Tác dụng của biện pháp kiểm dịch thực vật là gì

Đại diện Cục BVTV và Tham tán Nông nghiệp Đại sứ quán Australia tại Việt Nam trao biên bản thỏa thuận. Ảnh: Cục BVTV

Cục Bảo vệ thực vật [BVTV] đã đạt được thỏa thuận với Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Australia về biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật mới đối với hoa cắt cành xuất khẩu sang Australia nhằm thay thế hoạt chất glyphosate đã bị cấm sử dụng tại Việt Nam.

Cục BVTV cho biết Australia là một trong những thị trường truyền thống quan trọng đối với sản phẩm hoa xuất khẩu của Việt Nam suốt 23 năm qua. Sản lượng xuất khẩu mỗi năm đạt gần 30 triệu cành hoa/lá trang trí, mang lại doanh thu 5,2 triệu USD/năm [Hiệp hội Hoa Đà Lạt thông tin năm 2021]. Một trong những điều kiện kiểm dịch thực vật của Australia là hoa trước khi nhập khẩu phải được xử lý triệt mầm bằng thuốc có hoạt chất glyphosate.

Tuy nhiên theo quy định tại Khoản 2, Điều 2 Thông tư số 10/2020/TT-BNNPTNT ngày 9/9/2020 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam, kể từ ngày 30/6/2021, các thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất glyphosate bị loại khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhằm bảo vệ sức khỏe người dân và môi trường. Như vậy, glyphosate không được sử dụng để triệt mầm hoa xuất khẩu từ Việt Nam sang Australia. Trong khi đó, theo quy định hiện hành, Australia chỉ cho phép sử dụng duy nhất hoạt chất glyphosate đối với hoa cắt cành nhập khẩu.

Để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục xuất khẩu hoa cắt cành sang thị trường Australia, thời gian qua Cục BVTV đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Australia cũng như các đơn vị sản xuất hoa cắt cành trong nước thực hiện nhiều thí nghiệm tìm kiếm các hoạt chất thay thế glyphosate. Hồ sơ kỹ thuật đã được Cục BVTV nhanh chóng hoàn thiện và gửi tới cơ quan chuyên môn của Australia để xem xét. Cục cũng tổ chức nhiều cuộc họp song phương với phía Australia theo hình thức trực tuyến để đàm phán về vấn đề này. Với tinh thần hợp tác chặt chẽ và tạo điều kiện cho thương mại, Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước của Australia đã nhanh chóng thẩm định kết quả khảo nghiệm hoạt chất metsufuron methyl.

Sau nhiều tháng đàm phán tích cực, đến nay, Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Australia đã cho phép Việt Nam là nước đầu tiên được phép sử dụng hoạt chất Metsufuron thay thế cho Glyphosate để xử lý cho hoa cắt cành xuất khẩu vào Australia.

Cục Bảo vệ thực vật đề nghị các địa phương và hiệp hội chủ động phối hợp trong chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật theo đúng yêu cầu của phía Australia cũng như hoàn thiện các thủ tục theo đúng quy định của Việt Nam để có thể nhanh chóng xuất khẩu hoa cắt cành sang thị trường này. Về phía mình, Cục BVTV sẵn sàng tổ chức tập huấn cho các đơn vị có nhu cầu, đồng thời cam kết sẽ đồng hành với địa phương và doanh nghiệp trong quá trình xuất khẩu hoa cắt cành.

Thời gian tới, Cục BVTV tiếp tục làm việc với Australia để thử nghiệm hoạt chất khác thay thế cho glyphosate trên các loại hoa khác xuất khẩu sang Australia. Đồng thời, Cục cũng sẽ hợp tác với các đối tác khác để thúc đẩy việc xuất khẩu hoa cắt cành và lá trang trí của Việt Nam sang các thị trường khác, góp phần phát triển bền vững ngành hoa của Việt Nam.

Đỗ Hương


        Diện tích canh tác mít trên địa bàn thị xã Cai Lậy thời gian qua tăng liên tục, đặc biệt khi bà con nông dân chuyển đổi từ đất lúa sang trồng cây lâu năm trong đó có cây mít. Đến nay diện tích mít toàn thị xã khoảng 2.240 ha, trong đó cho diện tích trái trên 1.800 ha, sản lượng hàng năm trên 56.000 tấn. Hiện nay có 07 vùng trồng mít được cấp mã số xuất đi Trung Quốc [Long Khánh, Thanh Hòa, Phú Quý, Nhị Quý, Tân Hội, Tân Bình và Mỹ Hạnh Trung] và 58 nhà đóng gói xuất khẩu đi Trung Quốc.

       Theo Thông báo Cục Bảo vệ thực vật tại Công văn số 1495/BVTV-KD ngày 13/8/2021 về tăng cường quản lý vùng trồng đối với quả tươi xuất khẩu sang Trung Quốc, cơ quan kiểm dịch thực vật thuộc Cục Bảo vệ thực vật đã phát hiện các lô hàng mít xuất khẩu đi Trung Quốc nhiễm sinh vật gây hại như: rệp sáp, bọ vòi voi, ruồi đục quả, trong đó có lô hàng từ vùng trồng mít xã Long Khánh và Thanh Hòa thị xã Cai Lậy và cơ sở đóng gói Kim Búp xã Long Khánh, thị xã Cai Lậy bị nhiễm, buộc tạm dừng xuất khẩu quả tươi từ vùng trồng này và nhà đóng gói vi phạm.

Ảnh minh họa Mít bị ruồi đục quả

         Để tránh ảnh hưởng xấu đến nông sản xuất khẩu và gây thiệt hại cho nông nghiệp trong xuất khẩu nông sản nói chung, Phòng Kinh tế khuyến cáo: Ủy ban nhân dân xã các xã, phường tăng cường triển khai 02 tiêu chuẩn cơ sở TCCS 774: 2020/BVTV về Quy trình thiết lập và giám sát vùng trồng, TCCS 775: 2020/BVTV về Quy trình thiết lập và  giám sát cơ sở đóng gói cho các tổ chức/cá nhân/doanh nghiệp trên địa bàn biết thực hiện.  Theo dõi, quản lý chặt chẽ tình hình dịch hại tại các vùng trồng cây ăn quả được cấp mã số xuất sang Trung Quốc, chú ý các đối tượng rệp gây hại. Khẩn trương thông báo đến các cơ sở đóng gói và yêu cầu cơ sở khi phát hiện các loài rệp là đối tượng kiểm dịch thực vật của Trung Quốc gây hại tại các vườn hoặc tại cơ sở đóng gói được cấp mã số thì bắt buộc xử lý, loại bỏ triệt để khỏi lô hàng trước khi xuất khẩu.

        Chi Cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang hướng dẫn các biện pháp khắc phục các loài sinh vật hại vi phạm quy định về kiểm dịch thực vật đến nhân dân sản xuất nông sản xuất khẩu và các cơ sở đóng gói nông sản xuất khẩu trên địa bàn thị xã biết và thực hiện.

         1. Đối với vùng trồng

          Rệp sáp [Dysmicoccus neobrevipes và Planococcusminor]

         +  Không nên trồng xen trong vườn những cây dễ nhiễm rệp sáp.

        + Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện sớm rệp gây hại, nhất là trong mùa khô. Chú ý vào những bộ phận [chồi non, hoa, quả] mà rệp hay xuất hiện và gây hại

         + Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, tỉa bỏ, thu gom và tiêu hủy những bộ phận của cây nhiễm rệp sáp nặng.

         + Tưới nước, bón phân đầy đủ nhằm hạn chế sự phát triển của rệp sáp; trong quá trình tưới nên sử dụng vòi bom nước phun mạnh vào chỗ có nhiều rệp sáp đeo bám nhằm rửa trôi, tạo độ ẩm trên cây và giảm mật độ rệp sáp.

         + Bảo vệ các loài thiên địch tự nhiên trong vườn của rệp sáp như kiến vàng, bọ rùa, bọ mặt vàng, bọ cánh gân, bọ xít đỏ, ong ký sinh, ...

        + Phun thuốc phòng trừ rệp kịp thời khi có nguy cơ gây hại nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng, nhất là ở giai đoạn cây đang có bông, trái non, hái đang phát triển. Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, ưu tiên sử dụng các loại thuốc sinh học Neemnin, thuốc thảo dược Micro max M,... có thể bổ sung dầu khoáng DC- Tronplus 0,5% để tăng hiệu lực của thuốc để phòng trừ rệp sáp. Khi phun thuốc phải theo nguyên tắc “4 đúng” và đảm bảo thời gian cách ly.

         Lưu ý: Rệp sáp có một lớp sáp bao phủ bên ngoài, vì thế cần pha thêm chất bám dính vào dung dịch thuốc để tăng khả năng bám dính.

        Ruồi đục quả [Bactrocera sp.]

        Nên bao trái, bao trái có tác dụng hạn chế ruồi rất tốt.

         Không trồng xen các loại cây ăn hái khác trong vườn.

         Thu hoạch kịp thời, không để quả chín lâu trên cây.

         Vệ sinh vườn trồng, thường xuyên thu, hái và đem tiêu hủy toài bộ trái rụng trên mặt đất và trái còn đeo trên cây.

         Khi trái đã già chưa chín, có thể phun các thuốc trừ sâu sinh học có hoạt chất Emamectin benzoate, Cyromazine, chế phẩm sinh học như vi khuẩn Bacillus thuringiensis,...sử dụng thuốc thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đứng, đặc biệt phải đảm bảo thời gian cách ly.

         Dùng thuốc dẫn dụ có chất Methyl Eugenol để dẫn dụ ruồi đực, trong đó có kèm theo thuốc trừ sâu Naled nên sẽ diệt ruồi đực.

         Đặt bẫy Dr Jean có tác dụng tiêu diệt cả ruồi đực và ruồi cái. Bán kính hấp dẫn ruồi từ 70-100 m.

         Bọ vòi voi [Stemochetus olivieri]

         + Tỉa cành, tạo tán làm cho vườn xoài thông thoáng ngay sau khi thu hoạch.

         + Bón phân cân đối, hợp lý để tăng sức chống chịu cho cây.

         + Làm cỏ xới xáo vườn để tiêu diệt thành trùng bọ vòi voi.

        + Thu gom các quả rơi rụng, đem tiêu hủy để tiêu diệt nguồn bọ vòi voi còn tồn tại trong các quả rụng. Lưu ý tiêu hủy bằng cách ngâm quả xoài rơi rụng trong bê có chứa nước vôi 1%, không chôn dưới đất vì bọ vòi voi có sức sống rất cao, có thể đục lỗ chui lên khỏi mặt đất.

         + Quét vôi thân cây xoài sau khi thu hoạch để phá vỡ nơi trú ngụ của bọ vòi voi

         + Thăm vườn và điều tra thường xuyên để phát hiện khi chúng bắt đầu gây hại để chủ động phòng trừ.

         + Sử dụng biện pháp bao quả bằng túi bao chuyên dụng.

         + Phun thuốc phòng trừ bọ vòi bằng các hoạt chất thuốc như Pymetrozine, Emamectin benzoate, ... khi quả còn nhỏ, phun 2 lần cách nhau 10 ngày. Khi phun thuốc phải theo nguyên tắc “4 đứng” và đảm bảo thời gian cách ly.

         2. Đối với cơ sở đóng gói

         Để đảm bảo nông sản không bị nhiễm sinh vật hại theo quy định kiểm dịch thực vật của Trung Quốc cần thực hiện nội dung như sau:

         Phải có biện pháp kiểm soát các sinh vật gây hại có khả năng đi theo và tái nhiễm vào nông sản xuất khẩu.

         Nông sản phải đảm bảo thu mua từ vùng trồng đã được cấp mã số.

         Nhân viên trong cơ sở đóng gói phải có khả năng nhận diện các đối tượng dịch hại.

         Đối với rệp sáp [Dysmicoccus neobrevipes và Planococcus minor]: Nên rửa ừái qua nước sạch 2 lần, kết họp dùng khăn mềm lau sạch trái, cuống trái và có thể dùng vòi xịt hơi áp lực cao để thổi sạch các loài rệp còn sót trên trái; vệ sinh kỹ sàn nhà, dụng cụ, khay, giỏ đựng trái sau mỗi khi làm việc.

         Đối với ruồi đục quả [Bactrocera sp.]: cần trang bị cho nhân viên kính lúp cầm tay để quan sát kỹ và loại bỏ các trái cây có vết gây hại của ruồi trên vỏ quả.

         Đối với bọ vòi voi {Stemochetus oỉivieri]: Rất khó phát hiện vết gây hại của chứng hên trái nên phải đảm bảo thu mua từ vùng trồng đã được quản lý tốt đối tượng này./.

 Minh Hưng

Video liên quan

Chủ Đề