Khái niệm phương pháp học đại học hiệu quả

4 164 KB 0 234

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC Sv Nguyễn Văn Trương Lớp 010TN2 Khi bước vào cánh cửa đại học chắc chắn các bạn sinh viên ai cũng có mục tiêu riêng cho mình, nhưng để mục tiêu đó hoàn thành hay không phải phụ thuộc nhiều vào phương pháp học tập, ý thức,… Vậy làm sao để có một phương pháp học tập tốt trong môi trường hoàn toàn mới là điều lo lắng của nhiều bạn sinh viên? Để có được phương pháp học tập hiệu quả thì một sinh viên cần phải nắm bắt cũng như hiểu rõ môi trường đại học như thế nào, có gì khác so với lúc học trung học phổ thông. Ở môi trường đại học thầy, cô giáo chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn sinh viên tìm kiếm tài liệu và nghiên cứu, những bài giảng của các thầy cô chỉ mang tính chất gợi ý, và hướng dẫn sinh viên thảo luận, tự nghiên cứu viết tiểu luận bên cạnh đó khối lượng kiến thức lại vô cùng lớn. Do đó sinh viên cần phải có sự cố gắng, tự nghiên cứu và tìm tòi kiến thức. Vậy các bạn sinh viên cần phải có những bước cụ thể để thực hiện điều này. Bước 1: đặt mục tiêu cho cá nhân Mỗi bạn sinh viên cần tìm cho mình một mục tiêu cụ thể, sau đó chia mục tiêu đó thành những mục tiêu nhỏ như mục tiêu hàng ngày, tuần, tháng, quý, học kì,... Và cuối cùng là đích đến của việc học đại học. Khi đặt mục tiêu các bạn sẽ: - Biết được các điểm đích để bạn có thể hành động một cách chính xác. - Tạo quyết tâm, động lực thực hiện một cách kiên trì hơn. Khi không có mục tiêu, chúng ta không biết tập trung vào việc gì và có khuynh hướng làm những việc mà chúng ta quan tâm vào thời điểm đó. Chúng ta di chuyển khắp mọi hướng để rồi quay về lại đúng chỗ cũ thay vì tiến lên theo một hướng nhất định. Nói khác hơn chúng ta hành động theo đám đông, bạn bè. Bước 2: xây dựng, thực hiện kế hoạch để đạt được mục tiêu đề ra Đây là bước quan trọng nhất để cho bạn thành công trên con đường học đại học của mình. Các bạn sinh viên tự lên cho mình một lịch trình thời gian cụ thể hàng ngày, tuần, tháng,... Bạn cũng cần đưa ra nguyên tắc riêng cho mình như tự phạt khi bản thân không hoàn thành công việc đề ra hàng ngày. Ở bước này các bạn cần thực hiện một số công việc như sau: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp: công việc chuẩn bị bài khá quan trọng, là bước đầu tiên giúp bạn hoàn thành một phần nào kế hoạch của mình. Ở đây chuẩn bị bài nghĩa là bạn phải xem lại bài cũ, đọc trước bài mới để bạn có thể nắm bắt được chương trình của mình học, bên cạnh đó bạn đánh dấu những điều mình chưa biết để khi đến lớp các bạn có thể thảo luận với thầy, cô và các bạn trong lớp. Ngoài việc bạn chỉ học giáo trình theo chương trình thì các bạn sinh viên cần tìm thêm tài liệu để tham khảo cũng như bổ sung thêm nguồn kiến thức cho chính mình. Khi đến lớp các bạn sinh viên cần làm gì? - Khi các bạn đã chuẩn bị bài ở nhà rồi khi đến lớp các bạn cần phải chú ý lắng nghe bài giảng, Nếu chú tâm nghe giảng, hiệu suất tiếp thu đạt tới 50%, giúp bạn rút ngắn thời gian ôn tập sau này, làm bài tập nhanh chóng và dễ dàng hơn, không ngỡ ngàng khi đọc lại các đề cương học tập, nắm được trọng tâm, trọng điểm bài học, tự tin và hứng thú khi đi học. Trong đời sống hàng ngày, quá trình thông tin chiếm tới hai phần ba thời gian hoạt động của con người, trong đó viết chỉ chiếm 9%, đọc 16%, nói 30% và nghe 45%. Hiện nay, nhiều bạn nghe giảng một cách không khoa học còn phổ biến. Người nghe, hoặc cặm cụi ghi chép mà không hiểu người giảng nói gì, hoặc suy nghĩ mông lung về bài giảng,... Vậy các bạn làm gì để nghe giảng mang lại hiệu quả nhất - Không được bỏ qua hoặc xem nhẹ thời gian đầu của tiết học. - Tập trung theo dõi bài giảng, nói chung chưa nên nghĩ đến việc sẽ làm gì vì điều đó sẽ phá vỡ logic của quá trình nghe giảng. - Tập trung nghe, hiểu vấn đề rồi ghi chép theo ý hiểu của mình. Chú ý ghi dàn bài để nhìn được khái quát cấu trúc chung của bài giảng, chú ý tới trọng tâm, mấu chốt của vấn đề. - Bên cạnh việc nghe giảng bạn cần phải ghi lại cần phải viết nhanh hơn, dùng nhiều ký tự viết tắt hơn. Không cần phải ghi tất cả những gì thầy cô nói. Hãy dành thời gian để nghe các thầy cô giải thích kĩ hơn về định nghĩa, khái niệm, cách chứng minh,… Chỉ ghi chép những gì mà chúng ta chưa biết, những điều quan trọng mà sách không có. Ngoài ra, vở ghi chép sẽ là tài liệu hữu ích vì có thể lúc đãng trí bạn bỏ sót một chi tiết quan trọng trong bài giảng. Các sinh viên cần xây dựng cho mình một nhóm học tập khoảng 5-8 thành viên: học nhóm ở đây nghĩa là các bạn cùng nhau trao đổi, thảo luận một vấn đề nào đó. Để cho nhóm học có hiệu quả mỗi nhóm cần phải có một nhóm trưởng để có thể kiểm soát, giao nhiệm vụ cho từng thành viên. Mỗi nhóm cũng phải đặt mục tiêu cho nhóm. Học nhóm cũng góp phần nâng cao hiệu quả học tập của bạn tăng lên: - Góp phần xây dựng tinh thần đồng đội và các mối quan hệ tương hỗ, đồng thời thúc đẩy sự tích cực học tập của cá nhân, tạo sự gắn kết trong một “cộng đồng” bởi trong khi làm việc nhóm, những mâu thuẫn sẽ nảy sinh từ đó yêu cầu phải giải quyết và để giải được cần sự cố gắng của mỗi cá nhân cùng với trí tuệ của cả tập - thể. Tăng khả năng hòa nhập, có thêm tinh thần học hỏi và biết lắng nghe người khác thông qua phần trình bày của bản thân và sự phản hồi của mọi người xung quanh. Tập hợp được những ý kiến sáng tạo của từng cá nhân, mỗi người bổ sung một ý, từ đó sản phẩm của học tập sẽ giàu tính sáng tạo và mang tính tập thể. Rèn luyện khả năng thuyết trình trước tập thể, kĩ năng giao tiếp và tính tự giác của mỗi cá nhân, khả năng làm cho người khác hiểu điều mình hiểu - đây là điểm yếu của đa số sinh viên chúng ta hiện nay. Bên cạnh việc học các bạn cần phải có thực hành cũng như người ta vẫn thường nói “học đi đôi với hành”, bởi vậy phải biết vận dụng những kiến thức mình đã học vào thực tế, cần phát huy và chuyển hóa kiến thức thành những hoạt động, đặc biệt là trong các lần kiến tập hoặc thực tập. Thực hành là tái hiện lại lý thuyết một lần nữa trên thực tế chứ không phải sách vở hay những tình huống giả định. Có những điều mà lý thuyết đơn thuần không thể nói lên hết ý nghĩa hoặc bản chất của vấn đề hay hoạt động đó. Phải có thực hành để va chạm thực tế để thấy nó không đơn giản như lý thuyết đã học. Thực hành cho ta sự tiếp xúc, chúng ta sẽ đối mặt với nhiều tình huống khác nhau, sẽ phải tự giải quyết, chính những lần đó sẽ giúp ta có thể đúc kết được kinh nghiệm làm việc thực tế. Để thực hành những điều đã học có hiệu quả cần phải thực tập, nghiên cứu và tìm hiểu nhiều cách giải quyết khác nhau. Điều này không hề khó khăn hay xa lạ với chúng ta, chỉ cần biết học hỏi từ sự quan sát và lắng nghe chúng ta sẽ có thể vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực hành dễ hơn. Thực hành đòi hỏi chúng ta phải linh hoạt, phải trau dồi cho bản thân đầy đủ những kĩ năng mềm cần có. Nhưng cũng đừng ngần ngại mà không dám giải quyết những vấn đề trong công việc, hãy lấy những kiến thức từ những lần kiến tập, thực tập để làm kinh nghiệm cho quá trình phát triển công việc lâu dài sau này. Bên cạnh việc học thì sinh viên cũng nên tạo cho mình không gian để thư giãn, nghỉ ngơi hay tập thể dục sau những giờ học mệt mỏi. Với những chia sẻ này của tôi hy vọng các bạn sinh viên sẽ tìm được cho mình một phương pháp học hiệu quả nhất để đạt được cái đích cuối cùng của mình.

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Lên đại học, chúng ta bắt đầu làm quen với mô hình đào tạo mới, đó chính là đào tạo theo hình thức tín chỉ. Với đặc điểm cơ bản là trao quyền chủ động cho SV tự đăng kí môn học, tự quyết định, tự hoạch định kế hoạch học tập cho riêng bản thân, sinh viên được tự quyết trong việc đăng kí môn học, có thể linh động hóa chương trình đào tạo theo đúng khả năng, sở thích và thời khóa biểu riêng. Đào tạo theo học chế tín chỉ cũng mang lại cho SV nhiều cơ hội chuyển đổi đơn vị môn học, học thêm văn bằng hai mà không lãng phí thời gian học lại những điều đã biết. Việc lượng hóa kiến thức môn học và qui đổi ra đơn vị tín chỉ cũng giúp cho SV có cái nhìn cụ thể hơn những kiến thức mình đang tiếp thu. Mô hình đào tạo theo học chế tín chỉ vừa giúp SV rèn luyện tính chủ động trong học tập, lao động nhưng cũng đòi hỏi tinh thần tích cực trong quá trình học tập của mình.

Học tập không phải là vấn đề mới mẻ đối với chúng ta. Học tập không phải là công việc dễ dàng, đơn giản, một sớm một chiều. Đó là một quá trình tiếp nhận tri thức lâu dài mà liên tục. Danh ngôn có câu "Sự học như con thuyền ngược nước, không tiến ắt sẽ lùi". Con đường đến với học vấn là cả một chặng đường dài đầy gian lao và thử thách. Muốn có được thành công trong học hành, thi cử, người học phải luôn kiên trì bền bỉ, nỗ lực hết mình. Nếu người học không cố gắng, không phấn đấu thì chắc chắn sẽ bị tụt lùi, chậm tiến. Chính vì vậy bí quyết đầu tiên của học tập là sự kiên trì, chăm chỉ. Kiên trì là chìa khóa của thành công và trên con đường thành công không có dấu chân của những kể lười biếng. Kiên trì là đạt ra mục tiêu cho bản thân, theo đuổi đến cùng để có được kết quả tốt nhất.. Hãy tiến những bước thật nhỏ để đi tới đích. Hãy tạo nên những bước đi vững chắc để tiến tới đỉnh vinh quang. Kiên trì và chăm chỉ là hai đức tính cần thiết cho học tập, đòi hỏi người học phải có quyết tâm, ý chí. Nếu bạn kiên trì, chăm chỉ, bạn sẽ có những kết quả đầy bất ngờ.
Sau 3 năm học tập tôi đã rút ra một số kinh nghiệm học tập cho bản thân để có thể có kết quả tốt trong học tập. Tại Đại hội ngày hôm nay tôi xin phép được chia sẻ với các bạn kinh nghiệm học tập của bản thân, bên cạnh đó, cùng trao đổi và thảo luận với tất cả các bạn, để chúng ta có thể có được thành tích tốt trong học tập. Trước hết là tốt cho bản thân chúng ta, sau đó là góp phần vào thành tích chung của Khoa.

1. Đối với các bạn sinh viên năm nhất, chúng ta nên tìm hiểu về chương trình đào tạo của ngành, khoa của mình (có thể lên trang web của khoa, hỏi thầy cô giáo hoặc tham khảo ý kiến các anh chị khóa trên ) để từ đó hoạch định kế hoạch học tập chung cho toàn quá trình học.

Trước khi đăng kí môn học ở mỗi học kỳ, SV cần xác định rõ sẽ học gì và khả năng tài chính của bản thân trong học kỳ đó để đăng kí môn học cho phù hợp. Bên cạnh đó, xác định rõ những kĩ năng, những kiến thức cần bổ sung, cần có về kỹ năng mềm, ngoại ngữ, tin học liên quan đến chuyên ngành đang học, từ đó dự tính sẽ rèn luyện tất cả những kỹ năng ấy vào học kỳ nào.

2. Chúng ta nên chăm chỉ đi học và chú ý lắng nghe thầy cô giáo giảng bài. Việc làm này rất hữu ích đối với sinh viên:

  • Điểm chuyên cần (điểm danh) được đánh giá cao.
  • Giúp SV rút ngắn thời gian ôn tập sau này.
  • Làm bài tập nhanh chóng và dễ dàng hơn.
  • Không ngỡ ngàng khi đọc lại các đề cương học tập.
  • Nắm được trọng tâm, trọng điểm bài học.
  • Đi học chăm chỉ sẽ tạo thành một thói quen tốt, giúp chúng ta tự tin và hứng thú khi đi học.

Song khi nghe thầy cô giáo giảng bài, SV phải lưu ý:

  • Không được bỏ qua hoặc xem nhẹ thời gian đầu của tiết học.
  • Tập trung theo dõi bài giảng, nói chung chưa nên nghĩ đến việc sẽ làm gì vì điều đó sẽ phá vỡ logic của quá trình nghe giảng.
  • Tập trung nghe, hiểu vấn đề rồi ghi chép theo ý hiểu của mình. Chú ý ghi dàn bài để nhìn được khái quát cấu trúc chung của bài giảng, chú ý tới trọng tâm, mấu chốt của vấn đề.
  • Tập trung vào những nội dung chính, những điểm quan trọng nhất mà giảng viên thường nhấn mạnh qua ngữ điệu, qua việc nhắc lại nhiều lần.
  • Chú ý đến các bảng tóm tắt, các sơ đồ và các tài liệu trực quan khác mà giảng viên đã giới thiệu, vì đây là lúc người thầy hệ thống hóa, so sánh, phân tích... để nắm được trình tự tiến dần đi đến kết luận và rút ra cái mới.
  • Khi gặp chỗ khó, không hiểu hãy tạm thời gác lại và sẽ cố gắng tìm hiểu những điều đó sau để quá trình nghe giảng không bị gián đoạn.
  • Khi bài giảng dừng lại, có thể nêu câu hỏi để đào sâu kiến thức, liên hệ thực tiễn và làm rõ những chỗ chưa hiểu.
  • Nên dành vài phút để đọc lướt qua một lượt tài liệu sẽ học trước khi nghe giảng. Biết được những vấn đề khó để nhắc mình chăm chú hơn khi nghe giảng. (Lưu ý: Xem trước không thể thay thế việc nghe giảng bài).

Một điều quan trọng không kém khi đi học chính là kỹ năng ghi chép: Cần phải viết nhanh hơn, và để có thể làm điều đó, chúng ta có thể dùng nhiều ký tự viết tắt hơn miễn là bản thân mình dịch được . Không cần phải ghi tất cả những gì thầy cô nói.

Hãy dành thời gian để nghe các thầy cô giải thích kĩ hơn về định nghĩa, khái niệm, cách chứng minh… Chỉ ghi chép những gì mà chúng ta chưa biết, những điều quan trọng mà sách không có. Ngoài ra, vở của người bạn học sẽ là tài liệu hữu ích vì có thể lúc đãng trí bạn bỏ sót một chi tiết quan trọng trong bài giảng.

Khi học, ta nên tránh đi vào những vấn đề quá sâu, phức tạp và mất nhiều thời gian. Đừng nôn nóng hiểu sâu, hãy hiểu những vấn đề cơ bản trước. Các bạn nên đi học đều, trên lớp nên chăm chú nghe giảng, chú ý theo dõi các bạn khác trả lời hoặc làm bài trên bảng, xem đúng sai thế nào và các thầy cô giáo đã sửa ra sao. Đây có thể coi là tài liệu quan trọng giúp cho việc xem lại bài của các bạn dễ dàng hơn. Nên học cách ghi tốc ký để ghi lại những điều quan trọng. Tích cực phát biểu ý kiến trong giờ học nhưng cần suy nghĩ kỹ trước khi phát biểu.

3. Chuẩn bị bài vở đầy đủ trước khi đến lớp.

Công việc này bao gồm: học bài cũ, làm bài tập về nhà, đọc trước bài mới. Khi bạn đọc trước bài mới,bạn đã nắm được 30% - 40% bài học. 30% còn lại dành cho việc chăm chú nghe giảng của thầy cô giáo trên lớp. 20% nằm ở việc làm bài tập, tham khảo tài liệu. Công việc vận dụng vào thực tiễn chiếm 10% cuối cùng. Chuẩn bị bài là công việc cần thiết và quan trọng, vừa giúp người đọc chủ động trong việc tiếp thu kiến thức, vừa tiết kiệm thời gian. Để việc chuẩn bị bài đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên học trong không gian thật yên tĩnh để tập trung cao độ, tránh phân tâm.

  • Tăng cường giờ học ở nhà và thư viện. phải học cách tự đọc tài liệu. SV phải học cách tự đọc tài liệu để hiểu sâu hơn từng chương và tiến tới cả học phần. Tự triển khai những vấn đề cụ thể của học phần như giải bài tập, thiết kế, chuẩn bị câu hỏi cho các giờ thảo luận trên lớp, đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Sau khi ở lớp về nên xem lại các bài vừa học để nhớ ngay được bài học và phát hiện những chỗ chưa hiểu, chưa ghi kịp.
  • Lập kế hoạch và thời gian biểu (tháng, tuần) cụ thể và chi tiết . Dành thời gian hợp lý cho mỗi buổi học và kiên trì thực hiện.
  • Nên có nhóm học tập để cùng nhau đào sâu nghiên cứu và hỗ trợ nhau trong học tập. Tăng cường trao đổi bài theo nhóm. Người biết khi giảng cho người chưa biết sẽ càng giỏi hơn, người chưa biết hỏi người biết sẽ hiểu được vấn đề.

4. Đánh dấu, khoanh vùng trọng tâm bài học.

Hãy luôn mang theo bên mình một chiếc bút chì hoặc bút màu trong khi học. Bạn có thể sử dụng nó để đánh dấu các công thức, kiến thức trọng tâm trong bài được thầy cô nhấn mạnh hoặc những phần khó hiểu. sau đó ghi chép lại vào một cuốn vở hay trong trí nhớ của chính bạn. Đối với những chỗ còn thắc mắc, bạn hãy mạnh dạn trao đỏi với bạn bè hoặc hỏi trực tiếp thầy cô bộ môn.

Hãy lắng nghe góp ý của mọi người về khiếm khuyết của cá nhân mình. Chắc chắn bạn có thể hiểu rõ vấn đề và trau dồi thêm nhiều kiến thức mới. Mạnh dạn, tích cực học hỏi bằng cách học thầy học bạn, học qua mạng, qua sách tham khảo... khiến kiến thức được hoàn thiện hơn. Biết chọn lọc kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau, tổng hợp lại là cách thu nhận kiến thức thông minh và khoa học, thuận tiện cho việc ôn tập sau này.

5. Tạo sự hứng khởi thoải mái trong học tập.

Tương lai nằm trong tay bạn và bạn là người quyết định tương lai. Đừng gò bó, ép buộc bản thân trong khuôn khổ chật hẹp, tạo áp lực cho chính mình. Hãy thật thoải mái trong học tập. Mỗi người nên tự đề ra mục tiêu cụ thể- một mục tiêu mà bạn thực sự khao khát,ham thích. Đó là động lực lớn để bạn phấn đấu. Kết hợp giữa học và thư giãn. Tuy nhiên, chúng ta không nên sử dụng mạng xã hội hay chơi game quá nhiều vì dễ dẫn tới "nghiện game", lơ là học tập. Duy trì chế độ sinh hoạt điều độ, không thức quá khuya, không dậy quá sớm, ăn uống hợp lí. Trong thời gian tự học nên tập trung cao độ khoảng 30 phút, sau đó ngồi thư giãn 5 phút và học tiếp.

Bùi Khánh Hằng, SV K56A1T-2

Tags: