Làm pap là gì

Pap smear là xét nghiệm nhanh và đơn giản, dùng để kiểm tra các thay đổi ở tế bào cổ tử cung có thể dẫn đến ung thư bộ phận này. Pap smear là xét nghiệm tốt nhất hiện có để ngăn ngừa hầu hết các ca ung thư cổ tử cung

Cổ tử cung liên kết giữa thân tử cung và âm đạo, có chức năng như là một cánh cửa để tinh trùng đi vào thân tử cung. Cổ tử cung cũng là nơi máu kinh thoát ra khi tới kỳ kinh và cũng là nơi để em bé thoát ra khi chào đời từ bụng mẹ.

Cổ tử cung được chia thành 2 phần chứa riêng biệt 2 loại tế bào khác nhau:

Cổ trong tử cung: Phần này của cổ tử cung nằm ở bên trong, nó tạo nên một cái "kênh" dẫn từ thân tử cung tới âm đạo. Các tế bào nội mạc tử cung có hình trụ, đảm nhận nhiệm vụ tiết ra dịch nhầy.

Cổ ngoài tử cung: Phần này bao bọc bên ngoài cổ tử cung nhô ra ngoài âm đạo. Cổ ngoài tử cung có các tế bào vảy, khi nhìn dưới kính hiển vi sẽ thấy giống vây cá.

Hầu hết các dạng ung thư và tiền ung thư cổ tử cung đều tập trung tại nơi ranh giới giữa 2 loại tế bào trên.

Pap smear là gì?

Pap smear là xét nghiệm nhanh và đơn giản, dùng để kiểm tra các thay đổi ở tế bào cổ tử cung có thể dẫn đến ung thư bộ phận này. Pap smear là xét nghiệm tốt nhất hiện có để ngăn ngừa hầu hết các ca ung thư cổ tử cung.

Tầm soát ung thư cổ tử cung có vai trò vô cùng quan trọng để ngăn chặn và chẩn đoán sớm ung thư cổ tử cung. Các công cụ xét nghiệm như Pap smear và HPV test là cần thiết để phát hiện:

  • Các thay đổi của tế bào tiền ung thư
  • Sự hiện diện của HPV
  • Sự hiện diện của ung thư

Nữ giới nên bắt đầu làm xét nghiệm Pap smear trong độ tuổi 18 đến 20, hay một đến hai năm sau khi bắt đầu quan hệ tình dục.

Một xét nghiệm HPV có thể được thực hiện đồng thời với Pap smear. Các chuyên gia khuyến cáo rằng phụ nữ trên 30 tuổi nên tầm soát ung thư cổ tử cung bằng cả xét nghiệm Pap smear và HPV test.

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, các ca tử vong do ung thư cổ tử cung đã giảm hơn 1 nửa trong vòng 40 năm qua. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân chính là do sử dụng Pap smear để tầm soát ung thư cổ tử cung.

Pap smear được thực hiện như thế nào?

Các bác sĩ thường thực hiện Pap smear trong quá trình thăm khám vùng sinh dục và vùng chậu. Một dụng cụ gọi là mỏ vịt được cho vào âm đạo để khám toàn bộ cổ tử cung. Một mẫu tế bào cổ tử cung được lấy bằng bàn chải hoặc que đè lưỡi và gửi đến phòng xét nghiệm.

Một tổ chức phi lợi nhuận dẫn đầu thế giới về chăm sóc sức khỏe có tên là Mayo Clinic khuyến cáo rằng tránh thực hiện Pap smear khi đang trong kỳ kinh. Phụ nữ cũng nên tránh thụt rửa âm đạo, thuốc đặt âm đạo, chất diệt tinh trùng, và quan hệ tình dục trước 2 ngày làm xét nghiệm Pap.

Khi nào thì tôi cần làm Pap smear?

Bạn sẽ được các bác sĩ tư vấn khuyên làm Pap smear với tần suất tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Bao gồm:

  • Tuổi
  • Tiền sử y khoa
  • Phơi nhiễm với diethylstilbestrol [DES] khi còn trong bào thai
  • HIV
  • Hệ miễn dịch bị suy yếu

Khuyến cáo từ các chuyên gia cho rằng nên tầm soát ung thư cổ cung cho phụ nữ ở tuổi 21. Họ nên được tầm soát mỗi 3 năm 1 lần cho đến 65 tuổi. Tầm soát mỗi 5 năm một lần dành cho phụ nữ trên 30 tuổi bằng Pap smear và HPV test.

Đối với phụ nữ trên 65 tuổi thường không cần phải tiếp tục tầm soát ung thư cổ tử cung bằng Pap smear. Tuy nhiên, mỗi người đều có yếu tố nguy cơ rất đa dạng. Phụ nữ có tiền sử được phát hiện ung thư cổ tử cung và những người có lối sống quan hệ tình dục với nhiều bạn tình vẫn cần phải tiếp tục được tầm soát.

Kết quả Pap smear được đọc như thế nào?

Đôi khi Pap smear cho ra kết quả âm tính mặc dù vẫn có tế bào bất thường trên cổ tử cung; những kết quả như vậy được gọi là âm tính giả. Các nguyên nhân gây ra kết quả âm tính giả có thể kể đến như:

  • Không thu thập đủ tế bào
  • Số lượng tế bào bất thường ít
  • Có sự hiện diện của máu hay tế bào viêm

Khi một người nhận được kết quả âm tính, có nghĩa là các tế bào cổ tử cung của họ trên Pap smear là bình thường và Pap smear không nhận ra bất kỳ một sự bất thường nào.

Khi Pap smear trả về dương tính chứng tỏ trên cổ tử cung đang có sự hiện diện của tế bào bất thường hoặc tế bào ung thư. Sau đó các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện thêm một loạt các xét nghiệm khác như soi âm đạo kèm hoặc không kèm theo sinh thiết.

Trong suốt quá trình nội soi âm đạo, cổ tử cung, âm hộ, và âm đạo được khảo sát bằng một loại dụng cụ soi. Nếu cần thiết, có thể bác sĩ sẽ bấm một mẫu mô để sinh thiết và đánh giá.

Những điều bạn cần biết về ung thư cổ tử cung

Trong năm 2016, có khoảng 12,990 ca được chẩn đoán ung thư cổ tử cung tại Hoa Kỳ.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tiến triển của ung thư. Nguy cơ lớn nhất là bị nhiễm HPV, một virus lây lan qua đường tình dục và qua da. HPV có thể lây truyền qua con đường quan hệ tình dục qua ngả âm đạo, hậu môn hoặc miệng hay có sự tiếp xúc giữa da người bình thường và người bị nhiễm.

Có hơn 150 loại HPV, hầu hết ung thư cổ tử cung là do HPV loại 16 và 18 gây ra. Các biến chứng khác của nhiễm HPV bao gồm mụn cóc hoặc u nhú.

Hiện tại chưa có thuốc chữa HPV, cơ thể có thể tự đào thải virus. Khi sự xâm nhiễm trở nên kéo dài, nguy cơ bị ung thư tăng lên đáng kể. Không có phương pháp điều trị với mụn cóc liên quan đến HPV và sự thay đổi tế bào.

Trước khi tiến triển thành ung thư, các tế bào cổ tử cung sẽ bị thay đổi 1 cách bất thường được ghi nhận bằng biến đổi tiền ung thư hoặc chuyển sản.

Nguồn: MedicalNewsToday

Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Cổ tử cung

Tìm hiểu chung

Xét nghiệm Pap là gì ?

Xét nghiệm Pap, hay còn gọi là xét nghiệm nhuộm phiến đồ tế bào theo papanicolaou, phết Pap Smear, phết cổ tử cung là xét nghiệm tầm soát những tổn thương tiền ung thư và ung thư tại cổ tử cung, được phát minh và đặt tên theo tên của bác sĩ lỗi lạc người Hi Lạp, Georgios Nikolaou Papanikolaou [1883-1962].

Xét nghiệm Pap được thực hiện nhằm tìm kiếm sự thay đổi trong các tế bào cổ tử cung của bạn. Trong suốt quá trình xét nghiệm Pap, bác sĩ sẽ thu thập một mẫu nhỏ các tế bào từ bề mặt cổ tử cung. Mẫu này được đưa lên một tấm lam [phết Pap] hoặc trộn lẫn trong một dịch cố định [tế bào học trên dịch lỏng] và được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra dưới kính hiển vi.

Các tế bào được kiểm tra nhằm tìm kiếm biến dạng có thể chỉ ra những thay đổi bất thường của tế bào, chẳng hạn như loạn sản hoặc ung thư cổ tử cung.

Thời điểm xét nghiệm Pap được khuyến cáo dựa vào độ tuổi và yếu tố nguy cơ của từng người. Trao đổi với bác sĩ để biết sau bao lâu bạn phải làm xét nghiệm một lần.

Virus gây u nhú ở người [human papillomavirus – HPV] là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung. Với phụ nữ trên 30 tuổi, xét nghiệm HPV có thể được thực hiện cùng lúc với xét nghiệm Pap. Nếu bạn ở độ tuổi 26 hoặc trẻ hơn, bạn nên tiêm ngừa HPV để phòng tránh các bệnh lý liên quan đến loại virus này.

Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm Pap?

Xét nghiệm Pap được dùng để tầm soát ung thư cổ tử cung. Các xét nghiệm Pap được thực hiện cùng với khám phụ khoa. Đối với những phụ nữ trên 30 tuổi, các xét nghiệm Pap có thể kết hợp với xét nghiệm tìm virus gây u nhú ở người [HPV] – một bệnh phổ biến lây truyền qua đường tình dục có thể gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.

Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn về thời điểm thích hợp để bắt đầu xét nghiệm Pap và bao lâu bạn nên xét nghiệm Pap một lần. Nhìn chung, các bác sĩ thường khuyên bạn:

  • Bắt đầu xét nghiệm Pap từ 21 tuổi và cứ hai năm hoặc ba năm xét nghiệm lại một lần.
  • Sau 30 tuổi, phết Pap nhìn chung được khuyến cáo thực hiện 3 năm một lần, hoặc 5 năm một lần khi phết Pap được kết hợp với xét nghiệm HPV.

Nếu có những yếu tố nguy cơ nhất định, bác sĩ có thể khuyên bạn nên làm phết Pap thường xuyên hơn, tùy thuộc vào độ tuổi của bạn. Những yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Đã được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung hoặc phết Pap cho thấy có tế bào tiền ung thư;
  • Phơi nhiễm với diethylstilbestrol [DES, là một estrogen tổng hợp, được dùng cho người bệnh có u nhạy cảm với hormon, như là ung thư vú] trước khi sinh;
  • Nhiễm HIV;
  • Hệ miễn dịch suy yếu do ghép nội tạng, hóa trị hoặc sử dụng corticosteroid [một loại thuốc kháng viêm mạnh] kéo dài.

Bạn và bác sĩ có thể thảo luận về những lợi ích và nguy cơ của xét nghiệm Pap và quyết định điều gì tốt nhất cho bạn dựa vào những yếu tố nguy cơ bạn đang có.

Video liên quan

Chủ Đề