Chúng sanh nghĩa là gì

Khi nói đến từ hóa độ, tôi nghĩ đa phần chúng ta cũng đã từng nghe qua rồi.

Để hiểu từ này có nghĩa là gì, sau đây mời quý vị đi vào bài viết :

Độ thì có rất nhiều nghĩa, nhưng ở đây chúng ta chỉ xét đến hai nghĩa cơ bản có liên quan đến việc tu đạo mà thôi.

Nghĩa thứ nhất đó là : Từ bờ này sang bờ kia

Giống như khi quý vị cần đi qua một điểm nào đó bằng tàu bè, nghĩa là chúng ta sẽ từ bên này rồi đi tàu qua bờ bên kia.
Quá trình đi từ bên này sang bên kia gọi là độ.

Vậy từ độ ở nghĩa thứ nhất này, nếu chúng ta áp dụng vào đạo pháp, thì đó chính là sự hướng dẫn, giúp đỡ một người nào đó đang còn phàm phu, đang còn ác độc, thô lỗ, …… Từ suy nghĩ lời nói cho đến hành động…

Giúp họ thay đổi, chuyển hóa họ thành một con người hiền thiện, biết ăn chay, biết sống từ bi, ích lợi tốt đẹp, …..

Một người được chuyển hóa như thế, thì chính là họ đã được độ.

Vậy nếu quý vị có duyên với ai, thường gần gũi ai……thì hãy cố gắng khuyên họ nên bỏ ác làm lành, sống đời hướng thiện, như khuyên họ nên đi chùa, tập ăn chay, phóng sinh, làm phước, và giữ giới cấm,…..

Mỗi người trong chúng ta sẽ có duyên với những người khác nhau.
Có thể người ấy quý vị có duyên với họ, nhưng tôi thì không có duyên.

Mà không có duyên thì sao có thể độ họ tu hành được.
Do đó phải cần chính quý vị tự tu và tự hóa độ người ấy, vì chỉ có các vị mới gần gũi họ, thì mới có thể nói cho họ nghe được.

Còn người không có duyên như tôi, hay những Quý Thầy nào khác, dù có giỏi đi nữa cũng không thể độ họ được.

Chính vì thế mỗi một người Phật tử chân chính chúng ta, hãy nên tập làm một người chèo đò giỏi,…. Hay một người tài xế giỏi, khéo léo….

Để chuyên chở, để đưa càng nhiều người vượt qua sông, đường nguy hiểm,……
Thì sẽ rất tốt, công đức phải nói là lớn vô lượng vô biên.

Nghĩa thứ hai đó là : Độ có nghĩa là quê hương, là làng xóm, là vùng đất.

Như một cụm từ quý vị rất hay nghe đó là : Tịnh Độ .

Tịnh có nghĩa là sạch sẽ, thanh khiết, không còn nhiễm ô.

Vậy Tịnh Độ có nghĩa là vùng đất hoàn toàn sạch sẽ thanh khiết, nơi không còn có sự đau khổ, cũng như sự ô nhiễm khổ đau…
Một cảnh giới trang nghiêm, thanh tịnh, cực kỳ hạnh phúc….phải nói là không thể nghĩ bàn, mô tả được….

Vậy làm sao để có thể sinh về được cõi giới ấy?
Cõi giới ấy nằm ở đâu?

Chỉ có sự tu hành chân chính, chịu khó, nhẫn nại kiên trì, hành đúng pháp…..thì mới có thể sinh về được mà thôi, còn không tu thì không có về được.

Bao nhiêu bài viết của tôi đã viết, đều không ngoài mục đích hướng quý vị sinh về cảnh giới Tịnh Độ mà thôi.
Cũng chính là cảnh giới thường trụ của ba đời mười phương Chư Phật cùng hết thảy các Bậc Thánh Tăng đã giác ngộ giải thoát.

Qua bài tìm hiểu chắc quý vị cũng đã phần nào hiểu được ý nghĩa của từ độ rồi.

Tu hành cần phải hiểu rõ ràng như thế, thì việc hành trì của chúng ta mới chuẩn xác được.

Còn tu mà không hiểu thì đó gọi là tu mù, như người mù thì làm sao đi đường cho chính xác được.
Nên có trí tuệ, có mắt sáng là điều hết sức cần thiết và quan trọng đối với một người tu đạo.

Chúc quý vị có ngày lễ với nhiều niềm vui và an lạc.

Rằm tháng 7 năm nay lại trùng với ngày lễ Quốc Khánh mùng 2 tháng 9.

Nên thời gian nghỉ lễ này, quý vị nào có điều kiện thì hãy nên về gần gũi với cha mẹ của mình, để làm chút bổn phận của người con có hiếu.

Chứ đừng đi ăn nhậu, hay đi chơi bời xuôi ngược đó đây, đàn đúm,….. Vô bổ.
Thì sẽ mất đi ý nghĩa cao đẹp của ngày rằm tháng Vu Lan.

Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát.
Nam Mô Tôn Giả Xá Lợi Phất Bồ Tát.

Cư sĩ Nhuận Hòa

>> Tham khảo:

  • Khi mê thầy độ – ngộ rồi con tự độ

  • Câu chuyện : «Hóa độ cô gái bất hiếu»


FB Tu học mỗi ngày

Đức Phật Thích Ca vì lòng từ bi vô bờ vô bến đối với chúng sanh mà xuất gia tìm đạo, bởi thế cho nên sau khi giác ngộ, là Ngài nghĩ ngay đến sứ mạng cao cả, đó là:”Thay thế chư Phật đời trước mà tiếp tục chuyển mê khai ngộ cho tất cả mọi người”.

Sứ mạng nầy Ngài biết trước không phải là một việc dễ dàng vì cái đạo của Ngài thì cao thâm huyền diệu, mà chúng sanh căn cơ lại không đều, và từ muôn kiếp đã lặn hụp trong si mê lầm lạc do đó khó có thể nhận hiểu ngay ý nghĩa cao thâm của giáo lý Ngài. Chúng sanh từ lâu đời lâu kiếp đã quen sống trong bóng tối của si mê do đó khi Ngài đem ánh sáng của trí tuệ đến cho họ thì chắc chắn họ sẽ bị chóang mắt. Nhưng Ngài hiểu rằng mặc dù sống trong tăm tối, nhưng mỗi chúng sanh đều có mầm Phật tánh, như hoa sen, mặc dù sống trong bùn tanh hôi, nhưng vẫn luôn luôn tỏa nhụy vàng thơm ngát. Đó là ý chí và lòng cương quyết của Ngài phải cố gắng thực hiện để hoàn thành trách nhiệm của mình. Với trí tuệ sáng suốt và lòng từ bi vô bờ bến cộng với tinh thần bình đẳng và một ý chí dủng mãnh, Đức Phật đã hoàn thành sứ mạng của mình một cách viên mãn.

Việc đầu tiên mà Đức Phật muốn thực hiện là phải hóa độ và kết nạp đệ tử. Những người đệ tử đầu tiên này phải có kiến thức để thấu hiểu giáo lý của Ngài rồi sau đó mới nới rộng đến tất cả mọi người. Ngài thiết lập Tỳ kheo [nam phái] trước rồi Tỳ kheo ni [nữ phái] sau.

Việc làm đầu tiên của Ngài là muốn đem giáo lý ấy truyền cho hai vị thiền sư Alara Kalama và Uddaka Ramaputta đã dạy cho Ngài lúc ban đầu, nhưng tiếc thay hai ông nầy đều đã qua đời cách đây không lâu.

Thích Đạt Ma Phổ Giác

Một trong những công tác hàng đầu của tu sĩ Phật giáo là: Đem lời dạy của Phật và sự tu học của mình để truyền đạt cho mọi người cùng tham khảo học hiểu và tu học theo. Nhưng để đạt được mục tiêu giáo dục này, đòi hỏi người truyền bá phải biết vận dụng nhuần nhuyễn hợp lý, hợp tình, biết được căn cơ của mọi người. Thiếu đi yếu tố quyết định này, sự hoằng pháp có thể dẫn đến thất bại.

Tùy theo điều kiện nhân duyên, căn cơ trình độ của mỗi người mà chúng ta có thể giúp đỡ để họ chuyển hóa phiền não tham sân si, thành an vui hạnh phúc. Điều này không phải dễ, thường thì chúng ta hay áp đặt lên quan điểm và trình độ của kẻ khác, bằng sự hiểu biết của mình, mà quên đi mục đích chính là giúp người qua biển khổ sông mê, chứ không phải phổ biến quan niệm hay truyền đạt lối tu của mình.

Có đủ trí tuệ và khả năng để tùy duyên hoá độ chúng sinh là rất khó. Bồ Tát Quán Thế Âm có 32 tướng ứng hóa thân để độ chúng sinh bằng tứ nhiếp pháp: Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự làm phương tiện hướng chúng sinh quay về đường thiện bằng trái tim yêu thương và hiểu biết.

Tùy duyên mà vẫn giữ được mục đích và bản chất của nó ta thường gọi là tùy duyên mà không bị biến đổi. Có người nội lực còn yếu kém, nên tùy duyên quá đành phải chịu cho duyên trần kéo lôi làm đánh mất bản thân mình, mà dính mắc vào đời sống thế tục.

Ngay cả đến Đức Phật, khi thuyết pháp, Ngài cũng vận dụng phương tiện thiện xão để tuỳ duyên tuỳ căn cơ mọi người mà tìm cách độ họ. Các vị Thiền sư, đạo sư, cao tăng sau này cũng nhờ tùy duyên hóa độ mà làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của Phật giáo. Do đó, tùy duyên hóa độ là cần thiết, là khó thực hiện, là nền tảng của sự hoằng pháp, giáo dục. Cho nên tuỳ duyên hoá độ là khó.

Cho nên, độ hóa chúng sanh không phải là một việc dễ dàng. Nếu bạn không có trí tuệ chân thật, không có bản lĩnh chân thật thì bạn làm không được. Bản lĩnh chân thật, người thế gian chúng ta gọi là “thần thông”. Bạn có năng lực quán cơ, chân thật hiểu rõ căn tánh của chúng sanh, giống như thầy thuốc xem bệnh cho người bệnh vậy. Bạn vừa quán sát, vừa tiếp xúc, liền biết được gốc bệnh của họ ở ngay chỗ nào, sau đó bạn ra toa dùng thuốc. Đó là pháp phương tiện, dùng được rất thỏa đáng. Thuốc đến thì bệnh khỏi, họ liền khỏi bệnh, đó chính là thành tựu viên mãn.

Trí tuệ cùng đức hạnh là tu dưỡng bình thường của chúng ta. Lại nói với các vị, trí tuệ đức hạnh là trong tự tánh của chúng ta vốn đủ, không phải từ bên ngoài đến. Thế nhưng chúng ta mê mất tự tánh, cho nên trí tuệ đức năng của chúng ta không khởi tác dụng, không thể hiện tiền, bởi vì nó có chướng ngại. Chướng ngại này trong Phật pháp gọi là “nghiệp chướng”. Cần phải đem nghiệp chướng tiêu trừ. Cho nên, việc đầu tiên là chúng ta phải nhận biết nghiệp chướng của chính mình, đây là chân thật nhìn thấu; sau đó tiêu trừ nghiệp chướng của chính mình, đây chính là buông xả.

Phía trước nói “chỉ quán”, trước tiên bạn phải có thể quán sát rõ ràng, sau đó bạn tự nhiên liền chỉ ác, hành thiện, không cần người khác dạy bạn, bạn chính mình liền biết. Cho nên, đối với các đồng tu học kinh giáo của chúng ta mà nói, “phương tiện” chính là “quán cơ”, chính là “tùy duyên”, có thể làm được thích hợp thỏa đáng, làm được rất viên mãn, khiến cho tất cả chúng sanh giác ngộ. Sau khi giác ngộ họ mới có thể sanh tâm hoan hỉ.

Chúng ta là phàm phu, không có trí tuệ cao như Phật, không có phương tiện khéo léo viên mãn của Phật, cho nên chúng ta ở ngay trong quá trình tu học, luôn phải làm thử nghiệm. Phương pháp này không được, chúng ta lại đổi một phương pháp khác. Đây là phàm phu vị, chúng ta bắt đầu học tập. Thế nhưng, có một nền tảng chúng ta cần phải tuân thủ, đó là chân thành. Người phải làm một người thành thật, người phải làm người nghĩa. Người xưa thường nói: “Tánh tình trung nhân”, chính là người nhất định phải nói đạo nghĩa, nhất định phải tuân theo đạo nghĩa. Tùy thuận đạo nghĩa thì chúng ta mới có thể dần dần hướng đến đức hạnh của thánh hiền. Chúng ta đi con đường này, nâng cao lên cảnh giới của chính mình, viên mãn quả báo của chính mình. Đây là “phương tiện trang nghiêm”. “Phương tiện” là đối với mình, với người đều phải nói “phương tiện trang nghiêm”.

Tốt rồi, điều này chúng ta giới thiệu đến chỗ này.
A Di Đà Phật!

[Trích Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh giảng ký – tập 77]

Video liên quan

Chủ Đề