Hình sau mô tả cách đo the tích của một vật rắn không thấm nước bằng một bình chia độ

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Sách Bài Tập Vật Lí 6 – Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

A. V = 86cm3

B.V = 55cm3

C. V = 31cm3

D. V = 141cm3

Lời giải:

Chọn C.

Vì thể tích nước ban đầu trước khi thả hòn đá là [Vbđ = 55cm3]. Thả hòn đá vào bình chia độ, mực nước bình chia độ dâng lên [V = 86cm3].

Vậy thể tích hòn đá là: Vhđ = V – Vbđ = 86 – 55 = 31 [cm3].

A. thể tích bình tràn

B. thể tích bình chứa

C. thể tích phần nước tràn ra bình tràn sang bình chứa

D. thể tích nước còn lại trong bình tràn

Lời giải:

Chọn C

Thể tích phần nước chứa tràn ra từ bình sang bình chứa chính là thể tích của vật rắn không thấm nước.

Lời giải:

– Cách 1: Lấy bát đặt trên đĩa, đổ nước vào bát thật đầy. Thả trứng vào bát, nước tràn ra đĩa. Đổ nước từ đĩa vào bình chia độ, số chỉ đo được là thể tích của quả trứng

– Cách 2: đổ nước đầy bát, sau đó đổ nước từ bát vào bình chia độ [V1], bỏ trứng vào bát, đổ nước từ bình chia độ vào bát cho đầy, thể tích nước còn lại trong bình chia độ là thể tích quả trứng

Lời giải:

Buộc hòn đá và quả bóng bàn với nhau, như vậy có thể làm chìm trong nước. Đo thể tích hòn đá và quả bóng bàn [V0] và đo thể tích hòn đá cùng dây buộc [V1]. Ta có thể tích của quả bóng bàn:

V0 – V1 = Vbóng bàn

Lời giải:

Lấy đất sét bao quanh kín viên phấn rồi cho vào bình chia độ để đo thể tích viên phấn + đất sét. Sau đó bóc phần đất sét ra và cho vào bình chia độ để đo thể tích đất sét. Từ đó suy ra thể tích viên phấn

Lời giải:

– Cách 1: ta đo độ cao bằng thước. Đổ nước bằng 1/2 độ cao vừa đo được

– Cách 2: đổ nước vào đầy ca. Chia đôi lượng nước trong ca như sau:

a. Đổ nước từ ca sang bình chia độ. Nếu bình chứa hết ca nước, thì một nửa nước trong bình chia độ chính là một nửa ca nước

b. Nếu bình chứa 100cm3, mà trong ca vẫn còn nước, ta tiếp tục chia để lấy một nửa số nước còn lại trong ca theo cách trên. Cuối cùng tổng lượng nước trong các lần chia chính là một nửa ca nước

– Cách 3: đổ nước vào ca [ khoảng hơn nửa ca]. Nghiêng dần ca từ từ cho đến khi mực nước trùng với đường thẳng nối điểm cao nhất của đáy ca và điểm thấp của miệng ca.

A. 40cm3

B. 90cm3

C. 70cm3

D. 30cm3

Lời giải:

Chọn C.

Khi thả một vật rắn không thấm nước vào bình thì thể tích nước tràn ra khỏi bình là 30cm3. Vậy tổng thể tích của vật và nước là:

Vv+n = 100 + 30 = 130 [cm3]

Thể tích của vật rắn là: Vvật = Vv+n – Vnước = 130 – 60 = 70 [cm3]

A. Vật rắn thấm nước và chìm một phần trong chất lỏng

B. Vật rắn thấm nước và chìm hoàn toàn trong chất lỏng

C. Vật rắn không thấm nước và chìm một phần trong chất lỏng

D. Vật rắn không thấm nước và chìm hoàn toàn trong chất lỏng

Lời giải:

Chọn D

Nếu dùng bình chia độ để đo thể tích của một vật rắn thì đo được vật rắn không thấm nước và chìm hoàn toàn trong chất lỏng.

A. một bình chia độ bất kì

B. một bình tràn

C. một bình chia độ có kích thước sao cho vật rắn có thể bị lọt vào bình

D. một ca đong

Lời giải:

Chọn C

Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước và có thể chìm hoàn toàn trong nước chỉ cần một bình chia độ có kích thước sao cho vật rắn có thể bị lọt vào bình.

1. Dùng thước đo độ dài các cạnh rồi tính thể tích bằng công thức: V= a x b x c

2. Dùng bình chia độ có đường kính d với : 1cm < d < 4cm

3. Dùng bình chia độ có đường kính d với d < 4cm và bình tràn có đường kính lớn hơn 6cm

4. Dùng bình chia độ có đường kính d với d > 6cm

Hỏi cách nào ở trên có thể xác định được thể tích miếng sắt?

A.cách 1,3 và 4

B. cách 2,3 và 4

C. cách 1,2,3 và 4

D. cách 3 và 4

Lời giải:

Chọn A

– Để xác định thể tích của miếng sắt người ta dùng:

     + Dùng thước đo độ dài các cạnh rồi tính thể tích bằng công thức: V = a x b x c

     + Dùng bình chia độ có đường kính d với d < 4cm và bình tràn có đường kính lớn hơn 6cm

     + Dùng bình chia độ có đường kính d với d > 6cm

A. 215cm3

B. 85cm3

C. 300cm3

D. cả 3 phương án trên đều sai

Lời giải:

Chọn D

Vì khi thả quả cam vào một bình tràn chứa đầy nước do quả cam thường nổi một phần nên nước tràn ra 215 cm3 không phải là thể tích của quả cam.

A. nước trong bình tràn khi chưa thả vật rắn vào

B. nước còn lại trong bình tràn sau khi đã thả vật rắn vào

C. nước tràn vào bình chứa

D. nước còn lại trong bình tràn sau khi đã thả vật rắn vào và nước tràn vào bình chứa

Lời giải:

Chọn C

Bình chia độ trong thí nghiệm trên dùng để đo thể tích của nước tràn vào bình chứa. Đó cũng là thể tích vật.

A. 8cm3

B. 58cm3

C. 50cm3

D. cả 3 phương án đều sai

Lời giải:

Chọn D

Do viên phấn là vật thấm nước nên 3 đáp án A,B,C đều sai.

1. cách bố trí dụng cụ thí nghiệm

2. Các bước làm thí nghiệm:

Chú ý: -Vật rắn không bỏ lọt vào bình chia độ

-Không yêu cầu vẽ hình

Lời giải:

Cách bố trí dụng cụ thí nghiệm: Bình chứa dùng để hứng nước từ bình tràn. Các bước tiến hành thí nghiệm:

– Thả chìm vật rắn vào bình tràn, lấy phần nước tràn ra từ bình chứa

– Đổ nước từ bình chứa vào bình chia độ để đo thể tích nước đó, cũng chính là thể tích vật rắn

– Đông dùng thước đo các cạnh của hình hộp rồi tính thể tích của hộp theo công thức: V= chiều dài x chiều rộng x chiều cao

– An thì thả hộp vào một bình tràn chứa đầy nước, đọc thể tích nước tràn vào bình chia độ để biết thể tích của hộp

– Bình thả hộp vào một bình tràn chứa đầy nước, dùng một hòn đá nặng không thấm nước đặt trên hộp rồi cho cả hộp và hòn đá cùng chìm trong nước, đọc thể tích nước tràn vào bình chia độ để xác định thể tích cuả hộp.

Cách đúng là cách của:

A.Bạn Đông

B. An và Bình

C. Đông và Bình

D. cả ba bạn

Lời giải:

Chọn A

Cách của bạn An chỉ đo được thể tích phần chìm còn cách của bạn Bình thì đo thể tích của hòn đá đó. Vì vậy chỉ có cách của bạn Đông là đúng.

A. V = 200cm3

B. V = 75cm3

C. V = 60cm3

D. V = 50cm3

Lời giải:

Chọn D

Vì thể tích ban đầu khi chưa có hòn đá là Vnước = 150 cm3.

Thể tích của nước và hòn đá sau khi thả hòn đá vào nước là Vnước+ đá = 200cm3.

Vậy thể tích hòn đá là: Vhòn đá = Vnước + đá – Vnước = 200 – 150 = 50[cm3]

A. V = 35cm3

B. V = 30cm3

C. V = 40cm3

D. V = 32cm3

Lời giải:

Chọn B

Vì thể tích nước tràn ra bình chia độ chính là thể tích của hòn đá.

Hàng ngang

1. Khi đo thể tích vật rắn không bỏ lọt vào bình chia độ, người ta phải dùng tới bình này.

2. Tên một dụng cụ được vẽ trong hình 2.1 SGK Vật lí 6.

3. Bình chia độ phải đặt theo phương này.

4. Tên dụng cụ mà học sinh dùng để vẽ đường thẳng.

5. Một tên gọi khác của thước dây.

6. Bình chia độ dùng để đo thể tích của chất này.

7. Việc làm cuối cùng khi đo độ dài hoặc thể tích.

8. Vật dùng để chứa chất lỏng tràn ra từ bình tràn.

9. Giá trị lớn nhất ghi trên dụng cụ đo.

10. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên dụng cụ đo.

Hàng dọc được tô đậm

Từ nằm trong các ô in đậm theo hàng dọc chỉ tên của dụng cụ nào?

Lời giải:

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

A. Lý thuyết

1. Đo thể tích vật rắn không thấm nước và chìm trong nước

Muốn đo thể tích của vật rắn không thấm nước và chìm trong nước ta có thể dùng bình chia độ hoặc dùng bình tràn.

a] Dùng bình chia độ

Khi dùng bình chia độ thì nhớ đổ đủ nước vào bình [sao cho khi thả vật vào thì vật được ngập hoàn toàn trong nước]. Khi đó thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật.

Thể tích của vật được tính bằng công thức: Vvật = V2 – V1

Trong đó: V1 là thể tích của nước khi chưa thả vật vào trong bình chia độ.

V2 là thể tích của nước và vật khi thả vật vào trong bình chia độ.

Ví dụ: Thể tích của nước khi chưa thả viên đá vào trong bình chia độ là V1 = 150 cm3

Thể tích của nước và viên đá khi thả viên đá vào trong bình chia độ là V2 = 200 cm3

Thể tích của viên đá là: Vđá = V2 – V1 = 200 – 150 = 50 cm3

b] Dùng bình tràn

Ta thường sử dụng phương pháp bình tràn khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ.

Khi dùng bình tràn thì nhớ trước khi thả vật vào bình tràn thì phải đổ nước cho đầy bình tràn và hứng hết toàn bộ nước tràn ra vào bình chia độ, không được để nước đổ ra ngoài. Vì nếu đổ nước chứa đầy bình tràn hay nước bị đổ ra ngoài thì kết quả đo sẽ không chính xác. Khi đó thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật:

Vvật = Vnước tràn ra ở trong bình chia độ

2. Chú ý

Khi đo thể tích của vật không thấm nước và chìm được trong nước thì ta cần chú ý:

– Nếu vật nhỏ hơn bình chia độ thì ta nên dùng bình chia độ chứ không nên dùng bình tràn để việc thực hiện đơn giản và chính xác.

– Nếu vật lớn hơn bình chia độ thì ta phải dùng bình tràn, tất nhiên cũng phải dùng thêm bình chia độ.

B. Trắc nghiệm

Bài 1: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng

A. thể tích bình chứa.

B. thể tích bình tràn.

C. thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.

D. thể tích nước còn lại trong bình tràn.

Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.

⇒ Đáp án C

Bài 2: Công thức tính thể tích của vật rắn khi đo bằng bình chia độ:

A. Vrắn = Vlỏng – rắn – Vlỏng

B. Vrắn = Vlỏng + rắn – Vlỏng

C. Vrắn = Vlỏng – rắn + Vlỏng

D. Vrắn = Vlỏng + rắn + Vlỏng

Công thức tính thể tích của vật rắn khi đo bằng bình chia độ là Vrắn = Vlỏng + rắn – Vlỏng

⇒ Đáp án B

Bài 3: Để đo thể tích của hòn sỏi cỡ 15 cm3, bình chia độ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Bình có GHĐ 250 ml, ĐCNN 10 ml

B. Bình có GHĐ 100 ml, ĐCNN 2 ml

C. Bình có GHĐ 250 ml, ĐCNN 5 ml

D. Bình có GHĐ 100 ml, ĐCNN 1 ml

Để đo thể tích của hòn sỏi cỡ 15 cm3, bình chia độ có GHĐ 100 ml, ĐCNN 1 ml

⇒ Đáp án D

Bài 4: Cho một vật rắn không thấm nước vào bình chia độ có chứa sẵn 50 cm3 nước. Ta thấy nước trong bình dâng đến vạch 100 cm3. Vậy thể tích vật rắn là:

A. 50 cm3B. 150 cm3

C. 96 cm3D. 100 cm3

– Thể tích nước dâng lên thêm là thể tích của vật.

– Lúc đầu thể tích nước là 50 cm3, sau khi cho vật vào thì thể tích là 100 cm3 ⇒ dâng thêm 50 cm3 ⇒ Đáp án A

Bài 5: Một bình tràn chỉ có thể chứa nhiều nhất là 100 cm3 nước, đang đựng 60 cm3 nước. Thả một vật rắn không thấm nước vào bình thì thấy thể tích nước tràn ra khỏi bình là 30 cm3. Thể tích của vật rắn bằng bao nhiêu?

A. 40 cm3B. 90 cm3

C. 70 cm3D. 30 cm3

– Lúc đầu nước trong bình tràn là 60 cm3, sau khi cho vật vào thì nước trong bình dâng lên thêm 40 cm3 và bị tràn ra ngoài 30 cm3.

– Thể tích của vật là: Vvật = 40 + 30 = 70 cm3 ⇒ Đáp án C

Bài 6: Để đo thể tích của một đồng xu bằng kim loại. Bạn Nga đã bỏ vào bình chia độ đang chứa nước 10 đồng kim loại đó. Thể tích nước dâng lên thêm trong bình là 3 ml. Thể tích mỗi đồng kim loại đó là:

A. 0,0003 dm3B. 0,003 dm3

C. 0,0003 m3D. 0,001 cm3

– Thể tích dâng lên 3 ml là thể tích của 10 đồng xu.

– Thể tích của một đồng xu là: ml = 0,3 cm3 = 0,0003 dm3

⇒ Đáp án A

Bài 7: Bạn Lan dùng bình chia độ để đo thể tích một viên sỏi. Kết quả đúng là 55,7 cm3. Bạn Lan đã dùng bình nào trong các bình sau?

A. Bình có ĐCNN 1 cm3

B. Bình có ĐCNN 0,1 cm3

C. Bình có ĐCNN 0,5 cm3

D. Bình có ĐCNN 0,2 cm3

ĐCNN phải là ước số của 55,7 cm3 ⇒ Dùng bình có ĐCNN 0,1 cm3 vì các bình khác không thể cho số lẻ đến 0,7 cm3.

Bài 8: Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước và có thể chìm hoàn toàn trong nước chỉ cần

A. một bình chia độ bất kì.

B. một bình tràn.

C. một bình chia độ có kích thước sao cho vật rắn có thể bỏ lọt vào bình.

D. một ca đong.

Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước và có thể chìm hoàn toàn trong nước chỉ cần một bình chia độ có kích thước sao cho vật rắn có thể bỏ lọt vào bình.

⇒ Đáp án C

Bài 9: Nếu dùng bình chia độ để đo thể tích của một vật rắn thì trong trường hợp nào sau đây, thể tích của vật rắn được tính bằng công thức VR = VR + L – VL, trong đó VR là thể tích vật rắn, VR + L là thể tích do mực chất lỏng chỉ khi đã bỏ vật rắn chìm vào chất lỏng trong bình, VL là thể tích chất lỏng trong bình.

A. Vật rắn thấm nước và chìm một phần trong chất lỏng.

B. Vật rắn thấm nước và chìm hoàn toàn trong chất lỏng.

C. Vật rắn không thấm nước và chìm một phần trong chất lỏng.

D. Vật rắn không thấm nước và chìm hoàn toàn trong chất lỏng.

Nếu dùng bình chia độ để đo thể tích của một vật rắn thì trong trường hợp vật rắn không thấm nước và chìm hoàn toàn trong chất lỏng, thể tích của vật rắn được tính bằng công thức VR = VR + L – VL ⇒ Đáp án D

Bài 10: Khi thả một quả cam vào một bình tràn chứa đầy nước thì nước tràn vào một bình chia độ có GHĐ 300 cm3 và ĐCNN 5 cm3. Mực nước trong bình chia độ lên tới vạch số 215. Thể tích của quả cam bằng bao nhiêu?

A. 215 cm3B. 85 cm3

C. 300 cm3D. Cả A, B, C đều sai

Quả cam thường nổi một phần nên theo kết quả trên nước tràn ra 215 cm3 không phải là thể tích quả cam.

⇒ Đáp án D

Video liên quan

Chủ Đề