Có nên vừa ăn vừa xem điện thoại

Vừa ăn vừa chăm chú xem tivi, điện thoại hoặc tranh luận căng thẳng… thì cơ thể sẽ không nhận được các tín hiệu thần kinh để phục vụ cho việc tiêu hóa. Lúc này, trí não hoạt động nhiều hơn, máu ưu tiên phục vụ bộ não nhiều hơn phục vụ dạ dày.

Có nên vừa ăn vừa xem điện thoại
Vừa ăn cơm vừa xem tivi có vô vàn tác hại

Tại các nước phương Tây, chiếc tivi thường được đặt trong phòng khách, phòng ngủ nhưng rất ít khi được đặt ở phòng ăn. Trong khi đó, vừa ăn vừa xem tivi lại là thói quen của rất nhiều gia đình Việt. Khung giờ vàng của truyền hình (giờ có nhiều người xem nhất) là từ 12h-13h30 và từ 19h – 20h30. Đây cũng là thời điểm trùng với bữa cơm trưa và tối của hầu hết các hộ gia đình. Thế nhưng theo các nhà khoa học, vừa ăn cơm vừa xem tivi có vô vàn tác hại. Thời gian gần đây điện thoại thông minh phát triển mạnh. Việc vừa ăn vừa xem điện thoại còn hại hơn nhiều, nhất là đối với trẻ nhỏ.

Trước đây có một thời các đĩa nhạc thiếu nhi, đĩa ghi lại các clip quảng cáo (trẻ rất thích xem các clip quảng cáo vì có hình ảnh đẹp, vui nhộn) bán chạy ầm ầm chỉ để phục vụ nhu cầu ăn của trẻ. Thì giờ đây có rất nhiều gia đình cứ đến bữa là bật điện thoại lên cho trẻ chơi. Đứa trẻ  say sưa xem các clip trên điện thoại và nuốt thức ăn một cách vô thức. Người thân thì cứ thấy trẻ ăn được nhiều là mừng, nhưng họ đâu có biết được đứa trẻ tuy béo tốt vì ăn nhiều kia lại có trí tuệ kém phát triển hơn những đứa trẻ khác, nặng hơn chút nữa, chúng sẽ bị tự kỷ.

Với một bữa ăn không có tivi và điện thoại, những thành viên trong gia đình quây quần bên bàn ăn. Không khí ấm cúng và những lời khen ngợi về món ăn ngon sẽ tạo kích thích tới các giác quan. Lúc này ta sẽ cảm thấy hào hứng với bữa ăn hơn. Sự tập trung khi nhai và cảm thụ hương vị thức ăn sẽ làm cho nước bọt và dịch vị tiết ra nhiều hơn. Điều này giúp thức ăn được chuyển hóa một cách trọn vẹn nhất.

Có nên vừa ăn vừa xem điện thoại
Việc vừa ăn vừa xem điện thoại còn hại hơn nhiều

Còn nếu vừa ăn vừa chăm chú xem tivi, điện thoại hoặc tranh luận căng thẳng… thì cơ thể sẽ không nhận được các tín hiệu thần kinh để phục vụ cho việc tiêu hóa. Lúc này, trí não hoạt động nhiều hơn, máu ưu tiên phục vụ bộ não nhiều hơn phục vụ dạ dày. Khi quá tập trung vào tivi cũng như điện thoại, cơ thể sẽ tiết ra các hormone gây ức chế khiến mạch máu co lại, dịch vị tiết ra rất ít. Lúc này nước bọt tiết ra ít, người ăn nhai thức ăn và nuốt một cách vô thức. Dạ dày sẽ phải làm việc vô cùng vất vả và sẽ bị đau.

Nguy hiểm nhất là thức ăn không được nghiền kỹ và trộn đủ lượng dịch vị. Các enzym không đủ để hòa tan thực phẩm để tạo thành chất dinh dưỡng. Những phần thực phẩm không thể chuyển hóa sẽ bị tống xuống ruột và bị lên men phân hủy, gây sình chướng bụng, nóng ruột… Quá trình này sẽ sản sinh chất độc gây hại sức khỏe, gây kích ứng đại tràng tạo thành viêm đại tràng. Và từ viêm đại tràng kéo dài rất dễ biến chuyển thành ung thư đại tràng. Căn bệnh ung thư này đang chiếm ở vị trí thứ 3 về số người mắc và tỷ lệ tử vong cao.

Còn với trẻ nhỏ, ngoài các tác hại về đường tiêu hóa như đối với người lớn, nhiều nghiên cứu cho thấy xem tivi trong lúc ăn làm trẻ sau này dễ mắc các bệnh lý ở tim, sỏi mật, trào ngược dạ dày thực quản, khó thở, trầm cảm… Khi vừa ăn vừa xem tivi, trẻ sẽ có hai xu hướng hoặc là ăn nhanh, lâu ngày sẽ tăng nguy cơ béo phì.

Còn trường hợp thứ 2 là trẻ mải xem nên ngậm thức ăn trong miệng, lâu ngày sẽ dẫn đến biếng ăn, thiếu các vi chất và có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Ngoài ra, trẻ sẽ có thói quen ăn thụ động, không cần biết đồ ăn ngon hay không, không có cảm giác thèm ăn, không hào hứng với món ăn mới.

Có nên vừa ăn vừa xem điện thoại
Khi vừa ăn vừa xem, trẻ sẽ có hai xu hướng hoặc là ăn nhanh, lâu ngày sẽ tăng nguy cơ béo phì

Thời gian tiếp xúc màn hình nhiều làm trẻ có nguy cơ rối loạn ngôn ngữ, hung hăng, kém chú ý, lười suy nghĩ, ít vận động, khó khăn trong thiết lập mối quan hệ với bạn bè, rối loạn giấc ngủ.

Một khi trẻ có xem tivi hoặc điện thoại, ipad rồi thì chúng sẽ không muốn giao tiếp với người thân nữa. Dần dần chúng chỉ tiếp nhận thông tin 1 chiều mà không có phản xạ trả lời. Rất nguy hiểm khi ở giai đoạn này là thời điểm để trẻ học nói và phát triển các kỹ năng xã hội, giúp định hình tính cách của trẻ trong tương lai.

Trong những năm gần đây, lượng trẻ bị tự kỷ tăng cao gấp nhiều lần. Những nguyên nhân khiến trẻ mắc chứng tự kỷ là do chúng thường xuyên phải chơi một mình, do cha mẹ ít trò chuyện cùng trẻ, và do xem ti vi hoặc chơi điện thoại quá nhiều,

Bác sĩ đời sống

  • Bị sét đánh tử vong vì chơi điện thoại đang cắm sạc

    18h ngày 18/5, trận mưa giông lớn xảy ra tại địa bàn huyện Quỳ Châu (Nghệ An). Lúc này anh Vi Văn Chín (20 tuổi) trú tại xã Châu Phong ngồi trước hiên nhà cắm sạc điện thoại để chơi game. Một lúc sau, Vi Văn Mạnh (SN 1994, là…

  • Bị nghi oan trộm điện thoại, 2 chị em uống thuốc tự tử

    Ngày 4/5, một gia đình hàng xóm có đám cưới, bé gái T.T.P.Q. (13 tuổi, xã Ngãi Hùng, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh) dắt em trai T.V.N. (9 tuổi) qua chơi. Một lát sau, có người kêu mất điện thoại và nghi ngờ chị em của Q. lấy. Khi…

Nếu bạn và gia đình đang có thói quen sử dụng màn hình trong giờ ăn, bạn nên biết các tác dụng phụ của việc xem điện thoại trong khi ăn sau đây:

Gây mỡ bụng và béo phì

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mọi người có xu hướng ăn nhiều hơn khi xem điện thoại vì không chú ý đến lượng mình đang ăn. Ăn quá nhiều cuối cùng sẽ dẫn đến béo phì, theo Nền tảng công nghệ chăm sóc sức khỏe của Ấn Độ GoMedii.

Các nhà khoa học đã cảnh báo việc xem điện thoại trong giờ ăn có thể làm tăng mỡ bụng, theo nhật báo Anh Express.

Có nên vừa ăn vừa xem điện thoại

Xem điện thoại trong khi dùng bữa là điều rất phổ biến trong các bữa ăn hiện nay

Một nghiên cứu cho thấy, sự phân tâm do vừa ăn vừa xem điện thoại đã khiến mọi người tiêu thụ nhiều calo hơn so với khuyến nghị.

Nghiên cứu được thực hiện trên 62 tình nguyện viên, tuổi từ 18 đến 28.

Những người tham gia được yêu cầu tự chọn thực phẩm, gồm các thực phẩm lành mạnh và không lành mạnh - cho đến khi ăn no.

Nghiên cứu được chia thành các nhóm: ăn uống không bị phân tâm, vừa ăn vừa đọc báo hoặc xem điện thoại trong khi ăn.

Kết quả cho thấy, khi vừa ăn vừa xem điện thoại, những người tham gia đã ăn trung bình đến 591 calo, so với 535 calo nếu không bị phân tâm trong khi ăn, theo Express.

Hơn nữa, kết quả còn cho thấy, người xem điện thoại trong khi ăn có xu hướng ăn nhiều đồ béo hơn.

Có nên vừa ăn vừa xem điện thoại

Các nhà khoa học đã cảnh báo việc xem điện thoại trong giờ ăn có thể làm tăng mỡ bụng

Ngoài ra, thói quen này còn gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe, bao gồm:

Não mất tập trung trong khi ăn

Khi vừa ăn vừa sử dụng điện thoại, não sẽ bị phân tâm và truyền tín hiệu sai đến cơ thể và không xử lý được mùi vị cũng như sự hài lòng của việc ăn uống.

Thói quen ăn uống không lành mạnh

Điều này dẫn đến hình thành thói quen ăn uống không lành mạnh, vì bạn không thể chú ý đến việc ăn uống nếu bạn đang tập trung vào điện thoại.

Trao đổi chất thấp hơn

Xem điện thoại trong khi ăn làm giảm tỷ lệ trao đổi chất, dẫn đến thức ăn được tiêu hóa chậm hơn và chất béo bị đốt cháy chậm hơn, theo GoMedii.

Vừa ăn vừa xem điện thoại và quá trình tiêu hóa có mối liên quan với nhau vì bạn không thể cảm nhận được mình đã ăn được bao nhiêu và đã ăn những gì. Từ đó, sẽ dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa vì cơ thể không thể tiêu hóa đúng số lượng hoặc loại thức ăn đã tiêu thụ.

Không hài lòng

Khi tâm trí tập trung vào hai việc cùng một lúc, bạn sẽ không thể tận hưởng một trong hai điều đó đúng cách.

Không có sự tương tác trong gia đình

Nếu tất cả mọi người đều chăm chú vào điên thoại trong khi ăn, sẽ bỏ qua việc trò chuyện với nhau, và càng ít thời gian gắn kết gia đình, theo GoMedii.

Tin liên quan