Đề bài - bài 69 trang 88 sgk toán 7 tập 2

Cho hai đường thẳng phân biệt không song song \[a\] và \[b\], điểm \[M\] nằm bên trong hai đường thẳng này. Qua \[M\] lần lượt vẽ đường thẳng \[c\] vuông góc với \[a\] tại \[P\], cắt \[b\] tại \[Q\] và đường thẳng \[d\] vuông góc với \[b\] tại \[R,\] cắt \[a\] tại \[S.\] Chứng minh rằng đường thẳng qua \[M,\] vuông góc với \[SQ\] cũng đi qua giao điểm của \[a\] và \[b.\]

Đề bài

Cho hai đường thẳng phân biệt không song song \[a\] và \[b\], điểm \[M\] nằm bên trong hai đường thẳng này. Qua \[M\] lần lượt vẽ đường thẳng \[c\] vuông góc với \[a\] tại \[P\], cắt \[b\] tại \[Q\] và đường thẳng \[d\] vuông góc với \[b\] tại \[R,\] cắt \[a\] tại \[S.\] Chứng minh rằng đường thẳng qua \[M,\] vuông góc với \[SQ\] cũng đi qua giao điểm của \[a\] và \[b.\]

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng tính chất ba đường cao của tam giác.

Lời giải chi tiết

Vì \[a\] và \[b\] không song song nên giả sử chúng cắt nhau tại \[A.\]

Xét \[ΔAQS\] có:

\[QP AS\] [vì \[QP a\]] nên \[QP\] là đường cao của tam giác \[AQS\]

\[SR AQ\] [vì \[SR b\]]nên \[SR\] là đường cao của tam giác \[AQS\]

Ta có \[QP\] và \[RS\] cắt nhau tại \[M.\] Vậy \[M\] là trực tâm của \[ΔAQS.\]

\[ \Rightarrow\] Đường thẳng đi qua \[M\] và vuông góc với \[QS\] tại \[H\] sẽ là đường cao thứ ba của \[ΔAQS.\]

Vậy \[MH\] phải đi qua đỉnh \[A\] của \[ΔAQS\] hay đường thẳng vuông góc với \[QS\] đi qua giao điểm của \[a\] và \[b\] [điều phải chứng minh].

Video liên quan

Chủ Đề