Làm giả giấy khám bệnh ở đâu

Khi cộng tác viên tìm được người có nhu cầu làm giấy tờ giả thì sẽ nhắn tin ảnh, thông tin cá nhân, số lượng, loại giấy tờ của từng bệnh viện... và địa chỉ, số điện thoại của người nhận để các đối tượng thực hiện theo yêu cầu của khách. Cộng tác viên trực tiếp giao dịch, tự thỏa thuận giá cả với người cần mua và được hưởng khoản tiền chênh lệch.

Trên đây là những nội dung về vụ án do Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội vừa thực hiện lệnh khởi tố để điều tra về tội làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan tổ chức. 07 đối tượng bị cơ quan chức năng tiến hành thủ tục khởi tố cùng thời điểm.

Ổ nhóm làm giả giấy khám chữa bệnh vừa bị triệt phá. [Ảnh: Công an cung cấp]

Trong số này, hai bị can có vai trò chính là Đỗ Danh Ngọc và Nguyễn Thị Hà [vợ của Ngọc]. Theo tài liệu điều tra, khoảng tháng 10/2021, Ngọc nảy sinh ý định làm giả giấy khám sức khỏe và các loại giấy liên quan đến bệnh viện để bán. Ngọc bàn với vợ và cùng nhau thực hiện. Sau đó, Hà lên mạng xã hội tìm mối đặt làm giả các con dấu các loại với tổng số tiền khoảng 20 triệu đồng.


 Còn Ngọc tuyển cộng tác viên đăng bài tìm kiếm khách hàng là những người có nhu cầu làm các loại giấy tờ giả trên.


 Khi các cộng tác viên tìm được người có nhu cầu làm giấy tờ giả thì sẽ nhắn tin ảnh, thông tin cá nhân, số lượng, loại giấy tờ của từng bệnh viện... và địa chỉ, số điện thoại của người nhận cho Ngọc để thực hiện theo yêu cầu của khách, với giá 20.000 đồng - 60.000 đồng/giấy tờ. Cộng tác viên trực tiếp giao dịch, tự thỏa thuận giá cả với người cần mua và được hưởng khoản tiền chênh lệch.


 Quá trình nắm bắt thông tin, giữa tháng 3/2022, cơ quan chức năng đã kịp thời phát hiện vợ chồng Ngọc, Hà đang thuê người chuyển đơn hàng làm một giấy khám sức khỏe giả khổ A3 của một bệnh viện trên địa bàn Hà Nội với giá 130.000 đồng. Căn cứ lời khai của người chuyển giấy khám sức khỏe giả này cùng các tài liệu chứng cứ, khi thực hiện lệnh triệu tập lên làm việc cùng cơ quan điều tra, các đối tượng Ngọc, Hà đã có đơn xin đầu thú khai nhận toàn bộ hành vi của bản thân. Qua khám xét tại phòng trọ của Ngọc, lực lượng chức năng đã thu giữ toàn bộ các con dấu giả, cùng nhiều loại giấy khám sức khỏe giả khác. Những giấy tờ này làm giả của nhiều bệnh viện trên cả nước, được đưa đi nhiều tỉnh khác nhau.


 Nhìn nhận sự việc dưới góc độ pháp lý, luật sư Lê Xuân Thảo, đoàn luật sư TP Hà Nội cho rằng, căn cứ hành vi cũng như tài liệu liên quan, việc cơ quan chức năng thực hiện lệnh khởi tố để điều tra về tội làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan tổ chức đối với các đối tượng là hoàn toàn có cơ sở. Ở đây, các đối tượng đã cố ý bàn bạc, cùng nhau phối hợp thực hiện giả tài liệu, con dấu của các cơ sở ý tế nhằm mục đích lừa đảo, gây thiệt hại tới người tiêu dùng, đặc biệt là gây ảnh hưởng tới điều kiện khám, chữa bệnh của các cơ sở y tế. Do đó, việc sớm ban hành lệnh khởi tố để điều tra đối với nhóm đối tượng của cơ quan công an quận Hà Đông nhận được sự quan tâm, ủng hộ của dư luận xã hội.


 Như vậy, đối với hành vi “làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan tổ chức”, ngoài việc phải chịu trách nhiệm xử lý hành chính từ 30 đến 100 triệu đồng thì đối tượng vi phạm khi đủ yếu tố kết luận vi phạm hình sự sẽ phải chịu mức xử lý thấp nhất là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; mức phạt tù cao nhất đối với hành vi này lên tới 07 năm. Những nội dung này được quy định tại Điều 341 Chương XXII Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, theo đó:


 Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.


 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:


 a] Có tổ chức;


 b] Phạm tội 02 lần trở lên;


 c] Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;


 d] Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;


 đ] Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;


 e] Tái phạm nguy hiểm.


 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:


 a] Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;


 b] Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;


 c] Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.


 Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.


 “Như vậy, trên cơ sở căn cứ pháp lý nêu trên, cơ quan chức năng sẽ xem xét cụ thể hành vi vi phạm của nhóm đối tượng, cũng như số tiền thu lợi bất chính ở mức nào để xử lý. Cùng với việc xem xét xử lý về tội làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan tổ chức, cơ quan chức năng có thể xem xét xem hành vi của nhóm đối tượng có gây ảnh hưởng tới tài sản, uy tín của tổ chức, cá nhân - ở đây là tài sản của cơ sở khám chữa bệnh, uy tín của các y, bác sỹ, nhân viên y tế… để từ đó có những giải pháp xử lý tiếp theo”- luật sư Lê Xuân Thảo cho biết thêm./.


Theo dangcongsan.vn

Kính mong luật sư giải đáp.nếu bị công an bắt bạn ấy sẽ bị phạt như thế nào ạ ? có bị đi tù không ạ ?

Em xin cảm ơn luật sư!

Người hỏi: NN

Câu hỏi được biên tập từchuyên mục hỏi đáp pháp luậtcủa Công ty Luật Minh Khuê.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Cơ sở pháp lý:

Bộ luật hình sự năm 1999

Bộ luật hình sự sửa đổi 2009

Nội dung phân tích:

Theo Điều 267 BLHS sửa đổi 2009, trường hợp bạn của bạn làm giả giấy tờ, con dấu của phòng khám bệnh viện sẽ phải chịu chế tài đối với hành vi vi phạm như sau:

Điều 267. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:

a] Có tổ chức;

b] Phạm tội nhiều lần;

c] Gây hậu quả nghiêm trọng;

d] Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT - CÔNG TY LUẬT MINH KHUÊ.

Hiện nay, các tội phạm làm giả các giấy tờ, làm giả các loại tài liệu, làm giả giấy khám sức khỏe ngày càng tăng. Vậy thì, với những hành vi làm giả giấy khám sức khỏe sẽ bị xử lý như thế nào? Bài viết này sẽ làm rõ vấn đề quan trọng, được nhiều người lao động và các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp quan tâm.

Xã hội phát triển kéo theo nhiều lĩnh vực phát triển, yêu cầu về mặt bằng cấp cũng như là sự chuẩn chỉnh về những thủ tục hành chính cũng càng cao hơn. Khi sinh viên làm thủ tục nhập học, người có nhu cầu thi bằng lái xe, người kết hôn với người ngoại quốc, người lao động xin việc làm thì các đơn vị tuyển dụng hay các cơ quan hành chính Nhà nước đều yêu cầu khắt khe về giấy khám sức khỏe.

Hiện trạng làm giả giấy khám sức khỏe

Để có được giấy khám sức khỏe có xác nhận, chứng nhận về tình trạng sức khỏe thì người khám phải trải qua các quá trình khám bệnh mất nhiều thời gian, thủ tục làm giấy khám sức khỏe rườm rà phức tạp... Khai thác được những mong muốn của các đối tượng đi khám sức khỏe, những đối tượng có xu hướng làm giả giấy khám sức khỏe để phục vụ cho những thủ tục hành chính được diễn ra nhanh hơn.

Tuy nhiên, đây là hành vi lừa dối nghiêm trọng các cơ quan, đoàn thể, cá nhân để trục lợi. Pháp luật cũng đã có những quy định nghiêm về xử lý hành vi làm giả và sử dụng giấy khám sức khỏe giả.

Hành vi làm giả giấy khám sức khỏe

Theo thông lệ, giấy khám sức khỏe được cấp khi cá nhân đã thực hiện đầy đủ các quy trình khám sức khỏe tại các bệnh viện, các cơ sở y tế chuyên nghiệp đã được cấp phép, có xác nhận của bác sĩ dựa trên mẫu giấy khám chung.

Nhưng hiện nay lại có rất nhiều đối tượng có hành vi làm giả giấy khám sức khỏe, trá hình gán mác một bệnh viện hay cơ sở y tế nào đó để làm giả hàng loạt giấy khám sức khỏe, có chữ ký, có con dấu, có địa điểm và thời gian khám rõ ràng như thật. Có những người mua giấy khám sức khỏe từ những đơn vị này dù biết là giấy giả nhưng vẫn mua vì cần gấp, không có thời gian.

Hành vi này là một trong những hành vi vi phạm pháp luật nghiệm trọng, sẽ bị xử lý theo quy định nếu bị phát hiện ra.

2. Yếu tố cấu thành đối với hành vi làm giả giấy khám sức khỏe

Đối với hành vi làm giả giấy khám sức khỏe, có những yếu tố nào cấu thành nên? Nội dung bên dưới sẽ trả lời rõ cho bạn vấn đề này:

Yếu tố cấu thành đối với hành vi làm giả giấy khám sức khỏe

Căn cứ vào Điều số 341 của Bộ Luật Hình sự được ban hành vào năm 2015, cùng với Luật sửa đổi của Bộ Luật Hình sự được ban hành vào năm 2017 có quy định về tội làm giả các yếu tố [con dấu, tài liệu] sẽ có những dấu hiệu của người phạm tội cụ thể như sau:

2.1. Đối với chủ thế, khách thể của tội phạm

+ Chủ thể của tội phạm thực hiện hành vi làm giả giấy khám sức khỏe có đầy đủ những năng lực về mặt trách nhiệm hình sự, không mắc những bệnh liên quan tới khả năng nhận thức như là các bệnh Đao, bệnh tâm thần,... Loại chủ thể tội phạm này không thuộc nhóm chủ thể đặc biệt mà Bộ luật hình sự đã quy định.

+ Khách thể của tội phạm là những người có các hành vi có ảnh hưởng tới những hoạt động, các sự tác động đối với những đối tượng [giấy tờ, con dấu làm giả] có hành vi xâm phạm đối với lĩnh vực liên quan đến trật tự, liên quan tới khía cạnh quản lý hành chính.

Đối với chủ thế, khách thể của tội phạm

Hành vi làm giả giấy khám sức khỏe sẽ được tính từ khi đối tượng không được phép tạo ra các con dấu, tạo ra giấy khám sức khỏe giả của những cơ quan mà vẫn hoàn thành hành vi.

- Hành vi sử dụng và hoàn thành hành vi tội phạm, không cần xảy ra hậu quả.

- Sử dụng mọi thủ đoạn để làm giả, thêm bớt các nội dung trong giấy tờ [giấy khám sức khỏe].

Xem thêm: Bật mí bạn cách làm giấy khám sức khỏe ở Gò Vấp chuẩn và đúng cách

2.2.2. Xét về khía cạnh chủ quan của tội phạm

Đối với khía cạnh này, người có hành vi cấu thành tội phạm khi làm giả giấy khám sức khỏe hoàn toàn có thể nhận thức được hành vi của mình nhưng họ vẫn cố tình thực hiện hành vi trái pháp luật đó để chủ đích thu lợi một cách bất chính, lừa dối các cơ quan và các tổ chức.

Những hành vi này bất chấp các hậu quả có thể xảy ra, không quan tâm đến hậu quả gây ra cho các cơ quan, đơn vị.

Đối với khách quan và chủ quan của tội phạm

Mua – bán giấy khám sức khỏe giả gây ra rất nhiều hệ lụy và ảnh hưởng nghiêm trọng đối với những cơ quan và Nhà nước. đồng thời hành vi này còn có tác động rất mạnh trong việc gây mất trật tự về an toàn – xã hội.

Hành vi mua và bán giấy khám sức khỏe làm giả từ dịch vụ làm giấy khám sức khỏe sẽ gây ra những thiệt hại về mặt kinh tế, gây thất thoát tài sản, làm mất uy tín đối với những cá nhân, các cơ quan, tổ chức có tổ chức.

Chính bởi những hậu quả vô cùng lớn mà hành vi làm giả giấy khám sức khỏe gây ra mà mỗi công dân trong xã hội đều cần phải chúng ta để giúp sức đẩy lùi vấn nạn này, mang lại sự an toàn, trật tự, giúp xã hội thanh lọc được những hành vi đi ngược và làm trái pháp luật, trục lợi.

Hậu quả của làm giả giấy khám sức khỏe

Căn cứ vào điều số 341 của Bộ Luật hình sự được ban hành vào năm 2015 và được sửa đổi vào năm 2017 thì những người vi phạm hành vi làm giả tài liệu, sử dụng tài liệu giả sẽ phải chịu các mức hình phạt như sau:

- Phạt tiền: mức từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, hoặc là phạt cải tạo [không có giam giữ trong vòng 3 năm], hoặc là phạt tù trong từ gian từ 6 tháng cho tới 2 năm.

- Đối với những trường hợp làm giả giấy tờ, con dấu có tổ chức, tái phạm, thực hiện hành vi làm giả nhiều lần,

- Phạt tiền: mức từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, hoặc là phạt cải tạo [không có giam giữ trong vòng 3 năm], hoặc là phạt tù trong từ gian từ 6 tháng cho tới 2 năm.

Làm giả giấy khám sức khỏe bị xử phạt thế nào?

- Đối với những trường hợp làm giả giấy tờ, con dấu có tổ chức, tái phạm, thực hiện hành vi làm giả nhiều lần... thì sẽ phải chịu mức phạt từ 2 năm cho tới 5 năm.

- Đối với các trường hợp làm giả con dấu hoặc giấy tờ từ 6 lần trở lên, thực hiện hành vi ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ quan tổ chức, thu lợi từ 50 triệu đồng trở lên... thì sẽ bị phạt tù từ 3 năm cho đến 7 năm.

- Ngoài ra, người phạm tội cũng có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng nếu như mắc phải các vấn đề sau:

+ Đồng phạm, cố ý cấu kết với kẻ làm giả giấy tờ con dấu để lừa dối các cơ quan, cá nhân...

+ Sử dụng các giấy tờ, con dấu giả để thực hiện hành vi lừa dối.

+ Xúi giục người có hành vi làm giả con dấu, giấy tờ.

+ Tổ chức, chủ mưu để người có hành vi làm giả giấy tờ thực hiện.

+ Hỗ trợ, giúp sức về tiền của, sức lực cho người có hành vi làm giả giấy tờ, con dấu.

Người làm giả giấy khám sức khỏe có thể bị phạt tù và phạt tiền

Trên đây là nội dung thông tin mà vieclam123 cung cấp về hành vi làm giả giấy khám sức khỏe cùng với các mức phạt khi hành vi này bị phát hiện. Hãy là người tỉnh táo để không tiếp tay cho kẻ làm giả giấy khám sức khỏe và báo ngay cho cơ quan chức năng để kịp thời ngăn cản và dập tắt hành vi trái pháp luật này.

Video liên quan

Chủ Đề