Cử nhân thuộc nghành đào tạo giáo viên là gì năm 2024

Chuẩn trình độ đào tại hiện đang là mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều giáo viên. Dưới đây là tổng hợp các loại bằng cấp giáo viên các cấp nhất định phải có theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1. Giảng viên đại học công lập

Căn cứ Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT, giảng viên đại học công lập phải đáp ứng các yêu cầu về bằng cấp, chứng chỉ sau:

STT

Hạng

Yêu cầu bằng cấp, chứng chỉ

1

Hạng I

- Có bằng tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm, phù hợp với ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.

2

Hạng II

- Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, phù hợp với ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.

3

Hạng III

- Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, phù hợp với ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.

2. Giáo viên trung học phổ thông

Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT quy định giáo viên trung học phổ thông (THPT) phải đáp ứng các yêu cầu về bằng cấp, chứng chỉ sau:

STT

Hạng

Yêu cầu bằng cấp, chứng chỉ

1

Hạng III

- Có bằng cử nhân trở lên ngành đào tạo giáo viên.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo viên THPT.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng III (giáo viên mới được tuyển dụng thì phải có chứng chỉ trong 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng).

2

Hạng II

- Có bằng cử nhân trở lên ngành đào tạo giáo viên.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành giáo viên THPT.

- Có chúng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II.

3

Hạng I

- Có bằng thạc sĩ trở lên ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên THPT hoặc có bằng thạc sĩ trở lên ngành phù hợp hoặc có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng I.

Cử nhân thuộc nghành đào tạo giáo viên là gì năm 2024

3. Giáo viên trung học cơ sở

Giáo viên trung học cơ sở (THCS) phải đáp ứng các yêu cầu về bằng cấp, chứng chỉ theo quy định tại Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT như sau:

STT

Hạng

Yêu cầu bằng cấp, chứng chỉ

1

Hạng III

- Có bằng cử nhân trở lên ngành đào tạo giáo viên.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THCS.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng III (giáo viên trung học cơ sở mới được tuyển dụng thì phải có chứng chỉ trong 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng).

2

Hạng II

- Có bằng cử nhân trở lên ngành đào tạo giáo viên.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THCS.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II.

3

Hạng I

- Có bằng thạc sĩ trở lên ngành đào tạo giáo viên hoặc có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học hoặc có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng I

4. Giáo viên tiểu học

Căn cứ Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, giáo viên tiểu học cần có các loại bằng cấp, chứng chỉ sau:

STT

Hạng

Yêu cầu bằng cấp, chứng chỉ

1

Hạng III

- Có bằng cử nhân trở lên ngành đào tạo giáo viên. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân ngành giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (giáo viên mới được tuyển dụng vào hạng III thì phải có chứng chỉ trong 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng).

2

Hạng II

- Có bằng cử nhân trở lên ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II.

3

Hạng I

- Có bằng thạc sĩ trở lên ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học hoặc có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn giảng dạy hoặc có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I.

5. Giáo viên mầm non

Các loại bằng cấp, chứng chỉ giáo viên mầm non cần có quy định tại Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT bao gồm:

STT

Hạng

Yêu cầu bằng cấp, chứng chỉ

1

Hạng III

- Có bằng cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non trở lên;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (giáo viên mầm non mới được tuyển dụng vào giáo viên mầm non hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng).

2

Hạng II

- Có bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên; hoặc có bằng cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non và bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên;

Nhóm ngành đào tạo giáo viên là gì?

Nhóm ngành đào tạo là tập hợp một số ngành đào tạo có những đặc điểm chung về chuyên môn theo phân loại trong Danh mục giáo dục, đào tạo cấp III thuộc Danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân.

Học cử nhân sư phạm bao lâu?

Chương trình đào tạo Thời gian đào tạo chính quy với ngành Sư phạm sinh học là 4 năm.

Tốt nghiệp cao đẳng sư phạm gọi là gì?

Theo đó, sinh viên hệ cao đẳng chính quy được gọi là cử nhân khi theo học các ngành nghề do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, ví dụ như cao đẳng sư phạm hệ chính quy.

Cử nhân sư phạm tiểu học là gì?

Ngành Giáo dục Tiểu học còn có tên khác là Sư phạm Tiểu học (tên tiếng Anh là Primary Education) chuyên đào tạo cử nhân của Giáo dục Tiểu học để đáp ứng nhu cầu đổi mới của chương trình tiểu học trong thời đại mới. Đây cũng được coi là cấp học quan trọng trong chương trình giáo dục bắt buộc ở Việt Nam.