Giải khoa học tự nhiên lớp 6 bài 23: tổ chức cơ thể đa bào

Haylamdo biên soạn lời giải vở thực hành Khoa học tự nhiên 6 bộ sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết bám sát Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6 Tập 2 sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Khoa học tự nhiên 6.

Giải khoa học tự nhiên lớp 6 bài 23: tổ chức cơ thể đa bào

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào - Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6 giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà và học tốt hơn môn Khoa học tự nhiên 6.

Giải khoa học tự nhiên lớp 6 bài 23: tổ chức cơ thể đa bào

Hướng dẫn Giải KHTN 6 Bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào chi tiết, đầy đủ nhất, bám sát nội dung bộ SGK Kết nối tri thức, giúp các em học tốt hơn.

Mở đầu

Em không thể chiến thắng một trận bóng đá nếu chỉ đá một mình. Làm việc theo nhóm thường hiệu quả hơn làm việc cá nhân. Trong cơ thể, các tế bào hoạt động theo cách đó. Vậy, các tế bào được tổ chức và phối hợp hoạt động với nhau như thế nào trong cơ thể đa bào?

Trả lời:

Trong cơ thể đa bào, các tế bào được tổ chức và phối hợp qua một số cấp tổ chức (tế bào --> mô --> cơ quan --> hệ cơ quan) để tạo thành cơ thể.

I. Các cấp tổ chức của cơ thể đa bào

1. Quan sát hình 2.1 viết sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cấp tổ chức của cơ thể từ thấp đến cao.

2. Quan sát hình 2.2 rồi thực hiện các yêu cầu dưới đây:

a) Gọi tên các cấp tổ chức cơ thể tương ứng với các hình từ A tới E cho phù hợp.

b) Nêu tên cơ quan của động vật và thực vật được minh họa ở hình.

Hướng dẫn giải:

1. Các cấp tổ chức của cơ thể từ thấp đến cao là:

Tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể

2. a) A. Tế bào

B. Mô

C. Cơ quan

D. Cơ thể

E. Quần thể

b) Tên cơ quan của động vật và thực vật được minh họa ở hình:

- Với cá cóc: tim

- Với cây sâm: lá, thân, củ

II. Từ tế bào tạo thành mô

Quan sát hình 2.3 và 2.4 nêu một số mô ở người và ở thực vật.

Hướng dẫn giải:

- Ở người: mô liên kết, mô cơ, mô biểu bì

- Ở thực vật: mô mạch gỗ, mô biểu bì, mô mạch rây

III. Từ mô tạo thành cơ quan

1. Quan sát hình 2.5 thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi:

a) Xác định vị trí các cơ quan trong cơ thể người

b) Chức năng của các cơ quan được chú thích trong hình là gì?

2. Quan sát hình 2.6, hãy gọi tên các cơ quan tương ứng với các chữ cái từ A đến D, ghép tên mỗi cơ quan đó với chức năng phù hợp được mô tả dưới đây:

1. Nâng đỡ cơ thể và vận chuyển các chất dinh dưỡng.

2. Tổng hợp các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

3. Hút nước và chất khoáng cho cơ thể.

4. Tạo ra quả và hạt.

Hướng dẫn giải:

1. a) Học sinh nhìn hình vẽ và tự xác định vị trí của các cơ quan.

b) Timlà bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàncủađộng vật, vớichức năngbơm đều đặn để đẩy máu theo các động mạch và đem dưỡng khí và các chất dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể, đồng thời loại bỏ các chất thải trong quá trình trao đổi chất.

Chức năngchínhcủa phổilà giúp oxy trong không khí chúng ta hít thở, đi vào tế bào máu (hồng cầu). Sau đó tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể. Để cung cấp cho các tế bào trong các cơ quan nội tạng sử dụng.

Thận là một bộ phận quan trọngcủahệ tiết niệu và cũng cóchức nănghằng định nội môi như điều chỉnh các chất điện phân, duy trì sự ổn định axit-bazơ, và điều chỉnh huyết áp. Các quảthậnđóng vai trò là bộ lọc máu tự nhiên trong cơ thể, và các chất thải theo niệu quản được dẫn đến bàng quang để thải ra ngoài.

Dạ dày(còn gọi là bao tử) là một bộ phận trong hệ tiêu hóacủađộng vật. Ở nhiều động vật, và ở người, nó thực hiện haichức năngchính trong tiêu hoá là: Nghiền cơ học thức ăn, thấm dịch vị. Phân huỷ thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị.

Ruột cóchức năngnhận thức ăn đã được tiêu hóa và hấp thu từruộtnon. Nó hấp thụ nước và muối khoáng từ thức ăn và cùng với sự phân hủy cùng các vi khuẩn tạo bã thức ăn thành phân, khi đủ lượng đại tràng sẽ co bóp tạo nhu động và bài tiết phân qua trực tràng, phần cuối cùngcủađại tràng gần hậu môn.

2.

A. Hoa

B. Lá

C. Thân

D. Rễ

Ghép: A - 4 ; B - 2 ; C - 1 ; D - 3

IV. Từ cơ quan tạo thành hệ cơ quan

Tìm hiểu một hệ cơ quan ở người và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Hệ cơ quan đó có những cơ quan nào?

2. Nêu chức năng của hệ cơ quan đó đối với cơ thể.

Hướng dẫn giải:

Hệ cơ quan: Hệ tuần hoàn

1. Hệ tuần hoàn gồm có tim và hệ mạch

2. - Tim co bóp đẩy máu và hệ mạch

- Hệ mạch đưa máu đi khắp cơ thể

  • Bài 23.1 trang 38 sách bài tập KHTN 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống

    a) Viết sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cấp tổ chức của cơ thể đa bào từ thấp đến cao. b) Hoàn thành tên các cấp tổ chức của cơ thể trong Hình 23.1. c) Viết sơ đồ thể hiện các cấp cấu tạo của cơ thể thực vật.

    Xem lời giải

  • Bài 23.2 trang 39 sách bài tập KHTN 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống

    Hãy viết tên các hệ cơ quan được thể hiện trong Hình 23.2 cho phù hợp.

    Xem lời giải

  • Quảng cáo

  • Bài 23.3 trang 40 sách bài tập KHTN 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống

    Đánh dấu ✓ vào ô trống trước các ý đúng

    Xem lời giải

  • Bài 23.4 trang 41 sách bài tập KHTN 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống

    Hãy tìm hiểu về sự ảnh hưởng khi một số cơ quan trong cơ thể (như : dạ dày, tim, phổi,..) bị tổn thương tới cơ thể chúng ta và đưa ra các chăm sóc để các cơ quan đó khỏe mạnh theo bảng gợi ý dưới đây.

    Xem lời giải

>> (Hot) Đã có SGK lớp 7 kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều năm học mới 2022-2023. Xem ngay!