Đây các kim loại nào sau đây có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện

Trần Anh

Kim loại nào sau đây có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là A. Na và Cu B. Mg và Zn C. Fe và Cu

D. Ca và Fe

Tổng hợp câu trả lời (1)

Đáp án C Phương pháp nhiệt luyện là khử oxit của các kim loại yếu thành kim loại và chỉ áp dụng được cho các kim loại yếu từ Zn trở đi ( sau Al )

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Trong máu người luôn chứa một tỉ lệ glucozơ không đổi là: A. 0,02%. B. 0,01%. C. 1,00%. D. 0,10%.
  • Điện phân nóng chảy hoàn toàn 5,96 gam MCln, thu được 0,04 mol Cl2. Kim loại M là A. Na. B. Ca. C. K. D. Mg.
  • Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối nhỏ B. Xenlulozơ có phân tử khối nhỏ hơn tinh bột C. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối bằng nhau D. Xenlulozơ và tinh bột đều có phân tử khối rất lớn, nhưng phân tử khối của xenlulozơ lớn hơn nhiều so với tinh bột.
  • Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức và thường có công thức chung là Cn(H2O)n. B. Cacbohiđrat được chia thành ba nhóm chủ yếu là: monosaccarit, đisaccarit, polisaccarit. C. Monosaccarit là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất không thể thủy phân được. D. Đisaccarit là nhóm cacbohiđrat mà khi thủy phân mỗi phân tử sinh ra hai phân tử monosaccarit.
  • Cho PTHH: FeSO4 + H2SO4 (đ/n) → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O Tổng hệ số của phương trình phản ứng là A. 6. B. 8. C. 9. D. 10.
  • Tại một hồ nuôi cá người ta thấy có 2 loài cá chuyên ăn động vật nổi, một loài sống ở nơi thoáng đãng, một loài thì luôn sống nhờ các vật trôi nổi trong nước, chúng cạnh tranh gay gắt. Người ta tiến hành thả vào hồ một ít rong với mục đích chính là: A. Giảm sự cạnh tranh giữa 2 loài. B. Tăng hàm lượng oxi trong nước nhờ sự quang hợp của rong. C. Rong làm nguồn thức ăn cho cá. D. Giúp giữ độ pH của nước trong hồ ổn định.
  • Kim loại nào sau đây phản ứng với nước dễ dàng ở nhiệt độ thường? A. Be. B. Al. C. K. D. Mg.
  • Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp Mg và Fe bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được 11,2 lít khí (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan ? A. 40g. B. 50g. C. 55,5g. D. 45,5g.
  • Cation M+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng 2s22p6 là: A. K+ B. Na+ C. Rb+ D. Li+
  • Kim loại nào sau đây hòa tan trong nước ở nhiệt độ thường? A. Mg. B. K. C. Ag. D. Cu.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm

Câu hỏi:Trong công nghiệp kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện?

A. Mg.

B. Fe.

C. Na.

D. Al.

Lời giải:

Đáp án:B. Fe

Trong công nghiệp, kim loạiđược điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là Fe.

Giải thích:

Phạm vi sử dụng của phương pháp nhiệt luyện là: Thường dùng trong công nghiệp với kim loại có tính khử trung bình và yếu (sau Al).

→ Chọn B. Fe

Kiến thức mở rộng

- Nguyên tắc của phương pháp nhiệt luyện là dùng chất khử C, CO, H2, Al, NH3... khử oxit kim loạisau Alở nhiệt độ cao thành kim loại đơn chất.

- Phương pháp này thường dùng để điều chế các kim loại trung bình (với các kim loại yếu chỉ cần đun nóng oxit đã tự phân hủy thành kim loại và oxi).

Phương pháp nhiệt luyện là một trong các phương pháp điều chế kim loại. Ngoài ra, còn có nhiều phương pháp điều chế kim loại Có thể tham khảo như:

Phương pháp thủy luyện

– Phương pháp thủy luyện còn gọi là phương pháp ướt, được dùng để điều chế những kim loại có độ hoạt động hóa học thấp như Au, Ag, Hg, Cu…

– Cơ sở của phương pháp này là dùng những dung dịch thích hợp, như dung dịch H2SO4, NaOH, NaCN…để hòa tan kim loại hoặc hợp chất của kim loại và tách ra khỏi phần không tan có trong quặng. Sau đó các ion kim loại trong dung dịch được khử bằng kim loại có tính khử mạnh hơn, như Fe, Zn…

Ví dụ 1:

Người ta điều chế Ag bằng cách nghiền nhỏ quặng bạc sunfua Ag2S, xử lí bằng dung dịch NaCN, rồi lọc để thu được dung dịch muối phức bạc:

Ag2S + 4NaCN → 2Na[Ag(CN)2] + Na2S

Sau đó, ion Ag+ trong phức được khử bằng kim loại Zn:

Zn + 2Na[Ag(CN)2] → Na2[Zn(CN)4] + 2Ag

Ví dụ 2:

Vàng lẫn trong đất đá có thể hòa tan dần trong dung dịch NaCN cùng với oxi của không khí, được dung dịch muối phức của vàng:

4Au + 8NaCN + O2+ 2H2O → 4Na[Au(CN)2] + 4NaOH

Sau đó, ion Au3+trong phức được khử bằng kim loại Zn:

Zn + 2Na[Au(CN)2] → Na2[Zn(CN)4] + 2Au

Phương pháp nhiệt luyện

– Phương pháp nhiệt luyện được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp để điều chế những kim loại có độ hoạt động hóa học trung bình như Zn, Cr, Fe, Sn, Pb,…

– Cơ sở của phương pháp này là khử những ion kim loại trong các hợp chất ở nhiệt độ cao bằng các chất khử mạnh như C, CO, H2hoặc Al, kim loại kiềm hoặc kiềm thổ

Ví dụ:

PbO + C→ Pb + CO

Fe2O3+ 3CO→ 2Fe + 3CO2

WO3+ 3H2→ W + 3H2O

TiCl4+ 4Na→ Ti + 4NaCl

V2O5+ 5Ca→ 2V + 5CaO

Các phản ứng dùng kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ làm chất khử đều phải thực hiện trong môi trường khí trơ hoặc chân không

– Trường hợp quặng là sunfua kim loại như Cu2S, ZnS, FeS2…thì phải chuyển sunfua kim loại thành oxit kim loại. Sau đó khử oxit kim loại bằng chất khử thích hợp Ví dụ với ZnS:

2ZnS + 3O2 → 2ZnO + 2SO2

ZnO + C→ Zn + CO

– Đối với kim loại khó nóng chảy như Cr, người ta dùng Al làm chất khử (phản ứng nhiệt nhôm). Phản ứng nhiệt nhôm tỏa nhiệt mạnh, lượng nhiệt tạo ra được sử dụng để đun nóng chảy Cr2O3, nhờ vậy giảm được chi phí cho nhiên liệu:

Cr2O3+ 2Al→ 2Cr + Al2O3

– Đối với những kim loại kém hoạt động như Hg, Ag chỉ cần đốt cháy quặng cũng thu được kim loại mà không cần dùng chất khử

HgS + O2 → Hg + SO2

Phương pháp điện phân

– Phương pháp điện phân là phương pháp vạn năng, được dùng để điều chế hầu hết các kim loại, từ những kim loại có độ hoạt động hóa học cao đến trung bình và thấp

– Cơ sở của phương pháp này là dùng dòng điện một chiều để khử các ion kim loại. Tác nhân khử là cực ( – ) mạnh hơn nhiều lần tác nhân khử là chất hóa học

– Điều chế kim loại có tính khử mạnh như Li, Na, K, Al…bằng cách điện phân những hợp chất (muối, bazơ, oxit) nóng chảy của chúng

Ví dụ: Sơ đồ thùng điện phân NaCl nóng chảy để điều chế Na

– Nguyên liệu là NaCl tinh khiết

– Cực dương làm bằng than chì, cực âm bằng thép

– Điều chế kim loại có tính khử trung bình và yếu như Zn, Cu,..bằng cách điện phân dung dịch muối của chúng (xem thêm bài điện phân)

Ví dụ:ZnBr2→ Zn + Br2

2CuSO4+ 2H2O→ 2Cu + 2H2SO4+ O2