Tiêm mũi lao bao lâu thì lên sẹo

Cu Bầu nhà mình tiềm phòng lao khi tròn 1 tháng tuổi nhưng đến bây giờ con đã 6 tháng 7 ngày rồi mà vẫn không thấy mưng mủ thành sẹo. Mình cho con tiêm ở y tế của phường, chị y tá nói sau khi tiêm khoảng 2-3 tháng sẽ mưng mủ và thành sẹo nhưng tới giờ vẫn chỉ có nốt đỏ đỏ ở chỗ tiêm thôi. Có mẹ nào có kinh nghiệm gì thì phổ biến cho mình với, có phải cho con đi tiêm lại không các mẹ nhỉ.

Thông thường tiêm chủng vaccine lao để lại một vết sẹo ở vị trí tiêm, nhiều người không có sẹo vẫn xuất hiện kháng thể bảo vệ.

Lao là một trong 10 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cần thực hiện tiêm vaccine bắt buộc. Tất cả trẻ sơ sinh đều được tiêm chủng vaccine phòng bệnh lao nếu đáp ứng đủ các tiêu chuẩn tiêm chủng, tức là không có các chống chỉ định hoặc hoãn tiêm.

Hiện, vaccine phòng bệnh lao sử dụng tại Việt Nam là BCG, được tiêm một liều duy nhất, không cần tiêm nhắc lại. Song, không phải ai cũng hiểu đúng để tiêm phòng hiệu quả.

Tiêm BCG không chống lại hoàn toàn sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC, cho biết BCG không chống lại hoàn toàn sự xâm nhập của vi khuẩn lao gây bệnh, nhưng có khả năng hạn chế 70% nguy cơ các thể lao nặng và các biến chứng lao nguy hiểm như lao xương, lao khớp, lao kê, lao màng não.

Vaccine tiêm trong da, liều lượng đối với trẻ dưới một tuổi là 0,05 mg BCG/ 0,1 ml còn trẻ trên một tuổi 0,1 mg BCG/ 0,1 ml.

Tiêm BCG có thể không để lại sẹo

"Không có sẹo BCG sau khi tiêm chủng không chứng tỏ được trẻ không được bảo vệ, cũng không khuyến cáo chỉ định tiêm lại vaccine lao", bác sĩ Chính nhấn mạnh. Do đó, điều cần thiết là phải chắc chắn trẻ đã được tiêm vaccine lao. Phụ huynh không nhớ con mình đã tiêm chủng lao chưa, nên xem lại tiền sử tiêm chủng của trẻ qua sổ tiêm chủng cá nhân hoặc thông báo cho cán bộ y tế truy xuất tiền sử tiêm chủng vaccine thông qua phần mềm quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia.

Thời điểm vàng tiêm BCG là một tháng đến một năm sau sinh

Bộ Y tế khuyến cáo tiêm vaccine phòng lao cho trẻ trong vòng một tháng đến một năm sau sinh. Nếu quá thời hạn tiêm phòng, trẻ dễ mắc bệnh lao hơn bé đã được tiêm hoặc có thể nhiễm lao ngay những ngày đầu sau sinh. Lúc này hệ miễn dịch của trẻ còn yếu ớt nên không có đủ khả năng tự bảo vệ cơ thể trước mọi tác nhân xâm nhập.

Tiêm vaccine phòng lao sau một năm tuổi chỉ có tác dụng phòng bệnh khi cơ thể trẻ chưa bị nhiễm khuẩn lao. Chỉ hoãn tiêm BCG khi trẻ đang bị nhiễm khuẩn cấp, sốt cao, có bệnh ngoài da trên diện rộng, bị suy giảm miễn dịch nặng, suy dinh dưỡng nặng, trẻ thiếu cân [dưới 2 kg] và các tiêu chuẩn hoãn tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Trẻ sinh non, bé có vấn đề về sức khỏe cần theo dõi, chăm sóc đặc biệt, phải đợi đến khi thể trạng tốt, mới tiến hành tiêm phòng lao.

Không tiêm BCG cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV mà mẹ không được điều trị dự phòng lây truyền sang con, hoặc các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Nên tiêm vaccine phòng lao cho trẻ trong vòng một tháng đến một năm sau sinh. Ảnh do VNVC cung cấp

Tác dụng phụ khi tiêm vaccine lao

Thông thường ngay sau khi tiêm BCG, da sẽ xuất hiện một nốt nhỏ tại chỗ tiêm và biến mất sau 30 phút. Khoảng hai tuần sau tiêm, chỗ tiêm xuất hiện một vết loét đỏ có kích thước nhỏ, tự lành sau hai tuần và để lại sẹo nhỏ khoảng 5 mm.

Rất hiếm trường hợp sau khi tiêm chủng có dấu hiệu nhiễm trùng BCG toàn thân, viêm hoặc sưng hạch mủ ngoại vi. Nếu có, người bệnh sẽ được tiến hành điều trị nhiễm trùng BCG theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nguy cơ tai biến sau tiêm là rất thấp và hoàn toàn có thể phòng ngừa.

Không nên để trẻ bị đói trước khi đi tiêm chủng để đảm bảo trẻ có thể trạng tốt khi đi tiêm chủng và hạn chế các phản ứng sau tiêm vaccine. Chủ động thông báo với cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con trong những trường hợp như đang ốm, sốt, sinh non, tiền sử dị ứng, có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước. Người nhà nên đề nghị được cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe của con mình trước khi tiêm chủng.

Sau khi tiêm phòng lao, bố mẹ cho trẻ ăn uống bình thường và theo dõi sau tiêm chủng 30 phút tại điểm tiêm và ít nhất 24 giờ sau tiêm tại nhà.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo nên đưa trẻ tới bệnh viện để kịp thời xử lý khi phát hiện những dấu hiệu bất thường sau tiêm vaccine phòng lao, bao gồm sốt cao trên 39 độ C, khó đáp ứng thuốc hạ sốt, sốt kéo dài trên 24 giờ, sốt xuất hiện sau 12 giờ tiêm chủng.

Trẻ quấy khóc kéo dài, kém tương tác với cha mẹ, trẻ mệt xỉu, li bì và hôn mê, co giật, nôn trớ, bú kém, bỏ bú, phát ban. Một số trường hợp nguy hiểm khác như thở nhanh, khó thở co kéo hõm ức, thở rên, thở ậm ạch, tím môi da nổi vân tím.

Những phản ứng nặng sau tiêm chủng thường hiếm gặp và sẽ qua khỏi nếu được phát hiện xử trí kịp thời.

Mới đây một học sinh nghèo ở TP HCM tử vong do lao ruột. Người mẹ không nhớ đã tiêm ngừa lao cho con chưa.

Thùy An

  • Một học sinh tử vong vì lao ruột

Tiêm vắc xin phòng lao [BCG] cho trẻ sơ sinh sớm là cách giúp trẻ phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm, tránh những ảnh hưởng đến phổi, có thể gây tử vong. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 15 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu.

Bệnh lao do vi khuẩn lao có tên là Mycobacterium Tuberculosis [MTB] gây ra. Đây là loại vi khuẩn có thể lây truyền qua không khí, tức là nếu hít chung bầu không khí với người bị mắc bệnh lao thì nguy cơ mắc lao cao.

Khi nhiễm vi khuẩn lao, bệnh nhân dễ bị các biến chứng về phổi, và cũng có thể lây lan sang xương, hạch bạch huyết, hệ thần kinh, tim và các cơ quan khác. Ở giai đoạn chưa có vắc xin ngừa lao, với tỷ lệ tử vong cao, thế giới từng xem bệnh lao là “tứ chứng nan y”.

Trẻ em nên tiêm vắc xin ngừa lao càng sớm càng tốt

Tham khảo thêm:

Chính vì bệnh lao rất dễ lây, trong khi Việt Nam lại là một trong số những quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh lao cao nhất thế giới, từ năm 1981, Bộ Y tế đã đưa vắc xin phòng lao vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, hiện áp dụng cho trẻ vừa mới sinh có đủ điều kiện sức khỏe.

Việt Nam đang sử dụng vắc xin phòng lao BCG và Bộ Y tế khuyến cáo tiêm cho trẻ trong vòng 1 tháng đến 1 năm sau sinh và cân nặng trên 2kg. Thực tế, với những trẻ sinh ra có đủ sức khỏe, phát triển ổn định, không nằm trong chế độ chăm sóc đặc biệt thì thường được tiêm phòng lao càng sớm càng tốt,  trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. 

Việc chậm trễ tiêm vắc xin phòng bệnh lao cho trẻ sơ sinh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao hơn những trẻ đã được tiêm; thậm chí trẻ có thể nhiễm lao ngay những ngày đầu sau sinh do lúc này hệ thống miễn dịch của trẻ còn yếu ớt nên không có đủ khả năng tự bảo vệ cơ thể trước mọi tác nhân xâm nhập – nhất là lao và các loại vi khuẩn khác.

Tuy nhiên, tiêm vắc xin phòng lao cho trẻ ở giai đoạn sau 1 năm tuổi chỉ có tác dụng phòng bệnh khi cơ thể trẻ chưa bị nhiễm khuẩn lao. Các trường hợp nếu đã xác định chính xác trẻ nhiễm lao thì việc tiêm phòng lúc này là không cần thiết và nên thận trọng vì nguy cơ phản ứng phụ sau tiêm thường tăng cao. 

Trẻ em trên 1 tuổi và người lớn có nguy cơ mắc bệnh lao cũng có thể tiêm chủng trong một số trường hợp đặc biệt hoặc theo sự chỉ định của bác sĩ. Hiện nay vẫn chưa có các nghiên cứu chứng minh được tính hiệu quả của vắc xin phòng lao ở người lớn trên 35 tuổi.

Do đó, chỉ nên hoãn tiêm vắc xin BCG với những trường hợp trẻ đang bị nhiễm khuẩn cấp, đang sốt cao, có bệnh ngoài da trên diện rộng, bị suy giảm miễn dịch nặng, suy dinh dưỡng nặng, trẻ thiếu cân [dưới 2kg]. 

Với những trẻ sinh non, những trẻ có vấn đề về sức khỏe cần theo dõi, chăm sóc đặc biệt thì đợi đến khi trẻ có thể trạng tốt, cần tiến hành tiêm phòng lao càng sớm càng tốt.

Tham khảo thêm: 

Vắc xin phòng lao BCG [bacille Calmette-Guérin] là vắc xin sống giảm độc lực. Trong vắc xin BCG có chứa một dạng vi khuẩn gây bệnh lao đã được làm cho yếu đi, không gây bệnh lao cho người khỏe mạnh mà giúp cơ thể hình thành sự bảo vệ trước căn bệnh này.

Vắc xin BCG thường được khuyến cáo chỉ định cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nó đặc biệt hiệu quả trong việc phòng ngừa các hình thái lao nguy hiểm, trong đó có lao viêm màng não với độ bảo vệ lên tới 70%.

Chỉ cần tiêm vắc xin ngừa lao BCG một liều duy nhất đã có thể tạo ra tác dụng bảo vệ lâu dài.

Chích vắc xin giúp trẻ nhỏ phòng tránh bệnh tật hiệu quả

Vắc xin BCG được chỉ định cho tất cả trẻ sơ sinh chưa bị nhiễm lao, sức khỏe tốt và không mắc các bệnh lý suy giảm miễn dịch. Một số trường hợp chống chỉ định và hoãn tiêm chủng phòng lao do Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế quy định như sau:

Các trường hợp chống chỉ định tiêm phòng lao BCG bao gồm:  

  • Không tiêm vắc xin BCG cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV mà mẹ không được điều trị dự phòng tốt lây truyền từ mẹ sang con.
  • Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc xin lao

Các trường hợp hoãn tiêm chủng BCG phòng lao: 

  • Đang mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính, đang sốt.
  • Đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid, globulin miễn dịch. 
  • Cân nặng dưới 2.000g.
  • Trẻ có tuổi thai < 34 tuần tạm hoãn tiêm vắc xin BCG. Tiêm chủng khi trẻ đủ 34 tuần tuổi [tính cả tuổi thai].

Để đảm bảo trẻ có thể trạng tốt khi đi tiêm chủng và hạn chế các phản ứng sau tiêm vắc xin, phụ huynh cần lưu ý:

  • Không để trẻ bị đói trước khi đi tiêm chủng.
  • Cần chủ động thông báo với cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con mình như: đang ốm, sốt, sinh non, tiền sử dị ứng, có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước và đề nghị được cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe của con mình trước khi tiêm chủng. Hỏi cán bộ y tế loại vắc xin trẻ được tiêm.

An toàn tiêm chủng không chỉ là vấn đề chất lượng vắc xin hay tuân thủ quy trình kỹ thuật của nhân viên y tế, mà nó còn phụ thuộc vào quá trình chăm sóc, theo dõi trẻ tại gia đình theo hướng dẫn sau đây:

  • Cho trẻ ăn uống bình thường sau tiêm.
  • Chú ý và thường xuyên theo dõi trẻ sau tiêm chủng: 30 phút tại điểm tiêm và ít nhất 24 giờ sau tiêm.
  • Khi trẻ sốt có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nhưng phải có chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế.
  • Nếu cha mẹ không yên tâm về tình trạng sức khỏe của con mình sau khi tiêm, cần liên lạc với cán bộ y tế để được tư vấn cách chăm sóc trẻ.
  • Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật, bỏ bú, khó thở, tím tái… các bà mẹ cần đưa trẻ trẻ tới cơ sở y tế. Những phản ứng nặng sau tiêm chủng thường hiếm gặp và sẽ qua khỏi nếu được phát hiện và xử trí kịp thời.

Giống như các loại vắc xin khác, BCG có thể gây ra một số tác dụng phụ. Nếu sau tiêm trẻ bị sốt nhẹ, sưng hạch ở hõm nách bên cánh tay được tiêm thuốc, có quầng đỏ ở vị trí tiêm, loét nhẹ và để lại sẹo [trong vòng 6 tuần sau tiêm] thì đó là những phản ứng bình thường, cho thấy trẻ đã đáp ứng miễn dịch.

Xem thêm Tiêm vắc xin lao không có sẹo có nên tiêm lại?

Trong trường hợp các phản ứng sau tiêm trầm trọng như sốt cao, bỏ bú… kéo dài 1-2 ngày; vết tiêm sưng to, hạch sưng to, hạch kéo dài hơn 6 tuần thì cần đưa trẻ đi khám. Đối với những trường hợp trẻ sốt cao, khóc nhiều không dứt, mệt lả, da tím tái, co giật, liệt, hôn mê…phải cấp cứu ngay.

Để đảm bảo an toàn trong tiêm chủng, phụ huynh cần thông báo cho cán bộ tiêm chủng biết tình trạng sức khỏe của trẻ, tiêm xong cần nán lại cơ sở tiêm 30 phút để theo dõi phản ứng sau tiêm. Khi về nhà, trong vòng 48 giờ sau tiêm vẫn cần theo dõi những biểu hiện bất thường của trẻ để kịp thời xử lý những tình huống xấu nếu không may xảy ra.

Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] cho biết: Các vắc xin rất an toàn, rất hiếm khi xảy ra các sự kiện nghiêm trọng tới sức khoẻ, phần lớn các phản ứng do sử dụng vắc xin thường là nhẹ và tạm thời. Với những phản ứng thông thường, các phụ huynh hoàn toàn có thể yên tâm chăm sóc trẻ tại nhà [Theo Quyết định 2535/QĐ- BYT của Bộ Y tế].

  • Đối với trẻ em, cần cho trẻ bú mẹ hoặc uống nước nhiều hơn. Bế, quan sát trẻ thường xuyên và chú ý không chạm, đè vào chỗ tiêm.
  • Sốt nhẹ [dưới 38,5 độ]: Uống nhiều nước, tiếp tục ăn uống bình thường, nằm chỗ thoáng. 
  • Phản ứng tại chỗ gồm các triệu chứng đỏ và/hoặc sưng tại chỗ tiêm và có thể có 1 hoặc nhiều triệu chứng sau: sưng gần chỗ tiêm, đau, đỏ và sưng trên 3 ngày. Thường tự khỏi trong vòng vài ngày đến 1 tuần. Điều trị triệu chứng với các thuốc giảm đau theo chỉ định.
  • Đau khớp kể cả khớp nhỏ ngoại vi dai dẳng [trên 10 ngày] hoặc thoáng qua [tối đa 10 ngày]. Có thể tự khỏi, một số trường hợp cần dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của cán bộ y tế
  • Viêm hạch bạch huyết kể cả viêm hạch bạch huyết có mủ với biểu hiện có 1 hạch lympho sưng to > 1,5 cm [bằng 1 đầu ngón tay người lớn] hoặc có 1 hốc rò rỉ trên 1 hạch lympho. Xảy ra trong vòng 2-6 tháng sau khi tiêm vắc xin BCG, tại cùng một bên người với chỗ tiêm chủng [đa số là ở nách]. Thường là tự lành và không cần điều trị. Trường hợp tổn thương dính vào da hoặc bị rò rỉ thì cần đưa đến cơ sở y tế để được phẫu thuật dẫn lưu và đắp thuốc chống lao tại chỗ.
  • Bầm tím và/hoặc chảy máu do giảm tiểu cầu thường là nhẹ và tự khỏi. Trường hợp nặng cần đưa đến cơ sở y tế để điều trị thuốc steroid và truyền khối tiểu cầu.

Nếu xuất hiện một số tai biến nặng sau tiêm chủng, phải khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị.

Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế khuyến cáo nên lập tức đưa trẻ tới bệnh viện để kịp thời xử lý tránh tình trạng chuyển biến nghiêm trọng khi phát hiện những dấu hiệu bất thường sau tiêm vắc xin phòng lao, bao gồm: 

  • Sốt cao > 39 độ C, khó đáp ứng thuốc hạ sốt, sốt kéo dài trên 24 giờ, sốt xuất hiện sau 12 giờ tiêm chủng
  • Quấy khóc kéo dài, kém tương tác cha mẹ, trẻ mệt xỉu, li bì và hôn mê 
  • Co giật 
  • Nôn trớ, bú kém, bỏ bú 
  • Phát ban 
  • Thở nhanh, khó thở co kéo hõm ức, thở rên, thở ậm ạch, tím môi và chi 
  • Chi lạnh, da nổi vân tím 
  • Hoặc có các dấu hiệu bất thường khác khiến cha mẹ trẻ lo lắng

Hiện tại vắc xin tiêm phòng lao [BCG] có trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, tổ chức tiêm miễn phí tại các Trạm y tế xã, phường hoặc các trung tâm y tế huyện, thành phố trong hệ thống Tiêm chủng mở rộng.

Ngoài ra, người dân có thể lựa chọn tiêm chủng dịch vụ tại các cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám gần nhất hoặc các trung tâm tiêm chủng uy tín, chất lượng và an toàn. 

Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC có sẵn vắc xin BCG phòng bệnh lao. Tại VNVC, trẻ sẽ được miễn phí khám sàng lọc trước tiêm để đảm bảo an toàn tiêm chủng tốt nhất. Theo đó, bé sẽ được kiểm tra cân nặng, thân nhiệt cơ thể, nghe phổi, nghe tim… và phát hiện các biểu hiện bất thường khác để đảm bảo bé đủ sức khỏe và cân nặng trước khi tiêm.

Sau khi tiêm, bé được theo dõi 30 phút tại phòng chờ rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ. VNVC đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, kịp thời xử lý các phản ứng sau tiêm chủng [nếu có].

Đặc biệt, các mẹ và bé sẽ được thuận tiện tối đa với các phòng chuyên biệt cho trẻ nhỏ như phòng thay tã, phòng cho bé bú, phòng chăm sóc [ngủ], phòng pha sữa… Hệ thống điều hòa được lắp đặt toàn trung tâm giúp bé luôn có cảm giác thoải mái nhất khi đến tiêm.

1. Tiêm phòng lao cho trẻ không để lại sẹo có nên tiêm lại?

Theo BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC: Thông thường sau khi trẻ tiêm vắc xin phòng lao BCG, từ 2 tuần đến 1 tháng sẽ xuất hiện dấu hiệu mưng mủ tại vết tiêm và sau vài tuần sẽ tạo sẹo khoảng 5mm. Tùy theo cơ địa của mỗi trẻ mà phản ứng này có thể xuất hiện sau vài tuần thậm chí tới 6 tháng. Tuy nhiên, nếu sau 6 tháng mà trẻ vẫn không có dấu hiệu mưng mủ và để lại sẹo thì cần đưa trẻ đi làm phản ứng Mantoux [phản ứng da tuberculin]. Tùy vào kết quả, bác sĩ sẽ chỉ định có tiêm lại vắc xin phòng lao cho trẻ hay không.

Vết tiêm mưng mủ và tạo sẹo sau khi tiêm vắc xin phòng lao BCG

2. Trẻ tiêm phòng mũi lao không sốt, không mưng mủ vì sao? 

Sau tiêm vắc xin BCG, một số trẻ sẽ có hiện tượng sốt nhẹ sau tiêm, đây là phản ứng thông thường sau khi tiêm vắc xin và có thể tự khỏi, trừ trường hợp trẻ sốt cao > 39 độ C, khó đáp ứng thuốc hạ sốt, sốt kéo dài trên 24 giờ, sốt xuất hiện sau 12 giờ tiêm chủng thì cần đưa trẻ tới bệnh viện. Tuy nhiên, không phải trẻ nào sau tiêm cũng bị sốt.

Thông thường sau khi trẻ tiêm vắc xin phòng lao BCG, từ 2 tuần đến 1 tháng sẽ xuất hiện dấu hiệu mưng mủ tại vết tiêm và sau vài tuần sẽ tạo sẹo khoảng 5mm. Tùy theo cơ địa của mỗi trẻ mà phản ứng này có thể xuất hiện sau vài tuần thậm chí tới 6 tháng. Tuy nhiên, nếu sau 6 tháng mà trẻ vẫn không có dấu hiệu mưng mủ và để lại sẹo thì có thể trẻ chưa được đáp ứng miễn dịch từ vắc xin phòng lao và cần tiêm lại. Để kiểm tra chính xác trẻ đã đáp ứng miễn dịch hay chưa, phụ huynh cần đưa trẻ đi làm phản ứng Mantoux [phản ứng da tuberculin]. 

3. Có nên nặn mủ vết tiêm lao? 

Cũng như các loại vắc xin khác, trẻ sơ sinh tiêm phòng lao có thể bị sốt nhẹ kèm theo một số phản ứng sau tiêm chủng khác như sưng đỏ, đau tại vị trí tiêm. Đối với tiêm phòng vắc xin BCG, từ 2 tuần đến 1 tháng sẽ xuất hiện dấu hiệu mưng mủ tại vết tiêm và sau vài tuần sẽ tạo sẹo khoảng 5mm. Đây là các biểu hiện lành tính sau khi tiêm phòng lao. Bố mẹ không nên lo lắng và không can thiệp vào vết tiêm đang mưng mủ của trẻ. Đặc biệt không xoa, chườm, bôi, nặn vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm.

4. Vết tiêm lao mưng mủ bị vỡ phải xử trí thế nào? 

Thường mũi tiêm BCG nằm ở vai trái, sau khi tiêm vắc xin BCG sẽ xuất hiện phản ứng: sưng đỏ vết tiêm, vỡ mủ vàng, sau đó tự lành sẹo từ 2 tuần đến 1 tháng, thậm chí 6 tháng tùy cơ địa của trẻ. Vết tiêm lao mưng mủ bị vỡ là diễn tiến bình thường sau tiêm chủng ngừa lao. Phụ huynh không cần lo lắng, chỉ cần tắm rửa vệ sinh cơ thể bé hàng ngày, có thể thì dùng gạc lau khô sạch sẽ chỗ vỡ mủ vàng.

5. Tiêm phòng lao rồi có bị lây nữa không? 

Tiêm vắc xin phòng bệnh lao là biện pháp phòng chống hiệu quả, nhưng không tuyệt đối. Vắc xin BCG có thể không chống lại hoàn toàn sự xâm nhập của vi khuẩn lao gây bệnh, nhưng có khả năng hạn chế tối đa nguy cơ các thể  lao nặng  [khoảng 70%] và các biến chứng lao nguy hiểm như lao xương, lao khớp, lao kê, lao màng não.

Việc tiêm phòng lao có hiệu quả hay không phần lớn phụ thuộc vào việc quản lý ngăn chặn sự lây nhiễm bệnh lao trong cộng đồng. Người đã tiêm phòng lao hoàn toàn có thể mắc bệnh do tiếp xúc trực tiếp, thường xuyên và lâu dài với người bị bệnh, đặc biệt trẻ em dưới 1 tuổi có nguy cơ lây nhiễm cao nhất do hệ miễn dịch còn kém. Tuy nhiên, người đã tiêm phòng trong trường hợp bị lây nhiễm thường tình trạng bệnh sẽ nhẹ và điều trị nhanh chóng hơn những người chưa tiêm phòng.

Phần lớn người bị nhiễm lao là do tình trạng suy giảm miễn dịch và tiếp xúc nhiều và thường xuyên với người bệnh. Vì vậy, nếu gia đình có người mắc bệnh lao phổi thì cần cho người bệnh sinh hoạt riêng, môi trường sống cần sạch sẽ, thoáng mát. Cần chú ý hạn chế trẻ em dưới 5 tuổi tiếp xúc với người bệnh.

Trong trường hợp cơ thể xuất hiện các triệu chứng ho kéo dài, ra nhiều mồ hôi trộm, mệt mỏi, chán ăn, sốt về chiều thường xuyên thì cần phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời.

6. Tiêm phòng lao cho trẻ sinh non khi nào? 

Bộ Y tế khuyến cáo tiêm vắc xin phòng lao BCG cho trẻ trong vòng 1 tháng đến 1 năm sau sinh. Thực tế, với những trẻ sinh ra có đủ sức khỏe, phát triển ổn định, không nằm trong chế độ chăm sóc đặc biệt thì thường được tiêm phòng lao trong vòng 24h sau sinh. Những trẻ sinh non hoặc có vấn đề về sức khỏe cần theo dõi, chăm sóc đặc biệt thì có thể hoãn tiêm đến khi trẻ có thể trạng tốt, tuy nhiên cần tiến hành tiêm phòng lao cho trẻ càng sớm càng tốt.

7. Tiêm phòng lao cho trẻ muộn có sao không? 

Vắc xin BCG ngừa lao có thể được tiêm ở mọi lứa tuổi, nhưng nên tiêm càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 1 tháng sau sinh.

Việc tiêm vắc xin phòng lao muộn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao hơn những trẻ đã được tiêm phòng, thậm chí trẻ có thể bị nhiễm lao ngay những ngày đầu sau sinh do, hệ thống miễn dịch còn yếu ớt. Đối với những trẻ chưa đủ điều kiện sức khỏe hoặc chưa được tiêm phòng ở giai đoạn 1 năm tuổi vẫn có thể tiêm phòng sau đó nhưng vắc xin chỉ có tác dụng khi cơ thể trẻ chưa bị nhiễm khuẩn lao. Còn các trường hợp nếu đã xác định chính xác trẻ nhiễm lao thì việc tiêm phòng lúc này là không cần thiết. Tiêm phòng vắc xin BCG cho trẻ sau 1 năm tuổi cũng có thể gây ra những phản ứng sau tiêm mạnh hơn.

Xem video: Trẻ 3 tuổi có tiêm mũi lao được không?

8. Trẻ vàng da có tiêm phòng lao được không? 

Nên xác định nguyên nhân dẫn đến vàng da của trẻ trước khi quyết định tiêm vắc xin phòng lao. Trẻ bị vàng da có thể do vàng da sinh lý hoặc bệnh lý. Vàng da sơ sinh là hiện tượng vàng da sinh lý thường gặp ở trẻ trong vòng 2 – 5 ngày sau sinh, trẻ vẫn ăn ngủ bình thường và bệnh sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Còn trẻ bị vàng da bệnh lý nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh [còn gọi là vàng da nhân] có thể dẫn đến tử vong hoặc bị bại não suốt đời. Khi trẻ có dấu hiệu vàng da, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa để kiểm tra.

9. Bé chích ngừa lao bị nổi hạch phải làm sao?

Viêm hạch bạch huyết kể cả viêm hạch bạch huyết có mủ với biểu hiện có 1 hạch lympho sưng to > 1,5 cm [bằng 1 đầu ngón tay người lớn] hoặc có 1 hốc rò rỉ trên 1 hạch lympho, xảy ra trong vòng 2-6 tháng sau khi tiêm vắc xin BCG, tại cùng một bên người với chỗ tiêm chủng [đa số là ở nách]. Thường là tự lành và không cần điều trị. Trường hợp tổn thương dính vào da hoặc bị rò rỉ thì cần đưa đến cơ sở y tế để được phẫu thuật dẫn lưu và đắp thuốc chống lao tại chỗ.

Với hệ miễn dịch còn non yếu của trẻ, lao rất dễ lây nhiễm và tấn công. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể tiến triển mà không cho thấy một dấu hiệu nào. Chỉ bằng 1 mũi vắc xin, con yêu sẽ được bảo vệ hiệu quả và trọn đời trước căn bệnh nguy hiểm này. Hãy bảo vệ con yêu trọn vẹn nhất trước mọi hiểm họa từ bệnh lao bằng cách tiêm phòng cho con các mẹ nhé!

Tại Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC, vắc xin phòng lao luôn có sẵn, phục vụ mọi nhu cầu tiêm chủng của khách hàng cùng nhiều dịch vụ và tiện ích đẳng cấp 5 sao. Để đăng ký tiêm vắc xin hoặc tư vấn về lịch tiêm chủng, quý khách có thể liên hệ tổng đài 028.7300.6595, liên hệ qua fanpage Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn – VNVC hoặc đến trực tiếp Hệ thống trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc để đăng ký vắc xin uốn ván trực tiếp.

Khách hàng cũng có thể mua vắc xin hoặc các gói vắc xin bằng cách truy câp //shop.vnvc.vn/, lựa chọn và thanh toán mua vắc xin theo nhu cầu.

TRÀ MY

Video liên quan

Chủ Đề