Cúng giao thừa 2023 màu gì

Cúng Giao thừa là một nghi thức không thể thiếu vào mỗi dịp Tết Nguyên đán của các gia đình Việt Nam. Lễ cúng Giao thừa còn được gọi là Trừ tịch, tức là trừ khử ma quỷ, những điều xui xẻo, không may mắn của năm cũ để chuẩn bị đón một năm mới tốt đẹp hơn.

Do đó, lễ cúng Giao thừa sẽ thường được thực hiện vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới âm lịch. Nghi lễ cúng Giao thừa năm Quý Mão 2023 cần được tiến hành vào giờ Tý (vào 23h), thời điểm tốt nhất là vào giờ chính Tý (0h) và kết thúc trước 1h ngày mùng 1 Tết.

Cúng vị thần nào trong Giao thừa Tết Quý Mão 2023?

Theo bảng "phân công công việc" của các vị thần trong 12 năm, năm Quý Mão 2023, trần gian sẽ được trông coi bởi Trịnh Vương hành khiển, Thạch Tinh hành binh chi thần, Liễu Tào phán quan.

Cúng giao thừa 2023 màu gì

Lễ cúng Giao thừa còn được gọi là Trừ tịch, tức là trừ khử ma quỷ, những điều xui xẻo, không may mắn của năm cũ để chuẩn bị đón một năm mới tốt đẹp hơn.

Khi cúng giao thừa ngoài trời, các gia đình phải khấn đúng danh vị của các vị quan hành khiển, hành binh và phán quan, đồng thời sắm áo mão cho họ đúng với màu của năm ấy. 

Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời gồm có: 1 con gà trống hoa luộc nguyên con có mào cờ, mỏ ngậm bông hoa hồng, 1 đĩa xôi gấc (hoặc bánh chưng), bánh kẹo, 1 mâm ngũ quả, rượu, trà, quả cau, lá trầu, 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, nhang, đèn…

Ngoài ra, mâm cỗ cũng bao gồm các vật phẩm quần áo, mũ, ủng quan Thần linh cùng với vàng, tiền. Năm Quý Mão 2023 thuộc hành Kim nên bạn có thể chuẩn bị quần áo, mũ, ủng màu vàng sẫm, nâu đất,...

Cũng có gia đình làm cỗ ngọt và chay cùng hương, hoa, đèn nến, bánh kẹo, mứt Tết và các loại đồ uống khác.

Tùy điều kiện mỗi gia đình có thể sắm lễ vật khác nhau, có thể chỉ là đĩa thịt lợn luộc, cần nhất vẫn là lòng thành, các vị hành khiển chỉ cần chứng nhận qua chén rượu, nén hương... miễn sao trong đó chứa đựng tấm lòng thành kính.

12 vị quan hành khiển

Dân gian tin rằng mỗi năm, trên trời sẽ cử xuống 1 vị quan hành khiển trông coi việc trần gian. Thiên đình có 12 vị hành khiển tương ứng với 12 con giáp để trông coi việc hạ giới trong năm đó. Cứ đến đêm giao thừa, vị hành khiển mới sẽ xuống trần, nhận bàn giao công việc để vị hành khiển cũ về trời. Các quan việc công bận rộn, trong khi thời khắc chuyển giao qua nhanh nên họ không thể ghé vào nhà nhận lễ vật của người trần. Vì vậy mọi người bày mâm cúng ngoài trời để tiễn đưa hành khiển cũ và đón rước hành khiển mới.

Trong 1 năm ở tại dương gian, vị hành khiển đương nhiệm xem xét mọi việc tốt xấu của từng người, từng gia đình, làng xóm, huyện tỉnh đến quốc gia để cuối năm về trời tâu lên Ngọc hoàng định công luận tội. Giúp việc cho hành khiển là phán quan, có nhiệm vụ ghi chép công, tội của mọi người, mọi gia đình, làng xóm...

Cúng giao thừa 2023 màu gì

Dân gian tin rằng mỗi năm, trên trời sẽ cử xuống 1 vị quan hành khiển trông coi việc trần gian.

Có tất cả 12 vị hành khiển thay nhau xuống trần trong 12 năm, sau đó quay vòng trở lại, đi cùng có 12 vị thần hành binh và 12 vị phán quan. Người xưa tin rằng, các vị hành khiển này mỗi thần một tính, có vị nhân từ độ lượng, có vị uy vũ khắc nghiệt, tuy là thần nhưng cũng hỷ nộ ái ố đủ cả. Thế nên ngoài việc ăn ở đúng luật trời, nhân gian còn cố gắng lấy lòng các vị bằng việc đảm bảo lễ nghi cúng tế.

Trong vũ trụ có sao Mộc mà phương Đông gọi là sao Thái Tuế, 12 năm quanh hết một vòng mặt trời, hàng năm đi ngang qua một cung trên đường hoàng đạo, ứng với 12 cung từ Tý đến Hợi. Khi sao Mộc đi vào cung Tý năm đó gọi là năm Tý, đến cung Sửu năm đó là năm Sửu. Người xưa thần linh hoá ngôi sao khi đi qua 12 cung hoàng đạo này thành các vị thần.

Lưu ý: Tùy vào quan niệm và phong tục từng vùng miền, cũng như điều kiện của từng gia đình mà mâm cúng có thể có những món lễ vật khác nhau. Cái cốt lõi vẫn ở tấm lòng thành kính.

Cúng giao thừa 2023 màu gì
 

4. Cúng lễ giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước?


Rất nhiều người thắc mắc nên cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước? Câu trả lời chuẩn xác nhất đó là nên tiến hành làm lễ cúng ngoài trời trước, lễ cúng trong nhà sau.

Nguyên nhân là bởi lễ cúng khấn giao thừa ngoài trời có ý nghĩa “nghênh tân, tiễn cựu”, tức là đón vị quan hành khiển mới về và tiễn vị quan cũ đi.


4.1 Cúng giao thừa trong nhà


Cúng giao thừa trong nhà nghi lễ thể hiện tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có từ lâu đời. Nó là đạo nghĩa uống nước nhớ nguồn và là một hình thức lưu giữ sợi dây gắn bó giữa các thành viên, là sự tưởng nhớ của con cháu đối với thế hệ đi trước.
 

4.2 Cúng giao thừa ngoài trời


Nghi lễ cúng giao thừa ngoài trời nhằm mục đích chính là tiễn đưa vị thần năm cũ và chào đón vị thần năm mới tới chăm lo việc cho nhân dân. 

Trong khoảng thời gian này, các vị hành khiển đi trên đường đều rất vội vàng, nên chỉ đi lướt qua mỗi hộ gia đình, vì thế mà mâm cỗ cúng thường để ở ngoài sân (hoặc ngay gần lối vào nhà).

4.2 Cúng lễ giao thừa ngoài trời quay về hướng nào?


Năm 2023, Hỷ thần ở hướng Tây Bắc, Tài thần cũng ở hướng Tây Nam. Vì thế, gia chủ có thể nhằm vào hướng này mà cúng khấn.

 

Lưu ý: Người đứng khấn cần quay mặt về hướng Tây Bắc hoặc Tây Nam mà cúng chứ không nhất thiết phải đặt mâm cỗ (con gà, đĩa xôi…) về hướng đó.

 

Ngoài ra, theo quan niệm dân gian, việc bàn giao tiếp nhận công việc của các vị thần trong thời điểm này diễn ra rất khẩn trương, các vị ấy chỉ có thể ăn vội vàng hoặc đi ngang qua chứng kiến tấm lòng của gia chủ. Vì vậy mâm cỗ cúng giao giao thừa ngoài trời thường đặt ngay cửa chính.

 

Còn hướng mâm lễ cúng nên đặt hướng Bắc hoặc hướng Đông tùy theo từng gia đình. Theo quan niệm dân gian, hướng Bắc là nơi Thượng Đế ngự còn hướng Đông thể hiện việc cúng Thiên Tử. 
 

4.3 Nhà chung cư có cần cúng khấn giao thừa ngoài trời hay không?


Theo quan niệm dân gian, đối tượng mà nghi lễ cúng ngoài trời hướng tới là “Thiên”, tức Ông Trời và quan Hành Khiển được phân nhiệm vụ trông coi nhân gian trong năm đó. Do vậy, nghi thức này phải được thực hiện ở nơi vừa có đất, vừa có trời.

 

Những gia đình ở chung cư muốn cúng khấn giao thừa ngoài trời thì có thể xuống sân của tòa chung cư, chứ không nên làm lễ cúng ở tầng thượng hoặc ngay ngoài hành lang của nhà mình.

Vì thế, với nhà chung cư, việc cúng khấn giao thừa ngoài trời là không nhất thiết.

Xem lý giải chi tiết tại bài viết: Chung cư có cần cúng giao thừa ngoài trời không?
 

5. Sắm lễ cúng giao thừa đúng chuẩn

 - Đối với lễ trong nhà


Xét về mâm cỗ cúng lễ giao thừa, lễ vật cúng trong nhà gồm lễ chay và lễ mặn:

  • Lễ chay gồm có hương, hoa, đèn nến, các loại bánh kẹo, mứt Tết, rượu, bia, nước ngọt hoặc các loại đồ uống khác.
  • Lễ mặn gồm gà trống, bánh chưng, giò chả, xôi gấc… và các món mặn khác tùy theo mỗi gia đình.

- Đối với lễ ngoài trời 


Tùy vào quan niệm và phong tục từng vùng miền, cũng như điều kiện của từng gia đình mà mâm cúng có thể có những món lễ vật khác nhau.

 

Tuy nhiên về cơ bản, các lễ chủ yếu gồm:

  • 3 cây nhang
  • 1 con gà trống luộc
  • 1 đĩa bánh chưng
  • 1 đĩa muối
  • 1 đĩa gạo
  • Bánh kẹo
  • Hoa quả
  • Trầu cau
  • Rượu, nước
  • Vàng mã, bài vị quan hành khiển của năm

Trong các lễ vật kể trên, gà trống là món lễ không thể thiếu, được các gia đình vô cùng chú trọng, đặc biệt là cách bày gà quay đầu vào trong hay ra ngoài. 


Cúng khấn giao thừa là tiễn đưa quan quân cai quản năm cũ và chào đón quan quân cải quản năm mới. Do đó, khác với gà cúng gia tiên trong nhà, với mâm cúng đêm giao thừa ở ngoài trời, nên đặt đầu gà quay ra ngoài để đón quan Tân niên Hành khiển cai quản năm mới đi qua.

Cách đặt này còn có ý nghĩa gọi mặt trời chiếu vào nhà mình.

Riêng về mâm cỗ cúng lễ giao thừa đúng chuẩn ra sao, xem chi tiết ở bài viết:

Cúng giao thừa 2023 màu gì
Mâm cỗ cúng lễ Giao thừa gồm những gì?
Một năm mới nữa lại sắp tới, để tiễn năm cũ, đón năm mới, không thể thiếu được lễ cúng lễ giao thừa. Chuẩn bị mâm cỗ cúng lễ giao thừa thế nào cho đúng, cho đủ chắc

6. Văn khấn giao thừa Tết Quý Mão 2023

6.1 Văn khấn cúng Giao thừa trong nhà Tết Quý Mão


Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

 

Kính lạy: 

  • Đức Đương Lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật
  • Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị tôn thần
  • Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần
  • Các cụ tổ tiên nội ngoại chư vị tiên linh

Nay phút giao thừa giữa năm Nhâm Dần và Quý Mão

Chúng con là: ……………………Tuổi……………

Hiện cư ngụ tại:....................................................

 

Phút giao thừa vừa tới, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dâng Phật- Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

 

Chúng con kính mời:

 

Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ Địa, Hỷ Thần, Phúc Đức Chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.

 

Con lại kính mời, các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội tộc, ngoại tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng hâm hưởng lễ vật. 

 

Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo thụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

 

Nguyện cho chúng con, tân niên khang thái, ngày đêm tốt lành, thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng. 

 

Tâm thành cầu nguyện, lễ bạc tiến dâng, cúi xin chứng giám.

 

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

 

6.2 Văn khấn cúng Giao thừa ngoài trời Tết Quý Mão


Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần) 

 

Kính lạy:

  • Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật
  • Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn Thần.
  • Ngài Cựu Niên Sở Vương hành khiển, Biểu Tào phán quan.
  • Tân niên Ngô Vương hành khiển; Hứa Tào phán quan năm………
  • Bản xứ Thổ địa phúc đức chính thần, Ngũ phương long mạch điền chủ tiếp dẫn tài thần

Nay là phút giao thừa giữa năm Nhâm Dần và Quý Mão

 

Chúng con là................., tuổi:...........

Ngụ tại ..............................................

 

Phút thiêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khai thái, vạn tượng canh tân. Nay Ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Thượng Đế giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều đế khuyết, lưu phúc lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án. Cúng dâng Phật Thánh, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh. 

 

Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên Đương cai, Ngài Tân niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, Ngài Bản cảnh Thành Hoàng, Chư vị Đại Vương, Ngài Bản xứ Thần Linh Thổ Địa, Phúc Đức Chính Thần, các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, Bản gia Táo Quân và chư vị Thần Linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật. 

 

Nguyện cho tín chủ: Minh niên khang thái, trú dạ cát tường. Thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng.

 

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Nam mô Bồ tát Ma ha tát đại chứng minh.


(Lạy 3 lạy)

7. Ai cúng giao thừa trong gia đình sẽ mang lại may mắn?


Ai cúng khấn giao thừa sẽ may mắn? Theo tập quán Việt Nam, người đứng ra chủ trì tất cả các lễ của năm mới từ lễ cúng lúc giao thừa, cúng đầu năm mới…đều phải là người trạch chủ trong gia đình, tức người đàn ông trong gia đình.

 

Nhưng thời nay, nam nữ bình quyền, đàn ông hay phụ nữ đều có thể đứng ra tiến hành các nghi lễ. Tuy nhiên, yêu cầu dù nam hay nữ hành lễ cúng phải tịnh thân.

 

Tức là, trước khi làm lễ phải tắm rửa sạch sẽ, việc quan hệ vợ chồng phải giữ từ 2 hôm trước để cho thân sạch. Không ăn những món tứ linh, không ăn cá chép, thịt chó, thịt mèo, thịt rùa… để tránh phạm ngũ phương long mạch ninh thần.

 

Người phụ nữ cần phải để ý đến chu kỳ kinh nguyệt để tránh làm các lễ lớn, đặc biệt là lễ cúng khấn đêm giao thừa.

 

Tư thế cúng đúng chuẩn:


- Với đàn ông:

Đàn ông khi hành lễ đứng thẳng theo thế nghiêm, chắp hai tay trước ngực và giơ cao lên ngang trán, cúi mình xuống, đưa hai bàn tay đang chắp xuống gần tới mặt chiếu hay mặt đất thì xòe hai bàn tay ra đặt nằm úp xuống, đồng thời quì gối bên trái rồi gối bên phải xuống đất, và cúi rạp đầu xuống gần hai bàn tay theo thế phủ phục.

 

Sau đó cất người lên bằng cách đưa 2 bàn tay chắp lại để lên đầu gối trái lúc bấy giờ đã co lên và đưa về phía trước ngang với đầu gối chân phải đang qùy để lấy đà đứng dậy, chân phải đang qùy cũng theo đà đứng lên để cùng với chân trái đứng ở thế nghiêm như lúc đầu. Theo đó lạy tiếp cho đủ số lạy, lạy xong vái ba vái rồi lui ra.

 

Có thể quỳ bằng chân phải hay chân trái trước cũng được, tùy theo thuận chân nào thì quỳ chân ấy trước.

 

- Với phụ nữ:

Khi hành lễ thì ngồi trệt xuống đất để 2 cẳng chân vắt chéo về phía trái, bàn chân phải ngửa lên để ở phía dưới đùi trái. Nếu mặc áo dài thì kéo tà áo trước trải ngay ngắn về phía trước và kéo vạt áo sau về phía sau để che phần mông cho đẹp mắt.

Sau đó, chắp hai bàn tay lại để ở trước ngực rồi đưa cao lên ngang với tầm trán, giữ tay ở thế chắp đó mà cúi đầu xuống.

 

Khi đầu gần chạm mặt đất thì đưa 2 bàn tay đang chắp đặt nằm úp xuống đất và để đầu lên hai bàn tay. Giữ ở thế đó độ một hai giây, rồi dùng 2 bàn tay đẩy để lấy thế ngồi thẳng lên đồng thời chắp 2 bàn tay lại đưa lên ngang trán như lần đầu.

Theo đó lạy tiếp cho đủ số lạy cần thiết, xong đứng lên và vái ba vái rồi lui ra là hoàn tất thế lạy.

 

Hoặc có thể áp dụng thế lạy theo cách qùy cả 2 đầu gối xuống, để mông lên 2 gót chân, 2 tay chắp lại đưa cao lên đầu rồi giữ 2 tay ở thế chắp đó mà cúi mình xuống, khi đầu gần chạm mặt chiếu thì xòe 2 bàn tay ra úp xuống chiếu rồi để đầu lên hai bàn tay.

 

8. Kiêng kỵ đêm giao thừa 


Trước khi làm lễ cúng thỉnh ông bà tổ tiên về: Các thành viên trong gia đình nên có mặt đầy đủ, đồ cúng cần phải chu toàn. Đồng thời, cố gắng giữ hòa khí trong lúc này, không nên tranh cãi, nhớ bỏ qua lỗi lầm của nhau.

 

Sau khi cúng khấn mời ông bà tổ tiên về: Chỗ hai bên bàn thờ không ai được ngồi. Nếu ngồi ở đây thì cũng như đang tranh giành chỗ ngồi của tổ tiên.