Hoàng minh trí là ai

Kẻ thủ ác thường không phải là những con người xa lạ. Thế đấy, nỗi đau nhân đôi nhân bảy, chúng tôi phải tiếp tục lớn lên bên cạnh sự xuất hiện thoáng chốc nhưng đeo đẳng của họ.

Sau vụ “Minh Béo”, lần đầu tiên tôi viết lên trang Facebook cá nhân của mình câu chuyện cũ. Nhẹ lòng và không còn sợ hãi hay xấu hổ nữa, tôi đã khóc sau hơn 30 năm.

Hắn lạm dụng tôi lần đầu tiên vào năm 1987, năm tôi học lớp 2, và kéo dài nhiều năm sau. Hắn sống độc thân cùng cậu con trai nhỏ nhút nhát lớn hơn tôi một chút, người ta nói vợ hắn bỏ đi từ ngày cậu bé mới lên 2. Không biết tại sao tôi và cậu bé ấy lại vô cùng yêu thương nhau, hình như nó biết tất cả và luôn nhìn tôi bằng ánh mắt ầng ậng, nửa như xin lỗi nửa muốn van xin tôi đừng nói gì cả.

Hắn rình mò lúc cha mẹ tôi đi làm, đứng chặn ở mọi ngõ ngách hoặc con đường tôi đi chơi, đi học. Có lẽ trong khu phố cũng có lác đác vài đứa trẻ nữa bị “tấn công”. Bởi nếu gặp hắn, chúng tôi đều có chung một nỗi sợ hãi, bỏ chạy thục mạng; đen đủi đứa nào không chạy kịp thì đều nép sát vào tường, hai tay giữ chặt đũng quần, ánh mắt van lơn.

Cũng có lác đác vài ông bố, bà mẹ kéo đến nhà hắn sau khi nghe trẻ con kể lại. Hắn cởi trần, mặt đỏ như gấc, gác con dao phay lên vai, câng câng thách thức. Máu đã đổ, và không ai đến nói chuyện phải quấy nữa sau cái mùa đông năm 1989 ấy. Còn hắn – vẫn xuất hiện bất ngờ trong cuộc sống lũ trẻ chúng tôi ngày đó.

Có lần giữa buổi trưa ngõ vắng, hắn lao ra ghì chặt khiến tôi không thở nổi. Bàn tay hắn xọc vào trong quần tôi, sục sạo và bóp ngấu nghiến, đôi mắt hắn vằn máu. Tôi điên cuồng đấm thẳng vào mặt hắn. Gương mặt khốn ấy cứng trơ như đá, hắn không né mà giơ mặt ra hứng trọn những cú đấm nhỏ xíu như nắm xôi và cười khoái trá… Tôi học chửi bậy. Và lần ấy, hắn đánh tôi rất đau. Hắn bóp cổ và lấy dây thừng buộc chân treo ngược tôi lên móc quạt trần nhà hắn từ sáng đến gần trưa. Hắn đứng đó, giở hết các “thứ” trong người gí vào mặt đứa trẻ bị treo ngược là tôi.

Có nhiều nguy cơ trẻ con phải đối mặt, không chỉ từ ngoài xã hội, mà còn từ chính các ông bố bà mẹ trong kỷ nguyên vật chất ngày nay. Trường tư giá cao, máy tính bảng và ô sin giúp việc – nếu bố mẹ chỉ khoán trắng con cho những đủ đầy vật chất ấy thì đã vô tình tạo ra khoảng cách với con.

Đến gần giờ trưa mẹ tôi đi làm về, hắn mới thả tôi xuống. Hôm đó chắc mẹ cũng nhận ra điều gì đó bất thường, những vết dây thừng hằn trên cổ chân tôi và gương mặt tôi cắt không còn giọt máu. Bà gặng hỏi nhưng tôi im lặng. Bởi tôi quá sợ hãi.

Có thể phần đời sau của tôi đủ may mắn để những vết thương đó không hằn sâu trong trí não và ảnh hưởng đến nhân cách của tôi. Nhưng khi nghe bất kể chuyện gì liên quan đến ấu dâm, thốt nhiên tôi đều lạnh sống lưng.

Tôi còn có hai người bạn nữ thân cũng là nạn nhân của ấu dâm, thậm chí đau đớn hơn, những kẻ ác đó đều là anh họ và chú ruột trong gia đình họ. Lần đầu nói ra cho nhau nghe, chúng tôi ngồi khóc ngon lành. Cảm giác tội lỗi với chồng, cảm giác đau đớn thay cho cha mẹ, cảm giác tủi nhục… Những sự đau xót mà chỉ đến khi trưởng thành, đủ sức ngoái đầu nhìn lại, người ta mới thấy hết sự khốn nạn
của kiếp người, căm phẫn, nhắm mắt và bất lực.

Sau những sự kiện gây chấn động xã hội gần đây, sau tất cả đau đớn của những người mẹ, những phẫn nộ của cộng đồng, đã đến lúc cần lấp đầy khoảng trống, cả về nhận thức lẫn pháp lý cho xã hội về loại hình tội phạm này. Tội phạm ấu dâm không chỉ gây ra hậu quả trước mắt lên thân xác những đứa trẻ, mà còn khiến tinh thần chúng bị tổn thương lâu dài, không thể khắc phục.

Hơn tất cả, bố mẹ cần phải lắng nghe con và cảm nhận được những bất thường của trẻ. Thế giới của con nít là thế giới riêng, người lớn muốn biết, muốn hiểu và bảo vệ chúng, không có cách nào khác phải thực tâm bước vào.

Có nhiều nguy cơ trẻ con phải đối mặt, không chỉ từ ngoài xã hội, mà còn từ chính các ông bố bà mẹ trong kỷ nguyên vật chất ngày nay. Trường tư giá cao, máy tính bảng và ô sin giúp việc – nếu bố mẹ chỉ khoán trắng con cho những đủ đầy vật chất ấy thì đã vô tình tạo ra khoảng cách với con.

Tấm lá chắn bảo vệ con tốt nhất khỏi tội phạm ấu dâm nằm trong tay cha mẹ, chắc chắn vậy.

Chuyên đề đặc biệt “Chúng ta không vô can” do Đẹp thực hiện trong tháng Tư, 2017 với những chia sẻ từ các nhân vật của công chúng, những người nổi tiếng trong chiến dịch chống nạn ấu dâm với trẻ nhỏ. Những nhân vật tham gia gồm Ts. Đặng Hoàng Giang, nhà báo Đinh Thu Hiền, nhà báo Hoàng Minh Trí, MC Phan Anh, MC Huyền Ny, ca sĩ Hoàng Bách, Á hậu Vũ Hoàng My, người mẫu Xuân Lan…

Tổ chức: Thùy Anh – Thực hiện: Việt Tú – Thục Khôi – Lê Hạnh

Toàn bộ các bài viết liên quan được tổng hợp TẠI ĐÂY.  

 Đẹp Magazine số 219 đã phát hành trên toàn quốc. Đặt mua bản in Tạp chí Đẹp tại:  //subs.lemedia.vn/mua-tap-chi-giay/

Thời gian đăng: 19/04/2022 16:15

Được coi là minh quân của Nhật, Thiên Hoàng Minh Trị là người đặt nền móng cho sự cách tân Nhật Bản, giúp Nhật Bản trở thành cường quốc số 1 tại Châu Á thời gian đó. Cùng Chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về thân thế và cuộc đời của Thiên Hoàng Minh Trị nhé

1. Thiên Hoàng Minh Trị là ai?
 

Thiên hoàng Minh Trị [Nhật: 明治天皇 [Minh Trị Thiên hoàng] Meiji-tennō?] còn gọi là Minh Trị Đại Đế, Minh Trị Thánh Đế, Mutsuhito Đại Đế, ông được coi là vị hoàng đế anh minh và có công lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản. - Tên thật là Mutsuhito.  - Sinh: 3/11/1852.  - Mất: 30/7/1912 qua đời do bệnh ung thư dạ dày  - Vị thiên hoàng thứ: 122.  - Trị vì: Từ ngày 3/2/1867 đến khi qua đời.  - Thụy hiệu: Minh Trị Thiên hoàng,  Minh Trị nghĩa là "sự cai trị sáng suốt". - Hoàng tộc: Nhà Yamato - Hoàng gia ca: Kimi ga Yo - Cha: Thiên hoàng Hiếu Minh - Mẹ: Nakayama Yoshiko, hoàng phi của Thiên hoàng Hiếu Minh - Vợ: Hoàng hậu: Ichijo Masako, Chiêu Hiến Hoàng hậu. - Hậu duệ: Đông cung Thái tử, sau là Đại Chính Thiên hoàng, Công chúa Masako, Công chúa Fusako, Công chúa Nobuko, Công chúa Toshiko - Vị trí đối với Nhật Bản: Là một vị minh quân có công lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản, đã canh tân và đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia hiện đại, thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây giữa lúc chủ nghĩa thực dân đang phát triển mạnh.

- Hoạt động bành chướng lãnh thổ: Chiến tranh nhà Thanh 1874, chiến tranh Nga- Nhật 1904, sáp nhập Triều Tiên 1910


 


Tham khảo thêm: Nhật Bản - Đất nước của những con người kỳ lạ


2. Cuộc đời của Thiên Hoàng Minh Trị


2.1 Thời gian trước khi trị vì đất nước

Thiên hoàng Minh Trị Mutsuhito chào đời ngày 3 tháng 11 năm 1852 là con trai thứ của Thiên Hoàng Hiếu Minh vớ bà Nakayama Yoshiko một phi tần và là con gái của lãnh chúa Nakayama Tadayasu thuộc gia tộc Fujiwara Mutsuhito là người duy nhất sống sót trong tổng số 6 người con của Thiên hoàng Kōmei, 5 người kia đều chết khi còn bé Theo phong tục của Nhật hoàng tử Mutsuhito sống tại gia đình Nakarama tại Kyoto theo sự ủy thác nuôi dưỡng trẻ em Hoàng gia cho các thành viên ưu tú của cung đình. Ngày 11 tháng 7 năm 1860, ông được nhận nuôi bởi à Anh Chiếu Hoàng thái hậu Asako Nyōgō và được đổi tên là Mutsuhito. Dưới sự bao bọc của gia đình hoàng gia Mutsuhito trở thành người nhút nhát, hay sợ sệt và yếu đuối Ngày 30/1/1867, thiên hoàng Hiếu Minh băng hà ở tuổi 35, Mutsuhito lúc này 15 tuổi được mọi người tôn làm Thiên hoàng, chính thức lên nối ngôi ngày 3 tháng 2 năm 1867.  Khi vừa lên ngôi, lợi dụng Thiên Hoàng Minh trị còn nhỏ các Đại dânh [daimyo] và giai cấp tư sản nhân sự kiện đó dẫn 1000 samurai về Tokyo lấy cớ ủng hộ Thiên Hoàng đánh bại và lật đổ chế độ Mạc phủ Tokugawa vào tháng 12/1867. Tháng 1/1868, Mutsuhito chính thức lấy lại quyền điều hành đất nước từ tay Mạc phủ, chính thức chấm dứt 265 năm phong kiến dưới triều Mạc phủ. Ngày 12 tháng 10 năm 1868, Thiên hoàng làm lễ đăng quang tại Tử Thần điện ở cố đô Kyotō, lấy thụy hiệu là Minh Trị Thiên Hoàng, cùng đó  tuyên bố 5 lời tuyên thệ trước toàn dân

Ngày 4 tháng 11 năm 1868 Thiên hoàng Minh Trị dời kinh đô Nhật Bản từ Kyoto sang Tokyo, với những điều kiện thuận lợi về kinh tế, địa lý và chính trị, giúp Thiên hoàng dễ trị vì hơn


 

Thiên Hoàng Minh Trị rời đô đến Tokyo


2.2. Thiên Hoàng Minh Trị sau khi lên ngôi

Tháng 5 năm 1878, những nhân sĩ  dạy học của Thiên hoàng phát động phong trào "Thiên hoàng chấp chính", theo đó yêu câù Thiên Hoàng phải đích thân đứng ra xử lý đại sự quốc gia. Với những kiến thức phương Tây học hỏi được, Thiên Hoàng bắt đầu có những chính kiến độc lập đối với việc chính sự

Tuy nhiên, thời gian đầu khi nắm quyền, Thiên hoàng Minh Trị gần như không có ý kiến gì trước các cuộc bàn thảo của triều thần, đều phê chuẩn tất cả các nghị quyết của Nội các cũng như đàn áp phong trào tự do Dân Quyền

Tháng 10 năm 1881, ông đã ra chiếu thư tuyên bố sẽ triệu tập quốc hội vào năm 1890, tuy nhiên quyền hạn vẫn nằm trong tay Thiên Hoàng. Chế độ Thiên hoàng cận đại dần đi vào hoàn thiện.


 

Với quyền lực của mình, Thiên hoàng đã học theo cách vơ vét tài chính của Mạc phủ trước kia trở thành địa chủ và tài phiệt lớn nhất Nhật Bản.

Trong khoảng thời gian trị vì, Thiên Hoàng Minh Trị đưa ra nhiều chính sách cách tân như: -  Công bố sắc lệnh giáo dục năm 1880 quy định nhà trường đối với môn lịch sử phải đặt trọng tâm vào thể chế kiến quốc -  Năm 1890, ban bố Giáo dục sắc ngữ, lấy việc "phụ tá hoàng vận", "chí trung chí hiếu" làm căn bản, bắt buộc mỗi học sinh hàng ngày phải quỳ lạy trước ảnh Thiên hoàng

- Ngày 4 tháng 1 năm 1882 ông ban bố "Quân nhân Sắc luận",


- Năm 1885, Thiên hoàng bãi bỏ chế độ Thái chính quan cũ, xây dựng chế độ Nội các theo hình mẫu phương Tây. Đứng đầu là Tổng lý đại thần Quốc vụ đại thần trực thuộc vào Thiên hoàng.

- Ban bố Đại Nhật Bản Đế Quốc Hiến pháp năm 1889, đây là bản hiến pháp dựa trên hiến pháp của Phổ để làm khuôn mẫu 


Ngày 30 tháng 7 năm 1912, ông qua đời do bệnh ung thư dạ dày, hưởng thọ 60 tuổi, được đặt thụy hiệu là Minh Trị Thiên hoàng
 


Thiên Hoàng Minh Trị có 15 người con trong đó gồm 10 gái, 5 trai. Con trai trưởng của ông là Yoshihito trở thành hoàng đế thứ 123 trong lịch sử Nhật Bản là Đại Chính Thiên Hoàng. 
 

3. 5 lời tuyên thệ của Thiên hoàng Minh Trị khi lên ngôi

Mở ra hội nghị rộng rãi, trăm công nghìn việc đều lấy theo công luận để quyết định
Trên dưới môt lòng, ra sức sửa sang việc nước
Văn võ một đường, từ công khanh đến thứ dân, đều được toại chí, khiến cho lòng người hăm hở sốt sắng.
Thảy bỏ hết mọi thói hư, mối tệ chất chứa lâu đời, từ đây gắng gổ duy tân tự cường, hiệp theo công đạo của trơì đất 
Cầu tri thức ở thế giới, làm cho nước nhà trở nên mạnh lớn vẻ vang 
 

4. Những cải cách dưới thời Minh Trị


- Về giáo dục: Cải tổ nền giáo dục được đặc biệt chú trọng. Năm 1872 học chế được bộ giáo dục ban bố, bắt đầu một giai đoạn phát triển mới trong nền giáo dục Nhật Bản. Thi hành chế độ giáo dục cưỡng bức với việc tạo ra nhiều hội truyền bá kiến thức học thuật, dịch thuật, ăn hóa, khoa học, báo, nhiều thư viện được mở ra. Với việc thành lập trường đại học lục quân chuyên về quân sự Triều đình cho du học sinh sang các nước phương tây học về hệ thống chính trị, quân sự, kinh tế. Thiếu nhi từ 6-14 tuổi đều bắt buộc phải học tập, đối với cấp học này triều đình chi trả 100% các khoản phí giáo dục với các môn học được áp dụng theo hình mẫu phương Tây

Xem ngay: 

Phong cách sống và làm việc của người Nhật Bản

- Về chính trị - xã hội:Triều đình thực hiện "phế phiên lập huyện" để xóa quyền lực của các đại danh, bãi bỏ hệ thống lãnh địa và danh hiệu của các đại danh. Đồng thời tuyên bố " tứ dân bình đẳng"

Về kinh tế: Ban bố quyền tự do buôn bán và đi lại, thiết lập chế độ tiền tệ thống nhất, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển chủ nghĩa tư bản tới tận cùng các vùng nông thôn

- Về quân đội: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây. Quân đội Nhật Bản áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh, tăng cường mua và sản xuất vũ khí đạn dược. Mời giảng viên nước ngoài về giảng dạy và đưa một số sinh viên sĩ quan đi học tập ở các nước phương Tây. 

- Tôn gíao: Thần đạo thay thế cho phật gíao trở thành quốc đạo của Nhật Bản, Thần đạo mang tư tưởng chủ nghĩa yêu nước, cũng như lòng tôn sùng thiên hoàng, đặt ông như một trong những vị thần.

Thiên hoàng minh trị được coi là đấng minh quân Nhật Bản. Minh Trị Duy Tân cuộc cải cách lớn do triều đình Thiên Hoàng thực hiện đã dẫn đến những thay đổi lớn lao đưa nước Nhật thoát khỏi chế độ phong kiến và sự lệ thuộc vào các nước phương Tây, tiến lên chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc, trở thành Đại đế quốc duy nhất tại phương Đông đủ sức cạnh tranh với Nga, Anh, Hoa Kỳ, Đức.


 

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 0979 171 312 [Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS]

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 

Video liên quan

Chủ Đề