu sắc, có thể đơn giản là học cùng trường đại học, có con bằng tuổi hoặc gần đây đã đọc cùng một cuốn sách... Mục đích là tạo ra một kết nối đời thường giữa người với người. Điều này đòi hỏi bạn phải tìm hiểu trước một chút về họ, chẳng hạn họ yêu thích đội bóng, danh nhân hay điểm du lịch nào…. Bạn hãy đề cập đến nếu bạn thực sự có chung sở thích, bởi nếu họ phát hiện ra bạn “fake”, thì điều đó không khác gì sự lừa dối.

Tương tác và hấp dẫn

Sai lầm phổ biến nhất mà mọi người mắc phải khi cố gắng tạo ấn tượng tốt là họ nghĩ rằng họ phải gây ấn tượng với người đối diện bằng kiến ​​thức hoành tráng. Nhưng một cuộc trò chuyện hấp dẫn không phải là khiến người khác “chói mắt”, mà khiến người ta ghi nhớ và hài lòng khi nghĩ về nó. Vì vậy, hãy lắng nghe những gì họ nói. Bạn càng khiến người khác cảm thấy được quan tâm, thì họ càng có ấn tượng tích cực về bạn. Những câu hỏi gợi mở, chu đáo giúp mối quan hệ phát triển một cách tự nhiên.

Nuôi dưỡng lâu dài

Khi cuộc gặp mặt đầu tiên kết thúc, bạn cần có các tương tác tiếp theo nếu muốn xây dựng một mối quan hệ lâu bền. Ví dụ: hãy add facebook, instagram hoặc một tài khoản mạng xã hội quen thuộc nào đó với họ để hai bên có thể tương tác qua lại. Thể hiện rằng bạn muốn kết nối qua việc bình luận những điều họ chia sẻ sẽ cho thấy bạn thực lòng quan tâm tới họ như một người bạn, chứ không phải một đầu mối có lợi cho công việc.

Tất nhiên, mối quan hệ lâu bền nhất là mối quan hệ dựa trên sự quan tâm thực lòng, tôn trọng, lịch sự và hướng tới mục tiêu tích cực. Và không có mối quan hệ tốt nào mà không cần thời gian nuôi dưỡng. Cũng lưu ý rằng, nếu bạn quá cố gắng để thể hiện sự nhiệt tình với ai đó, khả năng cao là họ sẽ nhìn ra sự thiếu tự nhiên của bạn, và nghĩ rằng bạn không chân thành. Vì thế, một lần nữa, mọi thứ nên diễn ra một cách thoải mái, bạn nên thể hiện đúng con người mình. CareerBuilder chúc bạn có những người bạn tốt trên đường đời, đồng nghiệp chân thành trong sự nghiệp.

Vĩnh Phú