Chủ nghĩa công năng được thể hiện như thế nào trong Design hiện đại


Contents

  1. 1 LỜI NÓI ĐẦU
    1. 1.1 Design – KHÁI NIỆM MTCN và MTƯD
      1. 1.1.1 Một số định nghĩa Design
      2. 1.1.2 Chức năng của Design
      3. 1.1.3 Design công năng và hình thức sản phẩm
      4. 1.1.4 Thẩm mỹ công nghiệp hiện đại
    2. 1.2 LƯỢC SỬ Designer
      1. 1.2.1 Design PHÁP, ĐỨC, HOA KỲ, ITALIA, NGA VÀ NHẬT BẢN, NHỮNG NỀN Design TIÊU BIỂU CỦA THẾ KỈ XX Pháp – Nghệ thuật và văn hóa


LỜI NÓI ĐẦU

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ [MS B2002-25-05] “Xây dựng chiến lược đào tạo ngành Mỹ thuật công nghiệp thời kì đầu công nghiệp hóa tại Việt Nam” mới được nghiệm thu đã “Tìm hiểu sự phát triển của mỹ thuật công nghiệp [MTCN] thế giới và các mô hình đào tạo MTCN để rút ra bài học kinh nghiệm ứng dụng vào sự nghiệp đào tạo MTCN tại Việt Nam [VN]; Phân tích, đánh giá thực trạng ngành MTCN và những tác động từ môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội để thấy những điểm mạnh và điểm yếu cũng như cơ hội và những thách thức đối với sự phát triển đào tạo MTCN VN; Xây dựng chiến lược phát triển đào tạo ngành MTCN giai đoạn 2005–2020 tại VN và Các kế hoạch triển khai và đề xuất một số kiến nghị với các cấp.”

Vấn đề phát triển đào tạo MTCN được đặt ra một cách chính thức trong bối cảnh hàng loạt các cơ sở đào tạo ngành MTCN cấp khoa được mở ra ở các trường ngoài công lập trong khoảng 1 thập niên gần đây và về mặt khái niệm Design – Mỹ thuật công nghiệp [MTCN] hay Mỹ thuật ứng dụng [MTƯD] vẫn còn có những quan điểm chưa thống nhất, vì vậy chúng tôi trong tham luận Hội nghị khoa học Trường Đại học Kiến trúc 2006 này điểm qua một vài nội dung từ đề tài nghiên cứu khoa học nói trên với mong muốn góp phần làm rõ một số vấn đề lí luận vẫn còn những ngộ nhận ngay trong giới chuyên môn.

Design – KHÁI NIỆM MTCN và MTƯD

Mỹ thuật Công nghiệp [MTCN] = Design công nghiệp [Industrial Design]
Mỹ thuật Ứng dụng [MTƯD] = Design ứng dụng [Applied Design]
Công thức : 2D ->2F = P+W
“Design bằng các giải pháp của 2D tiến tới mục tiêu 2F thông qua P và W”.

Trong đó:
2D - Designer & Decor [ Thiết kế và Trang trí]
2F - Function & Form [Công năng và Hình dáng]
P - Product [Sản phẩm]
W - Work [Tác phẩm]

Một số định nghĩa Design

1. Design là nghề thiết kế tạo mẫu, tạo dáng sản phẩm công nghiệp, nghề thiết kế mỹ thuật sản phẩm, thiết kế môi trường sống hay thế giới đồ vật và thuật ngữ Designer tại VN thường hiểu là Mỹ thuật công nghiệp [MTCN]. [1]

2. Design = disegno = Phác thảo, thuật vẽ [drawing], thiết kế, bản vẽ, là cơ sở của mọi nghệ thuật thị giác, công việc của sự sáng tạo. [Thuật ngữ Latinh thời Phục hưng][1]

3. Design = “Lập trình một cái gì đó để thực hiện”; “Thực hiện phác thảo một bản vẽ đầu tiên cho một tác phẩm nghệ thuật”; “Phác thảo của một sản phẩm mỹ nghệ”. [Quan niệm từ thế kỉ XVI ở Anh quốc] [1]

4. Design = Mỹ thuật công nghiệp, Thiết kế công nghiệp hay Mỹ thuật ứng dụng. [Việt Nam 1960 từ tiếng Đức “Industrielle Formgestaltung”] [1]

5. MTCN = Hoạt động sáng tạo có mục đích thiết lập một môi trường đồ vật hài hòa thỏa mãn đầy đủ nhất các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Mục đích đó đạt được bằng cách xác lập các chất lượng hình thức của đồ vật tạo nên bởi sản xuất công nghiệp”. [Viện nghiên cứu khoa học Thẩm mỹ Kỹ thuật toàn liên bang [Liên Xô trước đây] - Mỹ thuật Công nghiệp – Phạm Đỗ Nhật Tiến, 1986]. [1]

6. Designlà nơi gặp gỡ của mỹ thuật và công nghiệp, khi con người bắt đầu quyết định những sản phẩm sản xuất hàng loạt sẽ có hình dạng như thế nào. [Stephen Bayley][1]

8. Design = Tổ hợp công năng [the functional complex] gồm : tính hữu dụng [use], sự cần thiết [need], têlêsis [Telesis là thuyết phát triển xã hội được kế hoạch hóa nơi mà nhân loại sử dụng năng lực giáo dục và phương pháp khoa học hướng tới sự tiến hóa của xã hội loài người], phương cách [method], tính thẩm mĩ [aesthetics] và sự kết hợp [association]. [Victor Papanek]… [2]

Chức năng của Design

Thời kỳ hình thành : - Kỹ thuật; - Thực tiễn; - Thẩm mỹ
Thời đại ngày nay: thêm chức năng Biểu tượng

Phân loại ID & AD
Dự thảo “Danh mục giáo dục – 2005 trình độ cao đẳng và đại học Nước CHXHCN Việt Nam” của Bộ GDĐT:
“5221. Nghệ thuật
522101. Mỹ thuật

52210101. Lịch sử, lí luận và phê bình mỹ thuật
52210102. Hội họa
52210103. Đồ họa
52210104. Điêu khắc
52210105. Gốm

522105. Mỹ thuật ứng dụng
52210501. Thiết kế công nghiệp
52210502. Thiết kế thời trang
52210503. Thiết kế nội thất
52210504. Thiết kế mỹ thuật sân khấu – điện ảnh”

Design công nghiệp và Design ứng dụng hay Design sản phẩm, Design đồ họa và Design môi trường.
Design công nghiệp : Nhu cầu ->Design ->Sản xuất ->Tiêu dùng
Mối quan hệ: Nhà thiết kế – Nhà sản xuất – Người tiêu dùng
Design Công nghiệp = Tạo dáng & Đồ họa ->Sản phẩm công nghiệp
Design ứng dụng : Khách hàng & Design ->Sử dụng
Mối quan hệ: Nhà thiết kế [Designerer] ßà Khách hàng [Customer]
Designer ứng dụng = Nội thất Thời trang ->Tác phẩm
Quan hệ giữa MTCN và MTƯD
MTƯD = MTCN – P hay MTCN = MTƯD + P [Nhà sản xuất -Producer]

Mỹ thuật ứng dụng có nền tảng là Mỹ thuật công nghiệp hay nói cách khác là bao hàm Mỹ thuật công nghiệp bởi vấn đề sản xuất chế tạo những sản phẩm đưa vào ứng dụng cụ thể trước hết thuộc về lĩnh vực sản xuất [thường là sản xuất công nghiệp].

Design công năng và hình thức sản phẩm

Trong lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng điểm phân biệt căn bản với mỹ thuật tạo hình chính là ở công năng vật chất của sản phẩm. Lịch sử Design và quá trình phát triển của Design chính là vấn đề quan niệm phần hơn của hình thức hay công năng và cuộc tranh luận về công năng hay hình dáng [hình thức] của sản phẩm trong thế kỉ XX lại càng trở nên bất phân thắng bại.




Khung cảnh của một xưởng thiết kế mỹ thuật thời Phục hưng

Nếu như trước đây, thời Design thủ công, vấn đề hình thức sản phẩm được nâng thành tác phẩm nghệ thuật để chứng tỏ tài ba và sự khéo léo của bàn tay con người, công năng sản phẩm được xếp hàng thứ yếu và được coi như một phần của chính hình thức sản phẩm. Ngay cả các phong trào nghệ thuật cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX cũng chỉ là những thay đổi mang tính hình thức bởi những người tiên phong chỉ chủ trương tìm kiếm hình thức mới của hoa văn trang trí cho sản phẩm để phù hợp với thời đại công nghiệp hóa đang diễn ra khắp châu Âu khi đó.

Chính vì thế những motive hình dáng sản phẩm ít thay đổi. Có nghĩa là những vấn đề mang tính thẩm mỹ cũng không có những thay đổi triệt để, mặc dù cũng đã có những nghệ sĩ cấp tiến như Adolf Loos [trường phái Secession Vienna, Áo] hô hào “Hoa văn là tội ác” và kêu gọi hướng tới thẩm mỹ hiện đại – thẩm mỹ không hoa văn trang trí, nhưng thực ra phong trào nghệ thuật hiện đại [mệnh danh hiện đại] thực chất chỉ dừng lại ở chỗ “gột rửa hoa văn trang trí” mà không hướng tới thẩm mỹ công nghiệp mới và mang nặng tính thủ công mỹ nghệ, cũng bởi do chủ trương phản đối công nghiệp sản xuất hàng loạt.

Chỉ sau khi đại chiến thế giới thứ nhất kết thúc năm 1918 và xu thế phát triển công nghiệp hóa đã được khẳng định thì vấn đề Design công nghiệp trở thành vấn đề cấp thiết, đòi hỏi có những quan niệm thẩm mỹ công nghiệp hiện đại tương thích phương thức sản xuất công nghiệp. Trường Bauhaus ở Weimar của Đức được thành lập trên cơ sở hợp nhất Trường Mỹ nghệ Weimar do Henry van de Velde [kiến trúc sư, Design Bỉ, cha đẻ của Trường phái Tân Nghệ thuật Bỉ] làm Giám đốc và Viện hàn lâm nghệ thuật Weimar do Muthesius làm giám đốc đã xác định được rõ nét xu hướng tạo dáng công nghiệp mới dựa trên nền tảng lấy công năng của sản phẩm làm gốc và hình thức phải tuân theo công năng.

Khẩu hiệu nghệ thuật “Hình dáng theo công năng” [Form follows function] trở thành tôn chỉ nghệ thuật của phái Công năng chủ nghĩa [Funtionalism] coi trọng công năng hơn hình thức. Đó cũng chính là phong cách Design công nghiệp tiêu biểu của thế kỉ XX phù hợp phương thức sản xuất công nghiệp hàng loạt, trở thành mẫu mực cho việc phát triển Designer công nghiệp ở các nước đang tiến hành công nghiệp hóa như VN. Design hỗ trợ cho sản xuất công nghiệp hóa và hiện đại hóa, mang lại hiệu quả kinh tế nhất là cho những ngành công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng, đặc biệt trong lĩnh vực Design đồ họa quảng cáo

Thẩm mỹ công nghiệp hiện đại

MMS = Mode + Modern + Style [Mốt + HIện đại + Phong cách]

Sự khác biệt giữa thẩm mỹ truyền thống có tính hàn lâm như quan niệm của nghệ thuật tạo hình đối với Design chưa đủ. Thẩm mỹ công nghiệp hiện đại mang tính thực tiễn và gắn liền với sự tồn tại của cuộc sống vận động không ngừng. Cái mới, cái khác đời, cái đẹp chưa được định nghĩa của một sản phẩm vươn tới thì tương lai ngay trong quá trình tồn tại của nó, khiến cho lỗi mode, lạc hậu là sự biểu hiện của hình thể không còn hợp thời, bị phế bỏ, thay thế bởi kiểu dáng tân thời hơn ngay cả khi công năng của chúng còn hữu hiệu. Hàng second-hand tồn tại bởi giá trị biểu hiện của hình thể đó còn có ý nghĩa trong môi trường khác, phù hợp nhãn quan và mục đích sử dụng khác. Môn học Thẩm mỹ công nghiệp là hết sức cần thiết.

LƯỢC SỬ Designer

Nghệ thuật thủ công có truyền thống hàng ngàn năm đã để lại di sản khổng lồ cho nhân loại. Những phong cách thời đại trong lịch sử văn minh loài người chứng tỏ tính sáng tạo, trí thông minh và bàn tay khéo léo của con người đã có từ rất sớm và ngày càng phát triển đa dạng, phong phú. Thế giới kiến trúc và đồ vật con người tạo ra là một phần không thể tách rời của nền văn hóa mỗi dân tộc, mỗi vùng miền. Quá trình mỹ thuật hóa đồ vật nhằm hoàn thiện ngày một cao hơn đời sống vật chất và tinh thần của con người cũng là cuộc đấu tranh không mệt mỏi của rất nhiều thế hệ. Văn minh phương Tây và văn hóa phương Đông được thể hiện qua nhiều lăng kính, một trong số đó là “thiên nhiên thứ hai”, là thế giới kỹ quyển con người tạo dựng và được thể hiện qua những phong cách đặc trưng riêng, rõ ràng và phân biệt. Đặc biệt phong cách phương Đông với bề dày truyền thống và sự liên tục kéo dài tạo được dấu ấn đặc sắc, được phương Tây ngày càng ngưỡng mộ.

Những hình thức biểu hiện, những dấu ấn phong cách của nghệ thuật thủ công tạo được nhờ bàn tay khéo léo, nhờ ý chí và sức lực của con người trong một môi trường tự nhiên và xã hội phù hợp. Những phong cách lớn của các thời đại ngày xưa, Antique cổ đại, Gothic trung cổ, Phục hưng Renaissance, Baroque cận hiện đại ... là minh chứng của lịch sử văn minh, của khả năng sáng tạo nghệ thuật và cũng là lý tưởng thẩm mỹ thời đại đã qua. Phong cách thời đại bao trùm trên một vùng rộng lớn nhiều lãnh thổ, quốc gia, nhưng có lẽ cũng xuất phát từ những dấu ấn cá nhân, tạo dần thành trường phái, thành phong cách nhóm để dần hình thành, hưng thịnh và phát triển rộng khắp cho đến khi một phong cách khác thay thế, thịnh hành.

Design như một ngành nghề đặc biệt của thời đại công nghiệp, xuất hiện từ giữa thế kỉ XIX. Cách mạng công nghiệp gắn liền với phương thức chế tạo cơ khí, sản xuất dây chuyền hàng loạt, đã thay thế dần phương pháp thủ công đơn chiếc truyền thống, sự phân công lao động thời công nghiệp đã hình thành công việc thiết kế độc lập như một nghề nghiệp. Trên cơ sở xu hướng phong cách của form thay đổi có các phân kỳ Design như:

1850 – 1914 : Các phong trào cải cách và Nghệ thuật mới
1850 – 1914 : Các phong trào cải cách và Nghệ thuật mới
1950 – 1980 : Hình dáng tốt và những lựa chọn mới
1980 – nay : Chủ nghĩa Hậu hiện đại và Design đa hướng

Nhiệm vụ của ngành Design đã luôn thay đổi theo thời gian, luôn được mở rộng và trong thời gian qua đã không còn chỉ dừng ở việc tạo dáng sản phẩm. Ngay cả khi người ta bỏ qua việc sử dụng thuật ngữ một cách quá lạm dụng thì rõ ràng ý nghĩa của ngành Design trong tương lai vẫn gia tăng cùng với việc mở rộng nhiệm vụ của lĩnh vực này. Mặc dù đang có những than phiền về tình trạng các thị trường bị xé nhỏ, song sự đa dạng của sản phẩm và hình dáng sẽ tiếp tục gia tăng, bởi sự nỗ lực để đạt được tính riêng tư và để tạo ra sự phân biệt với các đối thủ cạnh tranh khác sẽ khuyến khích quá trình phát triển đó.

Bức tranh của tình hình Design hiện hành sẽ ngày một phức tạp hơn, các nhà lý luận, các nhà phê bình và những người trong cuộc Designerer sẽ phải hành động giống như ở các lĩnh vực nghệ thuật đã có từ trước [hội họa, kiến trúc…] và phải chọn cho mình những lĩnh vực chuyên môn và những vấn đề riêng lẻ đặc biệt.

Tương lai thật khó có thể đoán trước. Chúng ta đã từng nhận định, thế kỉ XX đã qua có thể được ghi nhớ như thế kỉ của những cao ốc [mass-building], đa truyền thông [mass-communication], đại tiêu dùng [mass-consuming] và sản xuất hàng loạt [mass-production], cũng là thế kỉ của Designer đại chúng [for mass Designer]. Thế kỉ 21 hiện nay với nền văn minh đã bước sang một trang mới, nền văn minh tin học, nền kinh tế tri thức, nền sản xuất thích ứng và vì thế, Design cảm hứng, Design biểu tượng, Designnghệ thuật.

Đó là những thành phố tương lai kiểu ốc đảo, là nhà ở với những tiện ích tin học, là thông tin vô tuyến hữu hình, là sản phẩm nghe nhìn và sản phẩm đa năng max-mini [Max công năng – Mini hình dáng], là phương tiện giao thông tự hành, là sinh hoạt giải trí cộng đồng, là du lịch nghịch cảnh sinh thái, là thế giới ảo cá thể… Design kiểu CAD/CAM chuyển sang DBC/MBC [Designer by computer/ manufacturing by computer].[1]

Design PHÁP, ĐỨC, HOA KỲ, ITALIA, NGA VÀ NHẬT BẢN, NHỮNG NỀN Design TIÊU BIỂU CỦA THẾ KỈ XX
Pháp – Nghệ thuật và văn hóa

Quá trình đơn giản hóa hình thức bề ngoài cũng chính là quá trình thay đổi về quan niệm thẩm mỹ trước hết ở giới nghệ sĩ trong mọi lĩnh vực hoạt động nghệ thuật và sau đó là toàn xã hội. Nghệ thuật mới Art Nouveau ở Pháp là điểnhình quan niệm đề cao vẻ đẹp của sản phẩm thủ công, của những hoa văn motive thiên nhiên làm hình thức trang trí căn bản.

Điều đó dẫn đến quá trình “gột rửa” hoa văn phức tạp trước đây thành những kiểu thức hoa văn tự nhiên, hữu cơ và đơn giản hơn. Mục tiêu của những phong trào nghệ thuật mới này không chỉ ở Pháp mà ở cả châu Âu khi đó là nhằm cạnh tranh với sự lớn mạnh và bành trướng của sản xuất công nghiệp đang thắng thế nhưng cho ra sản phẩm thiếu thẩm mỹ.



Một sản phẩm của trường phái Art nouveau

Những sản phẩm thủ công từ trường phái Nancy, Paris của Pháp tiêu biểu cho phong cách Nghệ thuật mới, mệnh danh phong trào nghệ thuật hiện đại khi bước sang thế kỉ XX. Đó là những sản phẩm đồ gỗ, vải dệt, đồ thuỷ tinh,
gốm sứ tinh xảo và lộng lẫy như những tác phẩm nghệ thuật, vẫn gợi lại hình bóng của các phong cách cổ điển Baroque thế kỉ XVII, XVIII trước đây. Dòng nghệ thuật trang trí như vậy vẫn tiếp tục để đến thập niên 1920s, 1930s ở Pháp Paris tiếp tục trở thành kinh đô nghệ thuật và văn hóa thế giới, và Nghệ thuật trang trí Art Déco lại nảy mầm và kết trái, đạt tới đỉnh cao tại đây dù châu Âu mới trải qua cuộc Thế chiến lần thứ nhất 1914-1918 tàn khốc và chết chóc.

Nghệ thuật trang trí Art Déco, Nghệ thuật mới Art Nouveau của Pháp và châu Âu vẫn có đất sống bởi lối sống phù hoa của giới quý tộc thượng lưu, của cả tầng lớp trung lưu thị dân đua đòi. Những Hector Guimar, Majorellé, Daum, Gallé là những nghệ sĩ đã làm nổi danh nghệ thuật thủ công trang trí Pháp.

Cũng ở Paris nghề Design thông qua sự thăng hoa của ngành thời trang như bằng chứng của quá trình phục hưng kinh tế châu Âu sau thế chiến lần thứ nhất đã lần đầu tiên được nhắc đến như một lĩnh vực nghệ thuật và kinh doanh cao quý – Design là kinh doanh nghệ thuật. Những tên tuổi lớn của ngành thời trang Pháp từ thập niên 1930s luôn tỏa sáng. Đó là Coco Chanel, Pier Cardin, … và những mẫu thời trang, những buổi trình diễn thời trang như một loại hình nghệ thuật đặc sắc, vì ở đó có những bộ trang phục đẹp, và trên hết ở đó có những người mẫu tuyệt sắc, hấp dẫn và đầy mơ mộng. Design và Designerer từ đó được biết đến một cách hấp dẫn và đầy triển vọng. Kiến trúc sư và Designerer [gốc Thuỵ Sĩ] Le Corbusier, Designerer P. Stack … tiêu biểu cho trường phái kiến trúc hiện đại và nền Designer mới của Pháp.

Chiến tranh thế giới thứ nhất cũng mang lại cơ hội để Design công nghiệp lên ngôi, bởi những tranh luận về nghệ thuật thiết kế theo phương thức thủ công hay công nghiệp đã đến hồi kết. Phương thức sản xuất công nghiệp hàng loạt thắng thế bởi nhu cầu số lượng cần bồi đắp sau những mất mát và tàn phá bởi cuộc đại chiến lần 1 của thế kỉ XX. Design đậm chất nghệ thuật và văn hóa Pháp nhường chỗ cho Design công năng của người Đức.

Đức – Chủ nghĩa công năng và Hình dáng tốt

Ở Đức, tại Weimar, trường Bauhaus được thành lập và trang sử mới của ngành Design công nghiệp bắt đầu.

Lịch sử Design công nghiệp thường được coi như bắt đầu từ khi có trường Bauhaus, bởi chỉ từ khi có Bauhaus, một phong cách mới của Design coi trọng tính hiệu quả của sản xuất, coi Design chính là phương tiện để hoàn thiện sản phẩm trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt nhằm mục tiêu phục vụ đa số con người một cách tốt nhất mới trở thành một phong cách chính thống của Design công nghiệp trong thế kỉ XX.

Những tên tuổi lừng danh như Peter Behrens từ trào lưu Phong cách trẻ, một trong những nhà sáng lập Liên đoàn lao động thủ công Đức năm 1907, cha đẻ của Design công nghiệp Đức với những đóng góp ứng dụng Design mẫu mực cho hãng điện dân dụng AEG và góp phần để có Bauhaus thành lập năm 1919, cũng là người đề cử Walter Gropius giữ trọng trách quản lý trường Bauhaus.

Chủ nghĩa công năng thắng thế Nghệ thuật mới, và Bauhaus trở thành cái nôi của phong cách quốc tế công năng chủ nghĩa.

Những bậc thầy của trường phái này như W. Gropius, Ludwig Mies van der Rohe, Marcel Breuer,… cùng các tác phẩm của mình đã khẳng định ưu thế của Design công nghiệp, Design sản phẩm không hoa văn trang trí.


Một số thiết kế nổi tiếng từ Bauhaus

Mặc dù thời gian tồn tại của Bauhaus ngắn ngủi 14 năm nhưng dấu ấn nó để lại rất lớn. Trường Tạo dáng công nghiệp Ulm [1953-1968] của Đức sau này đã cố gắng noi theo Chủ nghĩa công năng và mong muốn kế tục Bauhaus, nâng Chủ nghĩa công năng thành phong cách Hình dáng tốt [Good form, Good Design] để có Chủ nghĩa tân công năng và Chủ nghĩa công năng trở thành phong cách tiêu biểu của Design công nghiệp trong suốt giữa thế kỉ XX và đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Nói đến Design Đức là nói tới chất lượng và sự hoàn hảo công năng.

Tp.HCM, 12/2006
ThS. Trần Văn Bình
Hết phần I













Video liên quan

Chủ Đề