Cây cọ trồng nhiều ở đâu

Với những tán lá xanh mướt tròn xoe lạ mắt cùng với một sức sống mãnh liệt. Những cây cọ cảnh được nhiều nơi ưa thích trồng làm cảnh trong nhà giúp làm đẹp không gian và cải thiện bầu không khí. Cọ là loài cây được xuất hiện khá nhiều trong sân vườn, nhà phố và cong trình công cộng. Không chỉ có hình dáng khá đẹp với tán lá tròn xoe viền răng cưa tô điểm cho không gian thêm sinh động. Loại cây này còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy và lợi ích về mặt sức khỏe cho con người.

Cây cọ – cây công trình đẹp

Cây cọ có tên khoa học là Arecaceae thuộc họ cau. Những khóm cây này có nguồn gốc xuất xứ từ Nhật bản được du nhập vào nước ta khá lâu.

  • Tên thường gọi: Cây cọ ta, cây cọ lùn
  • Tên khoa học: Livistona rotundifolia
  • Họ thực vật: Arecaceae [họ Cau]
  • Chiều cao: 40 – 50 cm

Cọ hiện có nhiều loại với các kích thước khác nhau. Với những chậu cây cọ lùn dáng nhỏ nhắn rất phù hợp trồng trong nhà, để trong văn phòng làm việc rất đẹp. Những loai cọ có kích thước to hơn phù hợp trồng làm cây công trình. Cây thuộc dạng thân giả gỗ thực chất là những lá già tạo thành.

Cây cọ có vẻ đẹp độc đáo

Chiều cao trung bình của cọ khoảng 1-2m với giống cọ cao và khoảng 1m trở lại với giống cọ lùn. Cây có hệ tán lá khá phát triển với những chiếc lá mọc trên cuống dày và dài trông giống như những chiếc quạt với nhiều thùy sâu cong cùng các đường sóng chạy dài. Lá cọ mọc thành từng cụm tạo nên tán cây xòe rộng khá đẹp mắt. Lá cây khi non có màu xanh nhạt và sẽ đậm dần khi về già. Chính vẻ độc đáo của những tán lá xòe ra như hình cái quạt đã tạo điểm nhấn cho không gian sống thêm sinh động hơn nên được nhiều gia đình và giới văn phòng ưa chuộng.

Trong giới phong thủy cây cảnh nói chung thì cây cọ được cho là mang lại sự may mắn, niềm vui và sự hi vọng. Với tán lá xòe to tròn như chiếc quạt lớn xua tan điều xấu xa đen lại điềm lành và tài lộc vào cho gia chủ. Về mặt khoa học thì do bộ lá của cây khá to nên có tác dụng thanh lọc và điều hóa không khí khá tốt. Theo công bố của NASA thì cọ được xếp thứ 3 trong số những loại cây nên trồng trong nhà vì có khả năng loại bỏ formaldehyde trong không khí, giảm các chất độc gây ra bởi kim loại nặng. Nhiều người còn khẳng định họ trồng cọ trong nhà thì các loại côn trùng như ruồi, muỗi, gián không thấy đến. Vị trí trồng cây cọ cảnh hợp lý nhất đó chính là trồng trong chậu nhỏ xinh đặt trước cửa ra vào, hoặc có thể để trồng cọ thân cao trước nhà cũng khá đẹp.

Cây cọ trồng trước nhà khá đẹp

Cây cọ cảnh có hình thức đẹp mắt, xinh xắn dễ chăm sóc nên rất được ưa chuộng trồng làm cây trang trí trong nhà như cây cọ cảnh mini để bàn làm việc, bàn học, bàn ăn và bày ở hành lang, tiền sảnh, lối đi sẽ khiến không gian xanh tươi, bắt mắt. Ngoài ra những cây cọ cảnh có kích thước lớn rất phù hợp trồng trong các công trình công cộng như dải phân cách, lối đi trong công viên, trang trí tiểu cảnh, bồn cây, trồng làm cây bóng mát.

Cây cọ trong phong thủy được coi là đem lại tài lộc và may mắn cho gia chủ. Người ta quan niệm rằng nếu trồng cây cọ cảnh trong nhà ở cổng vào hoặc bên hiên nhà sẽ giúp gia chủ giữ được của cải và ăn nên làm ra. Bên cạnh đó theo khoa học lá cây cọ cảnh có khả năng thanh lọc không khỉ, hút khí độc rất tốt. Cây cọ cảnh có thể hút các chất gây ung thư từ khói thuốc, bếp than,… Trồng cây cọ cảnh trong nhà giúp cho không khí trong lành, mát mẻ và không gian thêm sinh động, bắt mắt.

Cây cọ cảnh trong phong thủy có ý nghĩa sinh tài giữ của, thường được trồng chậu nhỏ xinh trang trí hiên nhà, cửa ra vào, cầu thang với mong muốn ăn nên làm ra.

Cọ cảnh với thân thẳng đứng vươn cao, đội những cái lọng xanh mượt mà có vẻ đẹp sang trọng, mướt mắt mang đến không gian tràn ngập sức sống nên được ưa chuộng trồng làm cây để bàn, cây thủy sinh nơi văn phòng, quầy lễ tân, thu ngân, bàn học, bàn làm việc, phòng khách, phòng ăn… thích nghi tốt trong môi trường nhiệt độ thấp và thiếu sáng.

Cọ cảnh có tác dụng cải thiện chất lượng không khí nên trưng nơi có nhiều người qua lại, rộng rãi vừa thể hiện được vẻ đẹp khoáng đạt vừa đem đến không gian trong lành, tươi trẻ.             

Cây cọ cảnh trồng chậu to có hình dáng bề thế, lạ mắt thích hợp trang trí cho các showroom, hội trường, vị trí trung tâm, nhà hàng, khách sạn rộng rãi.

Cọ cảnh trồng thành hành tạo ấn tượng mạnh mẽ cho bất kỳ ai nhìn ngắm.

Cọ cảnh vừa chịu được nắng còn được trồng ở nhiều không gian ngoại thất: sân vườn,công viên, đường phố, cơ quan, công sở…

Cây cọ được đánh giá là loại cây khá dễ tính nên có thể trồng trong nhà cũng như ngoài sân vườn đều được. Cây trồng trong nhà có thể để liên tục 4 tháng mới cần đen ra ngoài trời. Đây cũng được đánh giá là loại cây dễ sống và không cần quá nhiều công chăm sóc.

  •  Ánh sáng:  Cọ nhật trồng trong nhà nên trưng nơi có ánh sáng khuếch tán khoảng 40-50%, không trưng nơi quá tối. Nên đặt cây nơi gần cửa sổ, cửa kính,lối ra vào hoặc có đèn day-light để cây quang hợp và phát triển lâu bền. Nên để cây nơi có ánh sáng 2-3 giờ / ngày.
  • Nhiệt độ: cọ cảnh ưa mát, chịu nóng và rét kém,sống được trong môi trường điều hòa, nhiệt độ ưa thích khoảng 18-28oC.
  • Chọn chậu trồng cọ nhật: với hình dáng đặc biệt, độc đáo, bạn nên chọn chậu phù hợp với kích thước, kiểu dáng cây với chất liệu thông thoáng, khả năng thoát nước và tỏa nhiệt tốt, bền vững.
  • Đất trồng cọ cảnh trong nhà: Cọ cảnh thân gỗ ưa đất thịt, giàu mùn, hữu cơ, và thoát nước tốt. Nên thay 1/3 lượng đất để cải tạo kết cấu và thay chậu 3-4 năm/ lần.Khi trồng nhớ đặt sỏi hoặc viên gạch to chắn ở lỗ thoát nước làm chậu không bị vít lỗ và thoát nước tốt.
  • Tưới nước: Cọ nhật lá to và nhiều, nhu cầu nước lớn hơn một số cây trồng trong nhà khác, tuy nhiên cây trồng trong nhà nhu cầu nước không nhiều. Bạn nên tưới nước cho cây khoảng 3 lần/ tuần tùy điều kiện thời tiết. Tuy nhiên chỉ tưới khi đất trên mặt chậu đã se khô, tưới nhiều làm rễ bị úng ngập , thối.
  • Trời nắng nóng quá có thể đặt cả chậu cây vào trong chậu nước to, khi thấy hết sôi bọt thì bỏ ra. Nếu thấy nước thừa nhiều thì nghiêng chậu để loại bỏ nước thừa.
  • Khi tưới nước cần cầm bình có vòi dài và hẹp để tưới đều và sâu gần gốc cây, tưới từ từ và đều đặn.
  • Hàng tuần nên lau lá cây khoảng 2 lần cả mặt trước và mặt sau để loại bỏ bụi bẩn, lá luôn sạch đẹp và trau đổi chất tốt.
  • Bón phân: Bón phân cho cây cọ nhật hàng tháng với phân nhả chậm bằng cách chọc mỗi lỗ giữa chậu và gốc, độ sâu khoảng 1cm, cho mỗi lỗ 5-7 hạt, mỗi lỗ cách nhau khoảng 5-7 cm, rồi vùi đất lên tưới nước bình thường. Cách vài tháng thay đổi loại phân để bổ sung dinh dưỡng cho cây.
  • Phòng trị bệnh cho cọ nhật trong nhà: Cây cọ nhật trồng trong nhà ít bị sâu bệnh, tuy nhiên nếu không may cây bị phấn trắng thì nên dùng khăn chấm cồn lau sạch, nếu bị sâu thì dùng thuốc diệt muỗi để trừ sâu. Nếu bệnh quá nặng thì phải mang cây ra ngoài trời để trị tránh ảnh hưởng đến sức khỏe các thành viên. Tuy nhiên hiện nay cũng có nhiều loại thuốc sinh học có thể sử dụng cho cây cảnh trong nhà rất tốt.
Cây cọ với hình dáng đặc biệt

Chế độ tưới nước cho cây cọ

Do cây cọ có bản lá to và rộng nên nhu cầu nước lớn hơn những loại cây trong nhà khác nhau. Tuy nhiên nếu là cây trồng trong nhà cũng không nên tưới nước nhiều. Đinh kì chỉ nên tưới hoảng 3 lần 1 tuần tùy vào điều kiện thời tiết và độ ẩm của đất.

Vào mùa hè nên tưới tăng lượng nước và nên phủ ở gốc một ít rơm rạ để tránh thoát hơi nước. Mùa mưa chú ý tránh để đất bị ngập úng. Chú ý khi tưới nước nên sử dụng bình tưới cổ dài tưới sâu vào tận bên trong gốc cây từ từ và đều đều.

Chăm sóc cho cây cọ phát triển

Định kì hàng tuần nên tiến hành rửa hoặc lau lá cọ 1 -2 lần cả mặt trước và mặt sau để loại bỏ hết những bụi bẩn để giúp lá luôn sáng bóng và sạch bong.

Chế độ bón phân cho cây cọ: Để cọ phát triển tốt cần thiết phải bón phân cho cây định kì. Nên bón phân chuồng hoai mục lượng vừa phải để kích thích cho lá ra nhiều vàcây mau lớn. Định kì bón phân cho cây khoảng 3 lần 1 năm mỗi lần cách nhau khoảng 3 tháng là đủ.

Phòng trị bệnh cho cây cọ

Cây cọ khá khỏe nên ít khi bị sâu bệnh. Những bệnh thường gặp trên cây cọ có thẻ kể đến là bệnh héo lá, bệnh đốm vàng và bệnh sâu ăn lá. Cần chăm sóc một cách thường xuyên để phát hiện kịp thời mần bệnh trên lá và thân để có cách khắc phục giúp cây luôn khỏe mạnh.

Trên đây, Báo Khuyến Nông đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây cọ. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin thật bổ ích nhé!

Bạn đã nghe đến tên cây cọ dầu bao giờ chưa? Ở nước ta, cây này vẫn chưa quá phổ biến tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, cây cọ dầu đang trở thành cây trồng mang lại kinh tế cao bởi nó cho năng suất tốt. Ngoài ra, cây cọ dầu còn có hình dáng đẹp, không mất thời gian chăm sóc, đặc biệt nó còn có giá trị dinh dương cao, có tác dụng tuyệt vời trong công nghiệp. Vậy cây này có gì nổi bật, cách trồng và chăm sóc như thế nào? Hãy cùng đi tìm hiểu nhé.

  • Tên gọi khác: Cây dầu dừa
  • Tên khoa học: Elaeis guineensi
  • Họ: Arecaceae – họ ca
  • Nguồn gốc: Từ Trung và Nam Mỹ

cây xanh vốn là người bạn thân thiết đối với con người, thiếu nó dường như cuộc sống của chúng ta trở nên vô vị, nhàm chán hơn. Không chỉ lọc sạch không khí mang đến không gian mát mẻ thoáng đãng,tạo mỹ quan cho sân vườn biệt thự, nhà ở mà một số loại cây xanh công trình còn có giá trị kinh tế cao từ thân, quả.  Cây cọ dầu là một trong những cây công trình có đầy đủ công năng đó và rất được ưa chuộng trong thời gian gần đây

Đặc điểm nổi bật của cây cọ dầu

Cây này thuộc loại cây có dạng thân gỗ dừa, cột cao. Lá mọc trực tiếp từ thân nên khi rụng xuống sẽ để lại trên thân những vết sẹo lớn. Cây có chiều cao trung bình từ 3 – 20 m, nếu trồng trong điều kiện khí hậu và môi trường thích hợp cây phát triển tốt và cho thân rất cao.

Lá cây cọ dầu có màu xanh đậm, đẹp mắt, trên lá có chứa gai và mọc khá rậm rạp, lá dài nên nhìn cây ta sẽ thấy nó có tán lá khá lớn, giúp che nắng hiệu quả. Mỗi năm cây cho đến 20 – 30 lá, phần bẹ cuống mọc nhiều xung quanh thân khí lá rụng xuống sẽ tạo thành sẹo. Lá mọc đơn, nhìn ban đầu bạn sẽ thấy chúng rất giống lá dừa, tuy nhiên trên lá lại chứa gai, nó có chiều dài khoảng từ 1-3m và xẻ thùy.

Hoa cây cọ dầu mọc thành từng chùm và thường mọc ở phía trên ngọn cây. Mỗi chùm hoa có chứa rất nhiều những bông hoa lớn nhỏ khác nhau, cánh hoa mọc riêng lẻ không đan xen vào nhau.

Quả cây cọ dầu có hình trứng và thường mọc thành từng cụm lớn, lúc đầu quả sẽ có màu đỏ nhưng khi chín lại chuyển sang màu vàng. Phải mất từ 5-6 tháng quả mới chín. Những quả này có chứa rất nhiều dầu ở lớp vỏ ngoài chính vì thế mà cây có giá trị kinh tế cao. Sau lớp vỏ là lớp thịt quả màu trắng, trong cùng là hạt. Mỗi một chùm có rất nhiều quả lớn nhỏ khác nhau, người ta ước lượng, mỗi chùm nặng đến 50kg, quả thường chín từ tháng 7 – 12 hàng năm.

Cây cọ dầu cho quả khá sớm, thường thì ta chỉ cần trồng 2-3 năm là có thể khai thác được cây này rồi nhé. Chính vì năng suất cao lại không mất quá nhiều thời gian chăm sóc ban đầu nên cây cọ dầu mới trở thành cây mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng.

Sản xuất dầu ăn

Dầu cọ – được chiết xuất từ quả cọ – cùng với dầu nành là 2 loại nguyên liệu chính dùng để sản xuất dầu ăn [dầu thực vật] trên thế giới. Dầu cọ chiết xuất từ thịt [cùi] của quả cọ, dầu và các sản phẩm dầu cọ có khả năng chịu nhiệt và chống ô xy hóa rất tốt, do vậy dầu cọ được xem là nguyên liệu lý tưởng trong sản xuất hỗn hợp dầu chiên.

Làm mỹ phẩm từ cây cọ dầu

Dầu cọ cũng có thể được dùng trong ngành công nghiệp hóa chất, mỹ phẩm, nhiên liệu sinh học…tuy nhiên nếu sử dụng những tác dụng này người ta trồng chuyên canh có kỹ thuật trồng cây cọ dầu để cây có thể tăng lượng dầu hay chất béo như mong muốn. Các nhà khoa học khẳng định, dầu cọ đỏ [dầu thô, chưa qua xử lý] có tác dụng tốt cho cơ thể nhờ các loại acid béo trong dầu và đặc biệt có lợi cho phụ nữ mãn kinh, mang thai và chống loãng xương. Dầu cọ đỏ chứa rất nhiều vitamin A gấp 15 lần so với cà rốt, mang lại rất nhiều tác dụng cho da như dưỡng ẩm, giữ ẩm, chống nhăn và đẩy mạnh quá trình sản xuất melanin – giúp da chống lại tác hại của tia cực tím.

Làm dầu gội

Các sản phẩm dầu gội chiết xuất từ dầu cọ hiện rất được ưa chuộng trên thị trường bởi nó không chứa silicone, nhựa than hay paraben, có tác dụng chăm sóc và làm bóng tóc. Dầu cọ cũng được dùng như một loại thuốc ủ tóc bởi chức năng phục hồi tóc bị khô, gãy và rụng, đặc biệt là trong tiết hè nắng nóng, vì thế có thể nói ý nghĩa cây cọ dầu rất lớn trong việc sản xuất dầu gội, mỹ phẩm.

Cách trồng cây cọ dầu

Cây cọ dầu thường được nhân giống chính bằng hạt bởi nó không sinh ra các chồi phụ. Khi nhân giống cây cọ dầu bằng hạt, bạn cần chuẩn bị những loại hạt chất lượng, đều, mẩy, loại bỏ hết những hạt lép, kém chất lượng ảnh hưởng đến tốc độ nảy mầm của cây. Sau đó, ngâm hạt vào nước, nên chuẩn bị loại nước có 2 phần nước lạnh và 3 phần nước sôi, ngâm liên tục trong vòng 5 ngày. Quy trình ngâm hạt con dầu

  • Ngâm xong ngày đầu tiên bạn bắt đầu vớt hạt ra ngoài và phơi dưới nắng nhẹ.
  • Sau một khoảng thời gian phơi nắng, đưa lại vào lại trong nước và ngâm tiếp thêm 3 ngày nữa.
  • Sau khoảng 4 ngày ngâm hạt, ta đem hạt ra vệ sinh thật sạch sẽ, loại bỏ hết những tác nhân có thể gây hại cho lá mầm khi chúng nảy mầm.
  • Sau đó mang vào ủ thêm 1 ngày nữa
  • Cuối cùng mang hạt ra ủ vào trong đất đã chuẩn bị trước có chứa dinh dưỡng.

Cây cọ dầu khá dễ trồng, tốc độ phát triển nhanh và cũng dễ chăm sóc nên sẽ không làm mất quá nhiều thời gian cho bạn nhé.

Cách chăm sóc cây con dầu đạt tiêu chuẩn

Cách chăm sóc cây con dầu đạt tiêu chuẩn

Cây cọ dầu sinh trưởng khá mạnh mẽ, là loại câu ưa sáng phát triển tốt trong môi trường nhiệt đới. Cụ thể:

  • Đất trồng: với loại đất ẩm, pha cát và loại đất hơi chua được cho là thích hợp nhất để phát triển cây cọ dầu. Do có khả năng sinh trưởng mạnh trong nhiều môi trường khác nhau vì thế mà cây còn được trồng như một loại cây cảnh làm đẹp cảnh quan xung quanh nhất là những vùng có ít chất dinh dưỡng.
  • Nhiệt độ: 24 – 28 độ C được cho là nhiệt độ lí tưởng để cây phát triển, tuy nhiên nếu nhiệt độ có thấp hơn hay cao hơn không nhiều thì cũng không quá ảnh hưởng đâu nhé.
  • Nên trồng cây cọ dầu ở những nơi thoáng đãng, không khí vừa đủ để cây có thể quang hợp, điều này cũng khiến cho cây trồng của bạn cho quả nhiều hơn, chất lượng quả tốt hơn.
  • Hàng ngày, nếu có điều kiện cũng nên tưới nước cho cây, chỉ cần tưới một lượng vừa đủ cũng không nên tưới quá nhiều, cây còn phát triển tốt ở những nơi có lượng mưa trung bình, không chịu được ngập úng.
  • Nếu thấy cây cọ dầu phát triển sâu bệnh hay xuất hiện cành lá héo thì nên ngắt bỏ để đảm bảo cây không bị ảnh hưởng.

Trên đây là những thông tin cơ bản về cây cọ dầu mà Báo Khuyến Nông muốn chia sẻ đến các bạn, chắc hẳn bây giờ bạn có thể biết cách lựa chọn cũng như chăm sóc cây tốt nhất. Cây cọ dầu đang là cây được ưa chuộng và ứng dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, nhất là hiện nay nó đã trở thành cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Video liên quan

Chủ Đề