Tiến sĩ trịnh hòa bình là ai

Theo thống kê của ngành tòa án, những năm gần đây, số lượng các vụ ly hôn ở Việt Nam tăng nhanh. Nếu năm 2000 chỉ có 51.361 vụ thì năm 2005 đã tăng lên 65.929 vụ; đến năm 2010, con số này lên tới 126.325 vụ... 

Người vợ đứng đơn ly hôn gấp hai lần so với người chồng. Số năm sống trung bình trước khi ly hôn của các cặp vợ chồng là 9,4 năm, riêng ở các khu vực nội thành của các thành phố lớn chỉ tám năm. Điều đáng báo động là tình trạng ly hôn ở các cặp vợ chồng trẻ đang có dấu hiệu gia tăng, số vụ ly hôn năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước.

Theo một cuộc điều tra nghiên cứu quốc gia về gia đình của Viện Nghiên cứu gia đình và giới [Viện Khoa học xã hội Việt Nam], về nguyên nhân dẫn đến ly hôn thì mâu thuẫn về lối sống là nguyên nhân hàng đầu [27,7%], tiếp theo là ngoại tình [25,9%], nguyên nhân kinh tế [13%], bạo hành gia đình [6,7%], lý do sức khỏe [2,2%] và do xa nhau lâu ngày [1,3%]. Hiện tượng ly hôn đang tăng lên chủ yếu là do áp lực về kinh tế, khác biệt về lối sống và sự không chung thủy của cả hai giới..

Xung quanh việc Hồ Ngọc Hà và đại gia Khoa kim cương cùng những câu chuyện về "người thứ ba" liên tục xuất hiện, nhiều người bày tỏ ý kiến cá nhân phản đối, tẩy chay mạnh mẽ những hành vi lệch chuẩn và vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật của các ngôi sao ca nhạc, người nổi tiếng.


PGS-TS Trịnh Hòa Bình nhà Tâm lý học - Phó Tổng Thư ký Hội Xã hội học Việt Nam.

Trao đổi với Báo Giao thông, PGS-TS Trịnh Hòa Bình nhà Tâm lý học - Phó Tổng Thư ký Hội Xã hội học Việt Nam đã đưa ra một góc nhìn cụ thể về việc này.

Câu chuyện "người thứ 3" trong showbiz Việt, cụ thể gần đây nhất là ca sĩ Hồ Ngọc Hà có mối quan hệ yêu đương với người đàn ông đang có vợ khiến dư luận giận dữ, đòi tẩy chay. Ý kiến của ông thế nào về việc này?

Sự việc "người thứ 3" trong showbiz Việt không phải là hiếm, tuy nhiên có lẽ thời gian này cư dân mạng đang quá rảnh rỗi. Chính vì vậy, họ đã lấy làm vui vẻ và bận rộn hơn với sự việc này của Hồ Ngọc Hà. Vì nếu ai theo dõi thì đây không phải là lần đầu tiên cô ấy dính tới việc này.

Ngoại tình trong giới nghệ sĩ cũng chẳng có gì là to tát và lạ lẫm cả. Bởi giới nghệ sĩ họ luôn muốn làm mới bản thân trong công việc và ngay cả trong chuyện tình. Họ luôn tìm kiếm cái mới, cái mà khiến họ vui vẻ, họ thăng hoa trong cuộc sống và công việc. Nước ngoài cũng vậy thì ngay trong thời hội nhập này có khi chính chúng ta, nhất là giới nghệ sĩ sẽ còn sớm “hội nhập” hơn là lẽ đương nhiên.

Ông có cho rằng, dư luận có đang quá khắt khe với nữ ca sĩ này không?

Việc dư luận có khắt khe quá không khi lên án, tẩy chay Hồ Ngọc Hà. Theo tôi thì chuẩn mực xã hội chúng ta là có luật pháp quy định về gia đình một vợ, một chồng . Rõ ràng, việc cô Hà quan hệ với một người đàn ông trong tình trạng có vợ [dù đang ly thân] nhưng chưa ly hôn thì bị lên án là lẽ đương nhiên.

Ông có cho rằng, việc bị lên án về hành vi quan hệ kia đã được nữ ca sĩ biết trước phần nào?

Việc có lỗi hay không thì tôi nghĩ, Hồ Ngọc Hà hay tất cả những người yêu và đang yêu đều không cảm thấy có lỗi gì, dù đối tác của họ là ai. Bản chất của tình yêu là không có tội, tội là không chọn đúng đối tượng để yêu mà thôi. Ngay cả chính bản thân Hà Hồ đã từng tự tin trả lời phỏng vấn, "cho tới thời điểm này, mình chưa sai”. Có chăng, chỉ thi thoảng nghĩ tới việc mình làm khiến ban bè người thân buồn thôi.

Chính vì việc này, nên mặc dù đã có quan hệ với đại gia hơn một năm mà Hà Hồ không dám công khai. Cô ấy chỉ dám hưởng hạnh phúc tình yêu của mình một cách lặng lẽ. Sự việc bung bét khi người vợ của vị đại gia kia đầu hàng, chấp nhận nhường chồng cho cô.

Với bản chất là người khôn khéo, Hà Hồ đã im lặng ngay từ những ngày đầu tiên khi bị nghi ngờ, cô ấy chưa một lần lên tiếng, chỉ thi thoảng “vô tình” cho báo chí bắt gặp những cảnh “yêu đương”.

Cho rằng Hồ Ngọc Hà đủ thông minh để tính toán được những thiệt hại, cô ấy sẽ được gì trong cuộc tình này?

Câu hỏi đặt ra là Hà Hồ có biết sẽ bị lên án, chửi bới hay không thì tôi nghĩ là có chứ. Thậm chí là biết tường tận về những gì sẽ xảy ra và kết quả, hệ lụy sẽ như thế nào. Như nhà chính trị lỗi lạc nói về chế độ tư sản nôm na rằng, khi quyền lợi được nhân đôi thì người ta có thể đánh đổi thứ gì đó và khi nhân tới mức đỉnh điểm, người ta còn có thể hại chính người đẻ ra mình.

Hà Hồ cũng là con người, lại là người được cho là thông minh, chắc hẳn nhìn thấy nhiều hơn rất nhiều ở vị đại gia kim cương này. Vì rõ ràng, đô -la thì không thể bằng được kim cương!

Nữ ca sĩ khóa tài khoản Facebook cá nhân, ông có cho rằng cô ấy đang phải chịu đựng dư luận như vậy là quá nặng nề?

Mọi người nghĩ rằng cô ấy sợ, cũng có thể. Tuy nhiên, đây cũng có thể là “quyền lực mềm” của cô ấy chứ! Khi sự việc đang bị đẩy đi quá xa, huống gì “tôi đẹp, tôi có quyền". Hơn nữa việc Hà Hồ khóa trang cá nhân lại là sự khôn ngoan để tập trung mọi chú ý, sự bênh vực của người tình.

Rõ ràng, Hồ Ngọc Hà đã tính toán kỹ điều này và chỉ sau vài giờ khóa trang cá nhân thì ngay lập tức đại gia Đăng Khoa lên tiếng bênh vực Hồ Ngọc Hà và nhận mọi lỗi về mình.

Nói Hà Hồ đã tất thắng trong việc lùm xùm này cũng có thể đúng và không đúng. Vì rõ ràng cô ấy vẫn luôn chứng tỏ với mọi người cô ấy yêu và yêu thật lòng. Có chăng là vì đối tượng cô ấy yêu lại là đại gia, nên mọi người mới khắt khe vậy thôi.

Theo Báo Giao Thông

Scandal Hà Hồ: 'Có ai cặp bồ mà bảo gia đình hạnh phúc'

8 mỹ nhân bị gắn mác "đốt nhà" người khác như Hà Hồ

Chu Đăng Khoa "mang xăng dập lửa" scandal cho Hà Hồ?

Con gái cố nhạc sỹ An Thuyên bị dọa tẩy chay vì Hà Hồ

Nhà xã hội học, PGS. TS Trịnh Hoà Bình: Phải chăng xã hội dồn nén nhiều ẩn ức

Gia Bảo[thực hiện]

16:18 13/09/2017

Vì đâu mà một bộ phận người Việt ngày nay quá hung hãn, cứ va chạm là cãi nhau, đánh nhau không biết đúng sai, không ai chịu nhún nhường, hạ mình xin lỗi? PGS. TS Trịnh Hoà Bình nhận định: Chúng ta đang sống trong thời kỳ chuyển đổi xã hội, đầy rẫy các thách thức. Con người bị dồn nén dưới rất nhiều áp lực, nên dễ dàng cho phép mình hung hăng.


PGSTS Trịnh Hoà Bình.

PV: Có khá nhiều ý kiến cho rằng, người Việt chúng ta đang ngày càng hung hãn với nhau hơn. Khi xảy ra xích mích, thay vì ứng xử điềm đạm với nhau thì họ lại có những hành động như xông vào đánh nhau. Ông nhìn nhận về vấn đề này như thế nào?

PGSTS Trịnh Hoà Bình: Nhìn chung, có những lí do để cho hành động như trên xảy ra như áp lực cuộc sống; môi trường giáo dục của người Việt Nam hiện đại hiện nay có thể nói đang có vấn đề; giá trị con người ta tôn thờ đang bị đứt gẫy… Chúng ta đang sống trong thời kỳ chuyển đổi xã hội, đầy rẫy các thách thức. Con người bị dồn nén dưới rất nhiều áp lực. Áp lực về sự phát triển, thậm chí có thể nói đây là “hàng đi kèm” với sự phát triển của xã hội. Nhưng mà chúng ta phát triển một cách, tôi hay gọi là “hổ lốn”, nghĩa là không bài bản, căn cơ.

Bên cạnh đó, chúng ta phải thừa nhận là kiến thức về luật pháp của chúng ta còn thiếu. Quá trình giáo dục luật pháp của chúng ta cũng có vấn đề. Nhiều người thiếu trưởng thành nhưng thậm chí đã phải cầm cân nảy mực. Liên quan đến cả những người có uy tín trong xã hội, có đôi khi họ hành xử không gương mẫu.

Và khi người ta thiếu sự tin tưởng vào trật tự, thì người ta dễ dàng cho phép mình hành xử hung hãn. Thường thì người ta ít sử dụng lời nói, mà sử dụng nắm đấm. Kẻ nào mạnh thì thắng. Bởi có nhiều bằng chứng đi trước rồi, nên họ cứ theo nhau. Khiến cho người Việt ngày càng trở nên hung hãn với nhau hơn. Ứng xử với nhau bằng bạo lực nhiều hơn.

Có phải lỗi lớn nhất xuất phát từ cách giáo dục trong mỗi gia đình không, thưa ông?

- Gia đình chính là môi trường đầu tiên và nhỏ nhất mà con người tiếp cận. Đương nhiên xã hội như thế nào thì gia đình như thế ấy. Ở đây có vấn đề của xã hội, và có cả vấn đề của gia đình, nhà trường. Và giáo dục từ gia đình, nhà trường, xã hội, ba môi trường giáo dục này có hạn chế.

Nhưng nên nhớ nguồn gốc sâu xa vẫn là môi trường xã hội. Một xã hội đang cho thấy xu hướng tôn thờ đồng tiền lên ngôi, kẻ mạnh thì thắng… Nhưng bao giờ gia đình cũng phải chịu trách nhiệm. Bởi gia đình là môi trường đầu tiên và nhỏ nhất, là đơn vị cơ sở của xã hội.

Có cách nào để tiết chế được sự hung hãn trong cách ứng xử giữa con người với nhau không?

- Chắc chắn phải quay trở về từ khâu củng cố, nâng cao chất lượng và kinh tế gia đình. Bên cạnh việc tích cực và mạnh mẽ hơn nữa xây dựng một xã hội tôn trọng pháp luật, theo kiểu nhà nước pháp quyền và thực sự tôn trọng cá nhân, đề cao tính tự chịu trách nhiệm của mỗi cá nhân trước yêu cầu của cộng đồng.

Nhiều người cho rằng do luật pháp của chúng ta không đủ để răn đe, ông có đồng tình?

- Thực ra luật pháp chúng ta không thiếu. Nhưng quan trọng, mỗi người có cho vào trong suy nghĩ hay không. Có thể chúng ta chưa cho ra quá nhiều luật. Việc ứng xử hung hãn với nhau xảy ra, có thể hiểu như người ta nói rằng có cả một rừng luật nhưng lại thích hành xử theo “Bộ luật rừng” hơn. Theo nghĩa là dã man, mông muội…

Có một kiểu đánh nhau khác, mà nhiều người nói rằng còn đau hơn tra tấn bằng bạo lực đó là “đánh” người khác qua mạng xã hội, lôi kéo mọi người vào để “đánh” một người. Quan điểm của ông?

- Điều đó là hệ luỵ, là mặt trái của văn minh công nghệ, văn minh công nghiệp, thậm chí là văn hoá và trình độ chưa sẵn sàng để đáp ứng trong bối cảnh đó. Thành ra tự nhiên lại trở thành kệch cỡm.

Và hành vi lôi kéo mọi người hùa vào để đả kích một người thì cần lên án, thưa ông?

- Tất nhiên không bao giờ nên hùa theo như vậy. Lẽ ra trong xã hội hiện đại, con người cá nhân tự ý thức được để hành xử trong khuôn khổ pháp luật, và khuôn khổ giá trị đạo đức, khuôn mẫu hành vi, ứng xử vì mọi người. Thứ nhất là không để bị lôi kéo. Chừng nào người ta vẫn còn để bị lôi kéo chứng tỏ chừng ấy cái dã man, phi văn hóa, vô văn hóa vẫn còn bị khống chế.

Vậy ông có lời khuyên nào cho những ai chẳng may bị lôi ra “đánh”, và lời khuyên chung cho những người dùng mạng xã hội không?

- Khuyên họ rất khó. Chúng ta chỉ có thể đưa ra những hình mẫu ứng xử và khuyên người ta vì cái chung của xã hội.

Với người đã bị “vùi dập” cũng không có lời khuyên chung. Bởi có những người, họ có tính chịu đựng, để thời gian trôi đi như mặt nước sẽ phẳng lặng trở lại. Nhưng có những người cũng lại “xù lông" lên để chiến đấu… Đáp số chung ở đây là phải có sự thay đổi, đón nhận điều đó như cái gì thiên về tất yếu xảy ra, và bình tĩnh lựa chọn cách xử lý. Có người xử lý cách ồn ào, có người xử lý là để dần dần lắng xuống.

Trân trọng cám ơn ông!

Chủ đề: xã hội PGS. TS Trịnh Hoà Bình dồn nén uẩn ức

Video liên quan

Chủ Đề