Kẹp nhiệt độ ở đâu

Cơ thể con người là một cơ thể hằng nhiệt có nghĩa là một cơ thể bình thường, trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh thì vẫn luôn giữ được một nhiệt độ ổn định. Tuy nhiên sự phân bố nhiệt trong cơ thể thì không đồng đều.

Có hai loại thân nhiệt là thân nhiệt trung tâm và thân nhiệt ngoại vi. Thân nhiệt trung tâm là nhiệt độ ở phần sâu trong cơ thể, chính xác nhất là đo tại vùng mạch máu và mô quanh trung tâm điều hòa nhiệt ở não. Thân nhiệt trung tâm phân bổ dọc từ não xuống phần sâu của đầu, mặt, cổ, thân mình, bình thường dao động xung quanh 36,2 - 37,2 độ C. Thân nhiệt trung tâm được đo ở hậu môn hoặc là màng nhĩ qua ống tai. Nhiệt độ ở tứ chi và phần nông của cơ thể là thân nhiệt ngoại vi. Thân nhiệt ngoại vi có thể đo ở nách hoặc miệng, nhiệt độ đo ở những vị trí khác nhau có sự chênh lệch. Cụ thể:

 Ảnh minh họa [nguồn Internet]

Nách: Thấp hơn ở hậu môn 0,7 độ C

Tai: Thấp hơn ở hậu môn 0,5 độ C

Miệng: Thấp hơn ở hậu môn 0,5 độ C

Dựa trên nguyên lý đó mà các thiết bị đo thân nhiệt ra đời. Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau:

Nhiệt kế số: Cho biết kết quả rất nhanh, chính xác và có thể dùng để đo thân nhiệt ở miệng, hậu môn, nách. Nhiệt kế có nhiều loại với kích thước, hình dáng khác nhau và có thể mua ở các nhà thuốc hoặc siêu thị. Cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.

Nhiệt kế điện đo nhiệt độ ở tai: Loại nhiệt kế này cho kết quả nhanh, chính xác, dễ dùng và hiện nay rất phổ biến. Tuy nhiên, không nên dùng đối với các trẻ dưới 3 tháng tuổi vì lỗ tai các em nhỏ và cho kết quả không được chính xác.

Nhiệt kế băng nhựa đặt trên trán, không chính xác.

Nhiệt kế dưới hình thức núm vú, loại nhiệt kế này tiện lợi nhưng cho kết quả không chính xác.

Nhiệt kế thủy ngân, đây là loại nhiệt kế rất thông dụng, tuy nhiên không nên dùng cho trẻ nhỏ nhất là theo đường miệng vì trẻ có thể cắn vỡ nhiệt kế, dẫn tới nguy cơ ngộ độc thủy ngân.

Sốt là một phản ứng tốt của cơ thể, tuy nhiên khi sốt cao quá thì lại có hại cho, đặc biệt ở trẻ nhỏ, phản ứng điều nhiệt kém. Khi nhiệt độ tăng cao có thể làm cho trẻ co giật, nặng hơn là làm cho các cơ quan trong cơ thể bị rối loạn hoạt động và rất dễ dẫn đến tử vong. Khi trẻ sốt nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được xác định nguyên nhân và biện pháp xử trí thích hợp. Tuy nhiên để an toàn phải biết theo dõi và kiểm soát thân nhiệt cho trẻ để tránh các tai biến do sốt gây ra.

Khi đo nhiệt độ cho trẻ nên đo ở nách là an toàn hơn, trước khi đo nhớ vẩy ống nhiệt xuống dưới 35,5 độ C [hay bấm nút cho đến lúc có số 0 ở máy điện tử].

Khi đặt ống nhiệt vào nách trẻ, phải đảm bảo kẹp đúng giữa phần da.

Chờ tối thiểu 5 phút với ống thuỷ [hay đến khi có tiếng bíp của máy điện tử] mới đọc kết quả.

Cộng thêm 0,5 độ C để có được thân nhiệt trung tâm.      

 ThS. Vũ Hồng Anh


Nhiệt kế thủy ngân [còn gọi là cặp nhiệt độ thủy ngân] là dụng cụ y tế quen thuộc của mỗi gia đình. Biết cách sử dụng nhiệt kế thủy ngân đúng cách sẽ giúp bạn chủ động theo dõi bệnh tình và có cách xử lý nhanh khi dụng cụ này chẳng may rơi vỡ.

Ngày nay, mặc dù các dụng cụ nhiệt kế điện tử ngày càng phổ biến nhưng cặp nhiệt độ thủy ngân vẫn được sử dụng rộng rãi. Nếu bạn chưa biết cách sử dụng nhiệt kế thủy ngân đúng cách và an toàn, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Nhiệt kế thủy ngân là gì?

Nhiệt kế thủy ngân là loại nhiệt kế có chứa thủy ngân bên trong. Đây là một chất có thể giãn nở khi nhiệt độ tăng, vì thế thủy ngân được ứng dụng để đo nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, ảnh hưởng của thủy ngân tới sức khỏe là không tốt nên bạn cần nắm rõ cách sử dụng nhiệt kế này để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

Cặp nhiệt độ thủy ngân có thước đo và các chỉ số, khi nhiệt độ thay đổi, cột thủy ngân ở giữa sẽ nâng lên hay hạ xuống phụ thuộc vào nhiệt độ cơ thể cần đo. Sử dụng nhiệt kế thủy ngân đúng cách sẽ cho biết nhiệt độ cơ thể chính xác.

Cách sử dụng nhiệt kế thủy ngân

Dưới đây là hướng dẫn cách sử dụng cặp nhiệt độ thủy ngân đúng cách:

1. Lau sạch nhiệt kế trước khi dùng

Trước khi sử dụng nhiệt kế, bạn cần phải lau sạch nhiệt kế. Bạn nên dùng một miếng bông gòn, thấm cồn và lau sạch đầu nhiệt kế, tức là vùng kim loại sẽ tiếp xúc với cơ thể bạn khi đo.

Sau khi lau sạch, bạn có thể đo nhiệt độ cho trẻ hay cho chính bạn bằng cách cầm cán của nhiệt kế và lắc thật mạnh nhiệt kế cho xuống dưới mức 35°C. Động tác này sẽ giúp cột thủy ngân xuống đến mức thấp nhất trong nhiệt kế, vì thế khi đo nhiệt độ, cột thủy ngân có thể giãn nở và đo chính xác hơn.

Sau đó, bạn cho nhiệt kế vào vị trí đo và giữ nguyên dụng cụ này ở vị trí đó ít nhất từ 5-7 phút rồi rút ra đọc kết quả.

3. Vị trí cặp nhiệt độ thủy ngân

Bạn có thể sử dụng nhiệt kế thủy ngân ở 3 vùng trên cơ thể:

  • Dưới nách: đo nhiệt độ bằng cách kẹp nhiệt kế vào nách là cách phổ biến nhất
  • Dưới lưỡi: thường dùng cho người lớn và thanh thiếu niên
  • Ở hậu môn: vùng này cho biết nhiệt độ cơ thể chính xác nhất, thường được dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Cặp nhiệt độ bao lâu thì được? Sau khi xác định được vùng cơ thể mà bạn muốn đo, bạn sẽ đặt đầu nhiệt kế tại đó và chờ trong khoảng 5 – 7 phút, thời gian cần thiết để cột thủy ngân dâng cao lên và xác định nhiệt độ chính xác. Bạn không nên xê dịch nhiệt kế trong thời gian chờ đợi vì có thể làm sai lệch kết quả.

Sau khi chờ xong, bạn sẽ lấy nhiệt kế ra, đọc chỉ số nhiệt độ trên dụng cụ, là nơi mà cột thủy ngân dâng lên. Khi cơ thể bạn vượt quá 370C, bạn có thể đang bị sốt. Trường hợp nhiệt độ cao hơn 390C, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay.

Sau khi sử dụng, bạn nên lắc cho cột thủy ngân về mức thấp nhất, khử trùng và bảo quản nơi khô ráo, an toàn. Nếu bạn dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ hậu môn, bạn chỉ nên dùng để đo vùng này mà thôi. Bạn nên mua một nhiệt kế khác để đo những vùng khác của cơ thể như miệng và nách.

Cách đo nhiệt kế thủy ngân khá đơn giản nhưng nếu thủy ngân vỡ thì lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ngoài biết cách sử dụng nhiệt kế thủy ngân, bạn cũng cần biết bảo quản loại nhiệt kế này để tránh nhiễm độc. Vì thủy ngân là một chất độc đối với cơ thể, tốt nhất là bạn nên để xa tầm tay trẻ em và luôn cẩn thận tránh làm vỡ nhiệt kế nhé.

Nếu nhiệt kế bị vỡ, hãy xem ngay cách dọn nhiệt kế thủy ngân bị vỡ để có cách xử lý đúng và an toàn nhất.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

OanhLT , 12/04/2017 [23965 lượt xem]

Cơ thể con người luôn có nhiệt độ ổn định do kết cấu hằng nhiệt nhưng điều đó không có nghĩa nhiệt độ các vị trí trong cơ thể là giống nhau.

Nhiệt độ cơ thể cũng được chia làm 2 loại: Thân nhiệt trung tâm và thân nhiệt ngoại vi. Thân nhiệt trung tâm là nhiệt độ thật của cơ thể và ta có thể đo chính xác nhất nhiệt là ở vùng mạch máu, mô quanh trung tâm nhiệt ở não như: Đầu, mặt, cổ, thân mình. Nhiệt độ dao động ở mức 36,2-37,2oC.

Vì vậy để đo chính xác nên chọn vị trí như hậu môn hoặc đo tai [màng nhĩ].

Khi bé bị sốt nhẹ bạn nên hạ sốt cho trẻ bằng cách thông thường

Thân nhiệt ngoại vi là các vùng như: nách, miệng, trán. Nhiệt độ sẽ luôn có sự chênh lệch ở những vị trí khác nhau như: Nách: Thấp hơn ở hậu môn 0,7oC. Tai: Thấp hơn ở hậu môn 0,5oC. Miệng: Thấp hơn ở hậu môn 0,5oC.

Theo các chuyên gia tư vấn và các đơn vị nhập khẩu sản phẩm thiết bị y tế gia đình có nhiều loại nhiệt kế đo thân nhiệt như:

Nhiệt kế điện tử: Đây là dòng sản phẩm cho kết quả nhanh, chính xác [nhiệt kế đo nhiệt độ thông thường] ở các vùng như miệng, nách, hậu môn. Sản phẩm này có loại đầu cứng và đầu mềm cho kết quả từ khoảng 10 giây – 60 giây. Các mẹ có thể lựa chọn cho phù hợp nhưng thường đối với trẻ nhỏ nên sử dụng loại nhiệt kế đầu mềm để khi trẻ vặn vẹo sẽ không bị chọc vào da thịt làm bé đau hoặc khó chịu.

Nhiệt kế đo tai [nhiệt kế điện tử đo tai]: Là sản phẩm được đánh giá cao và khá uy tín vì cho kết quả nhanh từ 1-3s. Chính xác và dễ sử dụng. Tuy nhiên bạn nên chú ý là tránh dùng đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi vì lỗ tai nhỏ, ráy tai trẻ nhiều sẽ cho kết quả không ổn định. Chú ý: Với loại sản phẩm này những nguy cơ dẫn đến sai số: Ráy tai nhiều, Viêm tai giữa, cách đo sai.

Luôn kiểm tra thường xuyên thân nhiệt của trẻ bằng cách sử dụng dụng cụ đo nhiệt độ, Nhiệt kế đo tai, nhiệt kế đo trán.

Nhiệt kế đo trán: Đây là dòng sản phẩm đang được khá nhiều bà mẹ quan tâm và sử dụng bởi những tính ưu việt mà nó có. Cho kết quả chính xác, khá ổn định và nhanh chỉ từ 1-3 giây. Dùng cho tất cả các trẻ nhất là trẻ sơ sinh.

Ưu điểm của dòng sản phẩm này không phải chạm vào cơ thể bé, đo nhanh, chính xác. Chú ý: Sản phẩm có thể dẫn đến sai số trong trường hợp, hạ sốt bằng cách chườm mát ở trán hay dán miếng chườm lạnh ở trán thì vùng đó sẽ mát nên kết quả đo sẽ chênh so với nhiệt độ thật.

Các mẹ chú ý với tất cả các loại đo nhiệt độ tai trán bằng tia hồng ngoại thì đều phải chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng đầu chiếu hồng ngoại vì chỉ cần 1 chút ráy tai cũng sẽ làm cản trở việc cảm biến nhiệt và gây ra sai số khi đo.

Nhiệt kế núm ti:  Là dòng sản phẩm sử dụng khi cho bé ngậm ti giả. Loại nhiệt kế này tiện lợi nhưng cho kết quả không chính xác.

Nhiệt kế thủy ngân: Sản phẩm này rất thông dụng, tuy nhiên không nên dùng cho trẻ nhỏ đặc biệt là theo đường miệng vì trẻ có thể cắn vỡ nhiệt kế, dẫn tới nguy cơ ngộ độc thủy ngân. Sản phẩm khuyến cáo chỉ nên sử dụng cho người lớn.

Các mẹ nên chú ý theo dõi nhiệt độ của trẻ thường xuyên khi trẻ bị sốt để tránh nguy cơ sốt cao dẫn đến co giật. Chỉ nên hạ sốt khi bé có nhiệt độ trên 38,5 hoặc ở mức độ 38 độ nhưng có nguy cơ tăng nhiệt độ cao hơn trước lúc đi ngủ thì cho bé hạ sốt đế tránh đêm bé sốt cao đột ngột đồng thời giúp bé ngủ ngon hơn. Các viên hạ sốt đôi khi cũng có tác dụng giảm đau đối với những bé bị mọc răng. Tuy nhiên mọi biểu hiện sốt đều là có sự bất thường cho nên các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên môn để khám và có phác đồ trị liệu thích hợp.

Kèm theo các sản phẩm luôn có hướng dẫn sử dụng, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của sản phẩm trước khi dùng cho bé.

Các thương hiệu sản phẩm nhiệt kế điện tử đo tai cho bé có thương hiệu nổi tiếng trên thị trường để bạn tham khảo như: Terumo, Medisana, Omron, Rossmax, Kinetik, Beurer [Đức]… Nhiệt kế điện tử đo trán hay đo tai trán có: Rossmax, Beurer, Medisana, Microlife… Đây đều là các sản phẩm do các hãng Thiết bị y tế lớn trên thế giới sản xuất và có thời hạn bảo hành từ 1 – 2 năm. Giá sản phẩm dao động từ 500.000đ – 1 triệu đồng.

Video liên quan

Chủ Đề