Khám dị ứng đạm sữa bò ở đâu

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dị ứng sữa thực chất là biểu hiện dị ứng với chất protein [chất đạm] có trong sữa bò và sữa hộp. Hàm lượng cao protein trong các loại sữa này [đặc biệt là sữa bò] chưa được xử lý có thể làm trẻ khó tiêu hóa; các chất điện giải [muối] trong đó cũng gây khó khăn cho thận chưa hoàn toàn trưởng thành của trẻ.

Biểu hiện dị ứng sữa diễn ra theo 2 cách:

  • Ðột ngột thở khò khè, nôn, toàn thân có phản ứng nghiêm trọng [hiện tượng phản vệ], phù nề, nổi đám mẩn ngứa trên da.
  • Diễn biến từ từ [thường gặp hơn] với các triệu chứng như đi phân lỏng [có thể lẫn máu], nôn, hay đau bụng, không tăng cân và phát triển bình thường. Kiểu phản ứng này khó chẩn đoán hơn vì dễ lầm với nhiều bệnh khác.

Từ 2 tuổi trở lên, hầu hết trẻ sẽ vượt qua tình trạng không dung nạp protein trong sữa. Riêng trẻ không dung nạp đường lactose, các triệu chứng thường là chướng bụng, đau dạ dày, đánh hơi nhiều và tiêu chảy.

Nguyên nhân gây dị ứng sữa chưa được hiểu rõ hoàn toàn, cũng như tại sao có một số trẻ bị nhưng một số trẻ khác lại không? Tuy nhiên các bác sĩ nhi nhận thấy những trẻ được nuôi bằng sữa mẹ ít có nguy cơ bị dị ứng hơn so với trẻ nuôi bằng sữa bò hay sữa đậu nành. Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân dị ứng sữa là do sự phối hợp của yếu tố di truyền và việc cho trẻ ăn sớm sữa bò hay sữa đậu nành.

Nếu nghi ngờ trẻ quấy khóc là do dị ứng sữa, nên đưa trẻ đến bác sĩ nhi [với bác sĩ chuyên khoa khác, bệnh dễ bị bỏ qua, xem là không nghiêm trọng và dễ chẩn đoán nhầm]. Bác sĩ sẽ tìm hiểu bệnh sử gia đình có dị ứng hay không dung nạp với những loại thức ăn nào, khám thực thể trẻ, cho làm một số xét nghiệm như thử phân [thường lẫn máu nếu trẻ bị dị ứng với protein của sữa]. Trường hợp trẻ không dung nạp với đường lactose thì phân có độ toàn do có đường không tiêu hóa được.

Test dị ứng trên da cũng có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện [thường nổi mẩn đỏ vùng thử], nhưng test này không đặc hiệu vì nhiều trẻ lớn không bị dị ứng với protein của sữa cũng cho kết quả dương tính.

Với thể bệnh có diễn biến đột ngột thì chuyển sang dùng sữa đậu nành có thể đem lại kết quả, vì các protein trong sữa đậu nành khác với protein trong sữa bò nhưng vitamin và chất khoáng lại giống nhau nên giá trị dinh dưỡng về cơ bản vẫn bằng nhau. Một con số đáng khích lệ là chỉ có 8-15% trẻ có phản ứng phụ với sữa làm từ đậu nành.

Nếu vẫn không kết quả, cần cho trẻ dùng loại sữa được chế tạo đặc biệt với những protein ít gây dị ứng. Khoảng 50% cháu dị ứng với protein của sữa có diễn biến từ từ lại cũng dị ứng với sữa đậu nành, do đó cần thay thế bằng loại sữa ít gây dị ứng. Loại sữa đặc biệt này đắt hơn sữa thông thường khoảng 3 lần.

Có thể tìm mua sữa chứa protein ít gây dị ứng ở các khoa dinh dưỡng của các bệnh viện nhi hoặc trên thị trường. Công thức sữa ít gây dị ứng có thể là: dịch tiết của sữa chua đã đông, các protein bị phá vỡ để dễ tiêu hóa, ít gây dị ứng; thủy phân casein để chỉ còn chứa các mảnh protein và các acid amin [thành phần đơn giản nhất của protein]. Nên dùng loại sữa ít gây dị ứng trong 2 tháng hay hết năm đầu rồi mới cho trẻ làm quen dần với sữa bò. Nếu trẻ vẫn bị dị ứng thì cứ 3-6 tháng lại cho trẻ dùng thử lại sữa bò.

Cũng có thể cho trẻ chuyển sang bú mẹ, tuy nhiên cần theo dõi sát các cháu vì chất protein trong các sản phẩm làm bằng sữa bò mà người mẹ ăn có thể đi vào sữa; người mẹ sẽ buộc phải kiêng ăn các sản phẩm làm từ sữa. 

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Theo Thầy thuốc ưu tú, Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Thu Hương - Bác sĩ Trưởng Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, dị ứng đạm sữa bò là "phản ứng sai sót" của hệ miễn dịch trong cơ thể trẻ khi cho rằng thành phần đạm trong sữa bò là thành phần có hại. Từ nhận định này, cơ thể trẻ sẽ sản sinh ra những kháng thể miễn dịch để trung hòa lượng đạm có trong sữa.

Với những trẻ phản ứng nhanh với đạm sữa, các biểu hiện sẽ hiện rõ sau 2 giờ sau khi trẻ uống sữa bò. Tuy nhiên, nhiều trẻ có phản ứng muộn [sau 48 giờ hoặc hơn] nên rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.

Khi cơ thể trẻ phản ứng ngay lập tức với đạm trong sữa bò, trẻ sẽ có những biểu hiện dị ứng đạm sữa bò khá rõ rệt như: nổi mẩn ngứa, mề đay; mặt sưng, có thể môi và lưỡi cũng sưng; trẻ thở khò khè; nôn ói, trào ngược sau khi uống sữa; tiêu chảy.

Nổi mẩn ngứa trông giống mề đay là triệu chứng dị ứng đạm sữa bò thường gặp ở trẻ. Ảnh: Shutterstock

Tiến sĩ, bác sĩ Thu Hương cho biết, nếu trẻ thuộc nhóm trẻ phản ứng chậm với sữa bò, các triệu chứng thường chậm và nhẹ hơn, không rõ ràng nên rất khó nhận biết như quấy khóc, khó chịu; nôn ói, bụng quặn đau; đi phân lỏng hoặc nặng hơn là tiêu chảy, táo bón; trong phân có thể lẫn tia máu; biếng ăn, chậm tăng cân sau khoảng 1-2 tháng mắc dị ứng đạm sữa bò.

Các dấu hiệu dị ứng đạm sữa bò đều không quá đặc trưng và rất giống với những bệnh thường gặp như tiêu chảy, nôn trớ hoặc bất dung nạp lactose nên nhiều trẻ không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Điều này khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu và biếng ăn trong thời gian dài dẫn đến sức khỏe bị ảnh hưởng.

Cách khắc phục, kiểm soát dị ứng đạm sữa bò ở trẻ

Đối với trẻ dị ứng đạm sữa bò, cả bố mẹ và bác sĩ đều không thể chẩn đoán chính xác bệnh dựa vào những biểu hiện ban đầu. Bên cạnh khám lâm sàng, trẻ cần phải được kiểm tra và làm thêm các xét nghiệm dị ứng đạm sữa như: lấy da [skin prick test] với sữa; xét nghiệm IgE đặc hiệu với các protein sữa bò [RAST]; test loại trừ: cho trẻ kiêng sữa trong vòng 2-4 tuần; test dị ứng đạm sữa bò: cho trẻ ăn lại sữa bò...

Phát hiện sớm dị ứng đạm sữa bò có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe của trẻ. Điều này vừa giúp trẻ giảm thiểu được các triệu chứng khó chịu vừa giúp hệ tiêu hóa của trẻ ổn định, tạo điều kiện để hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn.

Xét nghiệm dị ứng là biện pháp cần thiết để phát hiện sớm dị ứng đạm sữa bò. Ảnh: Shutterstock

Tiến sĩ, bác sĩ Thu Hương cho biết, hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm dị ứng đạm sữa bò ở trẻ nhỏ. Cách tốt nhất vẫn là không cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng và thay đổi thói quen sinh hoạt, một số trẻ sẽ được bác sĩ kê thuốc nếu trẻ phản ứng quá nặng với đạm sữa bò.

Khi có con dị ứng đạm sữa bò, mẹ nên lưu ý những vấn đề sau:

- Loại bỏ sữa bò khỏi khẩu phần ăn của trẻ, kể cả các chế phẩm từ sữa bò như váng sữa, kem tươi, sữa chua, chocolate, bỏ vào các loại bánh kẹo sử dụng sữa bò.

- Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ, trong thực đơn của mẹ cũng không nên sử dụng sữa và các loại thức ăn, thực phẩm chế biến từ sữa.

- Không cho trẻ sử dụng sữa bò 2-12 tháng, sau khi giãn cách một thời gian mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra dị ứng sữa. Nếu trẻ dị ứng ít và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, mẹ có thể tái sử dụng sữa bò.

- Chuyển sang sử dụng sữa hạnh nhân, sữa dừa, sữa yến mạch, sữa hạt điều sữa hạt gai... hoặc các sản phẩm sữa có nhãn Non-dairy. Trong sữa gạo có chứa asen không tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ nên mẹ cần lưu ý và hạn chế khi dùng.

- Trước khi cho trẻ ăn uống bất kỳ các loại thực phẩm nào, mẹ cũng cần đọc kỹ thành phần và nhanh chóng loại bỏ nếu trong đó có chứa sữa bò.

- Nếu trẻ có tiền sử sốc phản vệ khi dị ứng đạm sữa, mẹ nhất thiết phải thông báo với người thân hoặc những người thường xuyên chăm sóc trẻ để nếu chẳng may trẻ dị ứng có thể nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện, giảm thiểu tối đa nguy cơ ảnh hưởng không tốt đến trẻ sau này.

Thăm khám cho trẻ bị dị ứng đạm sữa có thể xác định tình trạng dinh dưỡng và có những điều chỉnh cần thiết. Ảnh: Shutterstock

Tiến sĩ, bác sĩ Thu Hương nhấn mạnh, trong sữa bò có chứa thành phần dinh dưỡng dồi dào với hàm lượng protein, vitamin và các khoáng chất như canxi, phốt pho, vitamin nhóm B nên được xem là nguồn dinh dưỡng quan trọng của trẻ. Tuy nhiên, khi trẻ mắc dị ứng đạm sữa bò và không thể uống sữa bò, trẻ có nguy cơ cao bị thiếu dưỡng chất, nhất là canxi. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến sự phát triển hệ xương, răng và chiều cao tương lai của trẻ.

"Khi thấy trẻ có các triệu chứng nghi ngờ là do dị ứng đạm sữa bò, phụ huynh nên cho trẻ đi thăm khám dinh dưỡng sớm, đặc biệt là xét nghiệm dị ứng đạm sữa bò để kịp thời xác định tình hình sức khỏe và những thiếu hụt vi chất của trẻ [nếu có]. Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn chế độ ăn uống hợp lý để trẻ tiêu hóa khỏe, lên cân và phát triển tối ưu", Tiến sĩ, bác sĩ Thu Hương nói thêm.

Ngọc An

Video liên quan

Chủ Đề