Kinh tế thể thao là gì

Thể dục thể thao đang ngày càng trở thành lĩnh vực quan trọng trong đời sống con người và xã hội không chỉ ở phạm vi quốc gia mà còn vươn tầm quốc tế. Vì thế, lĩnh vực quản lý thể dục thể thao theo đó trở thành ngành học nổi bật, thu hút thí sinh và phụ huynh quan tâm tìm hiểu. Vậy, ngành Quản lý thể dục thể thao [TDTT] là gì? Ngành Quản lý TDTT – chuyên ngành Kinh tế & Marketing Thể thao học những gì? Sinh viên học xong ra trường làm gì? Cùng tìm hiểu các thông tin chi tiết về ngành học đặc biệt này thông qua bài viết dưới đây!

Quản lý TDTT là ngành học nổi bật, có sức “hút” với nhiều thí sinh và phụ huynh.

Ngành Quản lý thể dục thể thao là gì?

Ngành Quản lý Thể dục thể thao – chuyên ngành Kinh tế và Marketing thể thao là ngành học đào tạo về phương pháp quản lý Thể dục thể thao [TDTT] hiện đại, kỹ năng tổ chức, quản lý phong trào TDTT, quản lý hành chính, quản lý kinh doanh các Câu lạc bộ – doanh nghiệp Thể thao, kỹ năng giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý TDTT.

Đội ngũ Giảng viên Khoa Kinh tế & Marketing thể thao trường Đại học Đại Nam.

Ngành quản lý TDTT – chuyên ngành Kinh tế & Marketing thể thao học gì?

Sinh viên ngành Quản lý Thể dục thể thao chuyên ngành Kinh tế & Marketing Thể thao trường Đại học Đại Nam được đào tạo kiến thức, kỹ năng và phương pháp quản lý thể dục thể thao thông qua các nội dung chuyên sâu về kinh tế thể thao, marketing thể thao, du lịch thể thao, đàm phán thể thao…

Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị đầy đủ các kỹ năng cơ bản trong các hoạt động quản lý kinh doanh và tổ chức sự kiện của doanh nghiệp thể thao trong và ngoài nước. Sau 4 năm học, 100% sinh viên có khả năng đáp ứng chuẩn đầu ra theo năng lực và ngoại ngữ đạt trình độ tiếng Anh bậc 03 theo khung 6 bậc của Bộ GD&ĐT quy định [Tương đương với B1 Châu Âu].

Chương trình đào tạo dành cho sinh viên ngành Quản lý thể dục thể thao – chuyên ngành Kinh tế & Marketing Thể thao trường ĐH Đại Nam bao gồm khối kiến thức đại cương, cơ sở, chuyên ngành. Đồng thời giúp người học nâng cao thêm các kỹ năng mềm, kỹ năng tin học, ngoại ngữ… rèn luyện tác phong, nghiệp vụ, năng lực quản lý điều hành và marketing trong thể thao.

Ngành Quản lý thể dục thể thao ngày càng thiếu hụt nguồn nhân lực.

Chương trình đào tạo ngành Quản lý thể dục thể thao chuyên ngành Kinh tế & Marketing Thể thao trường ĐH Đại Nam được điều chỉnh theo hướng ứng dụng và linh hoạt giúp người học dễ dàng chuyển đổi, liên thông và học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ. Chương trình học bao gồm các học phần theo năng lực cốt lõi và các học phần tự chọn. Các học phần cốt lõi nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng nền tảng của ngành đào tạo. Các học phần tự chọn theo hướng chuyên sâu về các lĩnh vực marketing kinh tế thể thao, quản lý thể dục thể thao, truyền thông thể thao, quản trị nhân lực và kỹ năng khởi nghiệp. Thời lượng chương trình đào tạo được thiết kế rút ngắn thời gian đào tạo lý thuyết, tăng thời gian thực hành, ưu tiên các hoạt động thực tập, trải nghiệm thực tế cho sinh viên tại doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân.

Thầy cô khoa Kinh tế & Marketing Thể thao DNU là những người giàu kinh nghiệm, tận tình, tâm huyết.

Học chuyên ngành Kinh tế & Marketing thể thao ra trường làm gì?

Nhu cầu rèn luyện thể chất của người dân ngày càng được nâng cao. Số lượng phòng tập, những sân chơi, câu lạc bộ thể thao xuất hiện ngày một nhiều vì thế lĩnh vực quản lý thể dục thể thao cần nguồn nhân lực lớn, mở ra cơ hội làm việc trong môi trường chuyên nghiệp với thu nhập ổn định và nhiều tiềm năng phát triển. Sau khi tốt nghiệp ngành học này, người học có thể đảm nhận các vị trí công việc như:

•      Chuyên viên quản lý thể thao giải trí;

•      Chuyên viên tổ chức sự kiện thể thao;

•      Chuyên viên Marketing thể thao;

•      Giám đốc kinh doanh thể thao;

•      Chuyên viên quản lý du lịch thể thao;

•      Chuyên viên quản lý sự kiện thể thao;

•      Chuyên viên nghiên cứu thị trường thể thao;

•      Chuyên viên quản lý thể thao chuyên nghiệp;

•      Chuyên viên quản lý công trình thể thao tại resort, sân vận động từ cấp thành phố;

•      Người đại diện thể thao;

•      Chuyên viên đàm phán tài trợ;

•      Chuyên viên quản lý phòng GYM;

•      Chuyên viên quản lý du lịch thể thao, quản lý khu thể thao ở khách sạn và Resort

•      Chuyên viên quản lý công trình thể thao, quản lý CLB thể thao ở trường quốc tế và trường đại học.

Thể dục thể thao là xu hướng có tiềm năng phát triển mạnh mẽ.

Ngành Quản lý Thể dục thể thao - chuyên ngành Kinh tế & Marketing Thể thao ĐH Đại Nam xét tuyển tổ hợp ở những môn nào?

Năm học 2022 – 2023 ngành Quản lý Thể dục thể thao – chuyên ngành Kinh tế và Marketing Thể thao tổ chức tuyển sinh như sau:

-  Phương thức tuyển sinh:

+ Phương thức 1: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển.

+ Phương thức 2: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả học tập lớp 12 THPT theo tổ hợp xét tuyển từ 18 điểm trở lên.

+ Phương thức 3: Xét tuyển thẳng với điều kiện thí sinh đã tốt nghiệp THPT và đồng thời là thành viên đội tuyển quốc gia, vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên đã từng đoạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc, các giải trẻ quốc gia và quốc tế hoặc giải vô địch quốc gia và quốc tế được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ tham gia thi đấu.

ĐH Đại Nam luôn ưu tiên các hoạt động thực hành, thực tế cho SV thêm nhiều cơ hội trải nghiệm và rèn luyện.

- Tổ hợp xét tuyển ngành Quản lý thể dục thể thao, chuyên ngành Kinh tế và Marketing Thể thao:

  • A00: Toán - Lý - Hóa
  • C03: Ngữ Văn - Toán - Lịch sử
  • C14: Ngữ Văn – Toán – Giáo dục công dân
  • D10: Toán – Anh - Địa lý

Liên hệ Hotlines/ Zalo: 0971595599 / 0961595599 / 0931595599

>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: TẠI ĐÂY

Đây là ngành đầu tiên và duy nhất được trường ĐH Hoa Sen mở và tuyển sinh đào tạo bậc cử nhân trong năm nay. Chương trình đào tạo ngành Kinh tế Thể thao cung cấp những kiến thức và phát triển các kỹ năng về quản lý và kinh doanh trong lĩnh vực thể thao hiện đại đồng thời rèn luyện thái độ nghề nghiệp để người học làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến kinh tế thể thao.

PGS.TS Võ Thị Ngọc Thúy – Quyền Hiệu trưởng ĐH Hoa Sen ký hợp tác thỏa thuận hợp tác cùng các đại diện doanh nghiệp kinh doanh thể thao nhằm tạo đầu ra và thực tập cho tân sinh viên.

Với chương trình đào tạo 3,5 năm và đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, sinh viên tốt nghiệp cử nhân ngành Kinh tế Thể thao có thể công tác tại các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thể dục thể thao, trường học, trung tâm thể dục thể thao, câu lạc bộ thể dục thể thao…

Tiến sĩ Trương Thị Hồng Minh - Trưởng khoa Du lịch, trường Đại học Hoa Sen cho biết, nhà trường chú trọng 3 hướng ngành Kinh Tế Thể Thao trong Chương trình đào tạo, bao gồm: Quản lý loại hình kinh doanh thể thao, quản lý chăm sóc sức khoẻ và quản trị truyền thông, Marketing thể thao. Trong các hoạt động thể dục thể thao ở Việt Nam, bài toán kinh tế luôn là một đòi hỏi hết sức cấp thiết. Ngoài các vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài, nhà quản lý thể dục thể thao... thì rất cần một lực lượng nhân sự không nhỏ, đó là các chuyên gia kinh tế thể thao.

Hiện nay, tại các trường từ cấp tiểu học đến đại học đều đảm bảo chương trình giáo dục thể chất đạt tỉ lệ 100% nhưng thực tế, tỉ lệ tập thể thao thường xuyên chiếm chưa đến 30%. Rõ ràng, để biến ngành thể thao trở thành một phần của nền kinh tế quốc dân thì ngoài khó khăn về nguồn ngân sách đầu tư, Việt Nam còn đối mặt với việc tìm kiếm, bồi dưỡng và đào tạo lớp thế hệ kế cận.

Phát biểu tại sự kiện, ông Mai Bá Hùng, Phó giám đốc Sở Văn hoá Thể thao TP.HCM cho biết, cần phải có một cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách chăm lo phát triển thể dục thể thao và cả kinh doanh thể dục thể thao. Trong đó, nhà nước không trực tiếp kinh doanh mà giữ vai trò định hướng, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, quản lý, giám sát, điều chỉnh các hoạt động kinh doanh theo pháp luật.

Ông Lê Công Vinh - đồng sáng lập Học viện bóng đá CV9 cũng chia sẻ, cùng với những giá trị về nhân văn và tính giáo dục, ông cũng đặt yếu tố kinh tế vào việc vận hành Học viện bóng đá CV9. Nền tảng cơ bản của thể thao chuyên nghiệp là môi trường hoạt động và thông qua môi trường của các giải đấu, sản phẩm và dịch vụ như lao động, du lịch, quảng cáo, truyền hình… cũng phát triển theo.

Video liên quan

Chủ Đề