Đau sợi gân cổ tay sưng lên là bệnh gì

Gân là bộ phận nối giữa xương và cơ, chúng có nhiệm vụ giúp truyền lực cho các hoạt động từ cơ đến xương, khớp, gân có vai trò quan trọng giúp các khớp vận động. Viêm bao gân là tình trạng tổn thương gân ở một hoặc nhiều vị trí. Viêm bao gân có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào, đặc biệt hay gặp ở các vị trí khớp vận động nhiều như: Vai, gối, khuỷu tay, gót chân...

Nội dung

Cổ tay có thể nói là vị trí hay bị viêm bao gân nhất do đây là vị trí có nhiều gân, hoạt động nhiều với các động tác phức tạp, vị trí các gân bám xương lộ ngay sát bề mặt da nên dễ bị tổn thương nhất.

Viêm bao gân cổ tay là tình trạng viêm bao gân ở cổ tay, bệnh làm ảnh hưởng đến các xương, khớp ở vùng cổ tay, chúng gây đau, hạn chế vận động của cổ tay.

2. Nguyên nhân gây viêm bao gân cổ tay

- Nguyên nhân gây viêm bao gân thường do các nguyên nhân cơ học: Hoạt động, vận động quá mức, lặp đi lặp lại ở cùng một vị trí, cử động sai tư thế hoặc do chơi thể thao, các hoạt động đối kháng...

- Một số nhiễm trùng ở gân, cơ.

- Ngoài ra còn do các nguyên nhân liên quan đến bệnh lý như: Người bị viêm khớp dạng thấp, thoái hóa gân ở người già, các rối loạn chuyển hóa: Gút, đái tháo đường…

3. Các triệu chứng của viêm bao gân cổ tay

Biểu hiện đầu tiên điển hình của viêm bao gân là sưng đau và hạn chế vận động vùng gân và khớp bị tổn thương. Tùy thuộc vào vị trí bao gân và vị trí khớp bị tổn thương mà bệnh nhân có các biểu hiện bệnh khác nhau.

Viêm bao gân cổ tay thường biểu hiện dưới 2 dạng tổn thương sau:

Hội chứng De quervain

- Thường xuất hiện ở viêm bao gân mỏm trâm quay. Đây là vị trí nhô ra ngoài cùng của xương quay, có thể sờ thấy dễ dàng dưới da, và là chỗ bám của các cơ giúp hoạt động ngón tay cái: Cơ dạng dài ngón cái và cơ duỗi ngắn ngón cái, do đó còn gọi là viêm bao gân cơ dạng dài và cơ duỗi ngắn ngón cái.

Hội chứng De quervain có các triệu chứng:

- Sờ vào thấy nóng, ấn thấy đau tăng lên, có thể có điểm đau khu trú, có thể xuất hiện dịch bao quanh gân khi siêu âm vùng cổ tay.

- Sưng, đỏ, nóng và đau vùng mỏm trâm xương quay ở cổ tay, đau âm ỉ, liên tục và đau tăng lên khi vận động ngón tay cái. Đặc biệt đau khi duỗi ngón tay, đau có thể lan theo cơ lên vùng ngoài của cẳng tay…

- Ngón cái khi vận động ngón có thể phát ra tiếng kêu lạo xạo, khi thực hiện các động tác của ngón tay cái cảm giác bị dính lại hoặc giật cục…

Nếu để tình trạng kéo dài mà không được điều trị đúng có thể gây xơ gân và gây ra các rối loạn về vận động ảnh hưởng tới cảm giác của cổ tay, ngón tay, đặc biệt là ngón tay cái.

Hội chứng ống cổ tay

Hay còn gọi là hội chứng đường hầm cổ tay là biểu hiện của tổn thương dây thần kinh giữa bị chèn ép, do các bao gân bị viêm trong ống cổ tay.

Đau sợi gân cổ tay sưng lên là bệnh gì

Hội chứng ống cổ tay gây ra chèn ép dây thần kinh giữa.

Các biểu hiện viêm bao gân cổ tay và chèn ép dây thần kinh giữa:

- Chèn ép dây thần kinh giữa: Các cảm giác và vận động của dây thần kinh giữa chi phối sẽ bị ảnh hưởng. Mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào mức độ bị chèn ép, với các biểu hiện hay gặp:

  • Rối loạn cảm giác của mặt gan tay của ngón cái, trỏ và ngón nhẫn, đặc biệt là các đầu ngón làm hạn chế vận động các cơ vùng mô ngón cái.
  • Đau có thể lan theo dây thần kinh giữa lên cánh tay, cẳng tay thậm chí là vùng vai gáy.

- Viêm bao gân cổ tay:

  • Cổ tay bị viêm sưng, nóng hơn bên còn lại;
  • Đau và hạn chế vận động cổ tay bị viêm;
  • Đau tăng khi ấn vào hoặc bưng bê vật nặng;
  • Đau thường tăng về đêm…

Nếu để tình trạng kéo dài có thể gây các biến chứng như teo cơ ngón cái, mất cảm giác bàn tay, biến dạng cổ tay, bàn tay…

4. Chẩn đoán và điều trị viêm bao gân cổ tay

Đau sợi gân cổ tay sưng lên là bệnh gì

Có thể chỉ định tiêm corticosteroid để điều trị viêm bao gân cổ tay.

Để phát hiện bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra chỗ đau hay nghi ngờ bị viêm. Trong một số trường hợp, có thể làm một số xét nghiệm như siêu âm hoặc chụp MRI để loại trừ nguyên nhân viêm khớp

- Điều trị viêm bao gân cổ tay với mục đích giảm viêm, đau bằng cách sau và kết hợp với nghỉ ngơi để gân, cơ mau chóng hồi phục.

- Sử dụng khăn ấm hoặc mát để chườm lên vùng bị viêm để giảm đau.

- Dùng nẹp để cố định gân ở vị trí viêm bao gân hoặc bó bột để giữ cho gân ổn định

- Bác sĩ sẽ sử dụng một số loại thuốc kháng viêm không steroid hoặc tiêm corticosteroid

- Cần phẫu thuật nếu phát hiện tình trạng hiếm gặp: nhiễm trùng ở bao gân cổ tay

- Điều trị các bệnh lý gây bệnh như: viêm khớp dạng thấp, Gout…

- Cần thực hiện một số bài tập vận động để tăng sức mạnh cho gân, cơ

5. Phòng ngừa bệnh thế nào?

Một số vấn đề cần chú ý trong việc sinh hoạt, vận động hàng ngày mà người bệnh cần lưu ý để phòng tránh bệnh: