Công thức so sánh tăng giảm năm 2024

Trong phần 1 của chuỗi bài viết Những cấu trúc câu miêu tả xu hướng tăng giảm cho dạng bài Time Chart trong IELTS Writing Task 1, tác giả sẽ giới thiệu các cấu trúc ngữ pháp cơ bản để miêu tả sự thay đổi (tăng/ giảm) của các số liệu trong dạng biểu đồ thời gian.

Giới thiệu dạng bài Time Chart trong IELTS Writing Task 1

Biểu đồ thời gian (Time chart) là các biểu đồ miêu tả sự thay đổi của các số liệu theo thời gian. Time chart xuất hiện trong các dạng bài IELTS Writing Task 1 như biểu đồ đường, biểu đồ cột, biểu đồ tròn hoặc dạng bài table. Đối với dạng biểu đồ thời gian, thí sinh cần miêu tả các xu hướng tăng, giảm của số liệu trong giai đoạn thời gian được cho.

Các cấu trúc miêu tả 1 xu hướng tăng giảm

Sử dụng động từ: tăng/giảm

Ý nghĩa truyền đạt

  1. (Đại lượng A) tăng/ giảm tới (số liệu) vào (năm)
  2. (Đại lượng A) tăng/ giảm khoảng (số liệu) từ (năm 1) tới (năm 2)

Cấu trúc:

Công thức so sánh tăng giảm năm 2024

Lưu ý:

Tùy vào thông tin thời gian được cho trong bài, người viết chia thì phù hợp cho các động từ tăng/ giảm (quá khứ, hiện tại, hoặc tương lai).

Một số động từ chỉ sự tăng/ giảm:

  1. Tăng: increase, rise, grow, climb, soar
  2. Giảm: decrease, decline, fall, drop

Giới từ

  1. Tăng/ giảm tới: to (increase to, rise to, …)
  2. Tăng/ giảm khoảng: by(increase by, rise by, …)

Ví dụ

Thông tin số liệu: Số lượng học sinh ở Zim là 2000 vào năm 2000.

Trường hợp 1: Đến năm 2005, số lượng học sinh ở Zim là 5500. (khoảng tăng giữa 5 năm này là 3500.)

  1. The number of Zim students rose to 5500 in 2005.
  2. (Số lượng học sinh ở Zim tăng đến 5500 vào năm 2005)
  3. The number of Zim students increased by 3500 from 2000 to 2005.
  4. (Số lượng học sinh ở Zim tăng khoảng 3500 từ năm 2000 đến 2005)

Trường hợp 2: Trong tương lai, số lượng học sinh ở Zim tăng tới 6000 vào năm 2030.

  1. The number of Zim students will grow to 6000 in 2030. (Số lượng học sinh ở Zim sẽ tăng đến 6000 vào năm 2030)

Sử dụng danh từ: sự tăng/ sự giảm

Thể chủ động

Ý nghĩa truyền đạt

  1. (Đại lượng A) thấy một sự tăng/ giảm tới (số liệu) vào (năm)
  2. (Đại lượng A) chứng kiến một sự tăng/ giảm khoảng (số liệu) từ (năm 1) tới (năm 2)

Cấu trúc

(Đại lượng A) + witness/ see + danh từ sự tăng/ giảm + giới từ + (số liệu) + in (năm)

Lưu ý:

Tùy vào thông tin thời gian được cho trong bài , người viết chia thì động từ witness và see (quá khứ, hiện tại, hoặc tương lai) phù hợp.

Công thức so sánh tăng giảm năm 2024

Một số danh từ chỉ sự tăng/ giảm:

  1. Tăng: an increase, a rise, growth, a climb, soar
  2. Giảm: a decrease, a decline, a fall, a drop

Giới từ

  1. Tăng tới: to (increase to, rise to, …)
  2. Tăng khoảng: of(increase of, rise of, …)

Ví dụ

Thông tin số liệu: Lượng điện được sản xuất ra vào năm 2000 là 5000kW. Đến năm 2010, lượng điện được sản xuất ra tăng đến 6800kW. (Khoảng tăng trong 10 năm này là 1800kW)

  1. The amount of electricity produced witnessed a rise to 6800 in 2010.
  2. (Lượng điện được sản xuất ra chứng kiến một sự tăng đến 6800 vào năm 2010)
  3. The amount of electricity produced saw an increase of 1800 from 2000 to 2010.
  4. (Lượng điện được sản xuất ra thấy một sự tăng khoảng 1800 từ năm 2000 đến 2010)

Trong tương lai: Từ 2025 tới 2035, lượng điện tiêu thụ được sản xuất ra tăng từ 6000kW tới 10000kW

  1. In the future, the amount of electricity produced will witness an increase to 10000kW in 2035.
  2. (Trong tương lai, lượng điện được sản xuất ra sẽ chứng kiến một sự tăng tới 10000k vào năm 2035

Thể bị động

Ý nghĩa truyền đạt

  1. Một sự tăng/ giảm tới (số liệu) vào (năm) được nhìn thấy trong (Đại lượng A).
  2. Một sự tăng/ giảm khoảng (số liệu) được chứng kiến trong (Đại lượng A) từ (năm 1) tới (năm 2)

Cấu trúc:

Danh từ sự tăng/ giảm + to + (số liệu) + in (năm) + be seen + in + (Đại lượng A)

Danh từ sự tăng/ giảm + of + (số liệu) + be witnessed + in + (Đại lượng A) from (năm 1) to (năm 2)

Lưu ý: Tùy vào thông tin thời gian được cho trong bài , người viết chia thì phù hợp cho động từ to be (quá khứ, hiện tại, hoặc tương lai).

Ví dụ:

Thông tin số liệu: Lượng cà phê được tiêu thụ vào năm 1990 là 700 kg. Đến năm 2008 lượng cà phê được tiêu thụ giảm đến 300 kg. (Khoảng giảm trong 18 năm này là 400kg)

  1. A decrease to 300 kg in 2008 was seen in the amount of coffee consumed.(Một sự giảm tới 300kg vào năm 2008 được thấy trong lượng cà phê được tiêu thụ.)
  2. A drop of 400kg was witnessed in the amount of coffee consumed from 1990 to 2008.
  3. (Một sự giảm khoảng 400kg được chứng kiến trong lượng cà phê được tiêu thụ từ năm 1990 đến năm 2008.

Trường hợp trong tương lai: Từ năm 2030 đến năn 2050, lượng cạ phê tiêu thụ sẽ tăng từ 900kg tới 1000kg.

  1. A growth of 100kg will be seen in the amount of coffee consumed between 2030 and 2050.
  2. (Một sự tăng khoảng 100kg sẽ được thấy trong lượng cà phê được tiêu thụ giữa năm 2030 và 2050.)

Khác

Các động từ: double, triple, halve

Ý nghĩa truyền đạt: (Đại lượng A) tăng gấp đôi/ tăng gấp ba/ giảm phân nửa từ (năm 1) tới (năm 2)

Cấu trúc:

(Đại lượng A) + động từ tăng/ giảm + from (năm 1) to (năm 2)

(Đại lượng A) + chạm đỉnh/ chạm đáy + at (số liệu) in (năm)

Các động từ: double (gấp đôi), triple (tăng gấp ba), halve (giảm phân nữa)

Lưu ý:

Các từ double, triple và halve được sử dụng làm động từ. Tùy vào thông tin thời gian được cho trong bài, người viết chia thì phù hợp cho các động từ này (quá khứ, hiện tại, hoặc tương lai).

Ví dụ

Công thức so sánh tăng giảm năm 2024

Trường hợp 1: đến năm 2010, giá nhà là $20000.

  1. House prices in Ho Chi Minh city doubled from 2007 to 2010.
  2. (Giá nhà ở thành phố Hồ Chí Minh tăng gấp đôi từ năm 2007 tới năm 2010)

Trường hợp 2: đến năm 2010, giá nhà là $5000.

  1. House prices in Ho Chi Minh city halved from 2007 to 2010.
  2. (Giá nhà ở thành phố Hồ Chí Minh giảm phân nửa từ năm 2007 tới năm 2010)
    Đọc thêm: Đoạn văn miêu tả là gì và ứng dụng viết nhận xét biểu đồ trong IELTS Writing Task 1

Điểm cao nhất (đỉnh) và điểm thấp nhất (đáy)

Ý nghĩa truyền đạt: (Đại lượng A) chạm đỉnh/ chạm đáy tại (số liệu) vào (năm)

Cấu trúc: (Đại lượng A) + chạm đỉnh/ chạm đáy + of (số liệu) in (năm)

Cấu trúc ngữ pháp thường dùng trong IELTS Writing Task 1:

  1. Chạm đỉnh: reach a peak
  2. Chạm đáy: hit the lowest point of

Lưu ý: Tùy vào thông tin thời gian được cho trong bài, người viết chia thì phù hợp cho các động từ reach và hit (quá khứ, hiện tại, hoặc tương lai).

Ví dụ

Thông tin số liệu: Giá dầu là $1000 vào năm 1980.

Trường hợp 1: đến năm 1990, giá dầu đạt mức cao nhất là $10000.

  1. The price of oil reached a peak of $10000 in 1990.
  2. (Giá dầu chạm đỉnh $10000 vào năm 1990.)

Trường hợp 2: đến năm 1990, giá dầu chạm mức thấp nhất là $500.

  1. The price of oil hit the lowest point of $500 in 1990.
  2. (Giá dầu chạm đáy $500 vào năm 1990.)

Tính từ và trạng từ: …… – fold

Hậu tố -fold được ghép với số đếm để tạo thành các từ: twofold, threefold, …

Các từ twofold, threefold, … có thể đóng vai trò trạng từ (bổ nghĩa cho động từ “tăng/ giảm”) hoặc tính từ (bổ nghĩa cho danh từ “sự tăng/ giảm”)

Ý nghĩa truyền đạt

  1. (Đại lượng A) tăng gấp đôi/ tăng gấp ba từ (năm 1) tới (năm 2)
  2. (Đại lượng A) chứng kiến một sự tăng gấp đôi/ gấp ba từ (năm 1) tới (năm 2)

Cấu trúc:

(Đại lượng A) + increase twofold/ threefold from (năm 1) to (năm 2)

(Đại lượng A) + see/ witness a twofold/ threefold increase from (năm 1) to (năm 2)

Lưu ý: Vì bản thân các từ twofold, threefold mang nghĩa “as big” hoặc “as much”, nên các từ này thường không được dùng để miêu tả các số liệu có xu hướng giảm.

Ví dụ

Thông tin số liệu: Doanh số xe hơi bán ra là 1000 chiếc vào năm 2009.

Đến năm 2019, doanh số xe hơi bán ra là 2000.

  1. Car sales increased twofold from 2009 to 2019.
  2. (Doanh số xe hơi bán ra tăng gấp đôi từ năm 2009 tới 2019.)
  3. Car sales witnessed a twofold increase from 2009 to 2019.
  4. (Doanh số xe hơi bán ra chứng kiến một sự tăng gấp đôi từ năm 2009 tới 2019.)
    Đọc thêm: Các dạng số liệu thường xuất hiện trong IELTS Writing Task 1

Kết hợp 2 xu hướng tăng giảm của cùng 1 đại lượng để làm Time Chart trong IELTS Writing Task 1

And/ but later

Ý nghĩa truyền đạt: (Đại lượng A) + (xu hướng 1) + và/ nhưng sau đó + (xu hướng 2)

Cấu trúc: sau and/ but later sử dụng động từ thường (chia thì)

(Đại lượng A) + (xu hướng 1) and/but later (xu hướng 2: Verb)

Lưu ý:

Sau and/ but later là một động từ thường. Tùy vào thông tin thời gian được cho trong bài, người viết chia thì phù hợp động từ này (quá khứ, hiện tại, hoặc tương lai)

And later dùng khi xu hướng 1 và 2 cùng chiều (cùng là xu hướng tăng, hoặc cùng là xu hướng giảm). But later dùng khi xu hướng 1 và 2 ngược chiều (đại lượng này tăng trước rồi giảm, hoặc ngược lại)

Ví dụ

Thông tin số liệu: Doanh thu của công ty A tăng tới $50000 vào năm 1998.

Trường hợp 1: Đến năm 2000, doanh thu của công ty A giảm tới $40000.

  1. The revenue of company A rose to $50000 in 1998 but later dropped to $40000 in 2000.
  2. (Doanh thu của công ty A tăng đến $50000 vào năm 1998 nhưng sau đó giảm xuống tới $40000 vào năm 2000.

Trường hợp 2: Đến năm 2000, doanh thu của công ty A tăng mạnh hơn tới $70000.

  1. The revenue of company A rose to $50000 in 1998 and later increased more significantly to $70000 in 2000.
  2. (Doanh thu của công ty A tăng đến $50000 vào năm 1998 nhưng sau đó tăng mạnh hơn tới $70000 vào năm 2000)

Before/ after

Ý nghĩa truyền đạt

  1. Đối với before (trước khi): (Đại lượng A) + (xu hướng 1) + trước khi + (xu hướng 2)
  2. Đối với after (sau khi): Sau khi + (xu hướng 1), (Đại lượng A) + (xu hướng 2)

Cấu trúc: sau before và after sử dụng động từ thêm ing (Verb-ing)

Công thức so sánh tăng giảm năm 2024

After (xu hướng 1: Verb-ing), (Đại lượng A) + (xu hướng 2)

Ví dụ

Thông tin số liệu: Tỷ lệ nữ ở thành phố Hồ Chí Minh tăng tới 40% vào năm 2008.

Vào năm 2009, tỷ lệ nữ ở thành phố Hồ Chí Minh giảm xuống tới 30%.

  1. The percentage of females in Ho Chi Minh city increased to 40% in 2008 before falling to 30% in 2009.
  2. (Tỷ lệ nữ ở thành phố Hồ Chí Minh tăng tới 40% vào năm 2008 sau đó giảm xuống tới 30% vào năm 2009)
  3. After increasing to 40% in 2008, the percentage of females in Ho Chi Minh city fell to 30% in 2009.
  4. (Sau khi tăng tới 40% vào năm 2008, tỷ lệ nữ của thành phố Hồ Chí Minh giảm xuống tới 30% vào năm 2009)

Lưu ý: Khi sử dụng cấu trúc này người viết cần lưu ý: động từ theo sau before hoặc after phải có chung chủ ngữ với động từ trong mệnh đề chính.

Ví dụ:

  1. The number of female students increased to 100 in 2009 before falling to 70 in 2010.

Trong câu này, động từ fall và động từ increase có chung chủ ngữ: the number of female students => hiểu rằng chính chủ ngữ “số lượng học sinh” tăng lên và sau đó “số lượng học sinh này giảm xuống.

  1. An increase to 100 in 2009 was seen in the number of female students before falling to 70 in 2010.

Trong câu này, vế chính có chủ ngữ là “an increase”, động từ là “be seen”. Nếu sử dụng cấu trúc before + V-ing, dễ gây hiểu lầm rằng chính “an increase” giảm xuống.

Vì vậy, người viết không nên sử dụng cấu trúc bị động “sự tăng/ giảm” làm chủ ngữ với từ nối before/ after.

After that,/ Next,

Ý nghĩa truyền đạt: (Đại lượng A) + (xu hướng 1). Sau đó, (Đại lượng A) + (xu hướng 2)

Cấu trúc: sau After that,/ Next, là một mệnh đề (đầy đủ chủ ngữ và động từ)

(Đại lượng A) + (xu hướng 1). After that,/ Next, (xu hướng 2: mệnh đề chủ ngữ + động từ)

Lưu ý:

Sau After that,/Next, là một mệnh đề có chủ ngữ và động từ. Tùy vào thông tin thời gian được cho trong bài, người viết chia thì phù hợp động từ này (quá khứ, hiện tại, hoặc tương lai)

Ví dụ

Thông tin số liệu: Tỷ lệ chi tiêu lên quần áo tăng đến $30000 vào năm 1960.

Tỷ lệ chi tiêu lên quần áo sau đó giữ nguyên cho đến năm 1980.

  1. The proportion of spending on clothing grew to $30000 in 1960.After that, this figure remained unchanged until 1980.
  2. (Tỷ lệ chi tiêu lên quần áo tăng đến $30000 vào năm 1960. Sau đó, con số này giữ nguyên cho đến năm 1980.)

Trường hợp tương lai: Trong tương lai, tỷ lệ chi tiêu quần áo giảm đến $10000 vào năm 2045.

Khi chuyển qua giai đoạn tương lai, người viết có thể thay “After that,/ Next, bằng In the future,

  1. In the future, this figure will drop to $10000 in 2045. (Trong tương lai, số liệu này sẽ giảm xuống tới $10000 vào năm 2045.

After which

Ý nghĩa truyền đạt: (Đại lượng A) + (xu hướng 1), sau điều này (Đại lượng A) + (xu hướng 2)

Cấu trúc: sau after which là một mệnh đề (đầy đủ chủ ngữ và động từ)

(Đại lượng A) + (xu hướng 1), after which (xu hướng 2: mệnh đề chủ ngữ + động từ)

Lưu ý: Sau after which là một mệnh đề có chủ ngữ và động từ. Tùy vào thông tin thời gian được cho trong bài, người viết chia thì phù hợp động từ này (quá khứ, hiện tại, hoặc tương lai).

Ví dụ

Thông tin số liệu: Tỷ lệ hộ gia đình có hai xe hơi giảm tới 70% vào năm 1997.

Tỷ lệ hộ gia đình có hai xe hơi sau đó giữ ổn định cho đến năm 2006.

  1. The proportion of households that had two cars dropped to 70% in 1997, after which it remained stable until 2006.
  2. (Tỷ lệ hộ gia đình có hai xe hơi giảm tới 70% vào năm 1997, sau điều này nó giữ ổn định cho đến năm 2006.)
    Đọc thêm: Cách nhóm thông tin và viết body dạng Map trong IELTS Writing task 1

Tổng kết

Trên đây là cấu trúc ngữ pháp thường dùng trong IELTS Writing Task 1 dạng bài Time Chart. Để có thể nâng cao điểm ở tiêu chí ngữ pháp trong phần thi IELTS Writing, thí sinh cần luyện tập sử dụng đa dạng các cấu trúc mô tả số liệu. Trong quá trình áp dụng các cấu trúc, thí sinh cần chú ý tới từ loại (increase hay an increase), thì của động từ (quá khứ, hiện tại, tương lai), và dạng động từ (động từ thường, động từ thêm ing) để đảm bảo tính chính xác trong các câu.


Để kỳ thi IELTS suôn sẻ và đạt kết quả như mong đợi, thí sinh có thể đăng ký các buổi thi thử IELTS 4 kỹ năng tại Anh Ngữ ZIM hoặc tham khảo khóa học luyện thi IELTS cá nhân hóa tại ZIM

Công thức tính tăng bao nhiêu phần trăm?

Cách tính phần trăm tăng trưởng như sau: Trừ giá trị bắt đầu (hoặc cũ) khỏi giá trị mới để nhận chênh lệch. Sau đó, chia chênh lệch cho giá trị bắt đầu tuyệt đối. Cuối cùng, nhân với 100 để chuyển đổi kết quả thành tỷ lệ phần trăm.

Giảm 20% tính như thế nào?

Cách tính phần trăm tăng/giảm giá tiền. Ví dụ: Một chiếc điện thoại có giá ban đầu là 10.000.000 VND và được giảm 20%. Lúc này, số tiền được giảm khi mua chiếc điện thoại đó là: (10.000.000*20)/100 = 2.000.000 VND.

3% của 100 triệu là bao nhiêu?

Thông thường phần trăm giảm giá sẽ được biểu diễn dưới dạng được làm tròn, kèm theo ký hiệu đơn vị % phía sau. Ví dụ chúng ta có 100 triệu => chiết khấu 3% của 100 triệu là 3 triệu, 5% là 5 triệu, 20% là 20 triệu, 50% là 50 triệu,...

Giảm 30% là bao nhiêu?

Phần trăm giảm giá là một chỉ số biểu thị mức độ giảm của giá sản phẩm hiện tại so với giá gốc. Ví dụ: Shop có 1 chiếc áo giá 200.000 VNĐ, muốn giảm giá 30% thì giá bán sản phẩm sau giảm giá là: 200.000 x ((100 - 30)/100) = 140.000 VNĐ.