Chống rung quang học trên iPhone

Thứ bảy, 21/11/2020,

Sensor Shift có thể gọi là điểm nhấn trong công nghệ của dòng iPhone 12 Pro Max. Thậm chí Apple đã xác định đích danh iPhone 12 Pro Max là hệ thống camera smartphone tân tiến nhất trên thị trường hiện tại. Tuy nhiên vì bị chậm trễ bán ra nên Sensor Shift đã vô tình bị chìm trong quá nhiều các thông tin khác.

Kênh Youtube JerryRigEverything đã đăng tải một video mở cụm camera của iPhone 12 Pro Max và iPhone 12 Pro. Lần này không đơn giản chỉ là gỡ modul camera mà thậm chí là tháo rời ống kính và cảm biến nhằm cho chúng ta thấy Sensor Shift khác với chống rung quang học OIS thông thường như thế nào.

Chúng ta có thể thấy rõ ràng, cụm cảm biến của iPhone 12 Pro Max lớn hơn so với iPhone 12 Pro. Nhưng thực tế lớn hơn bào nhiêu thì không biết. Kích thước lớn hơn này không có nghĩa là iPhone 12 Pro Max sử dụng cảm biến khác mà là cơ chế dịch chuyển cảm biến trên camera lớn hơn so với cảm biến tĩnh của iPhone 12 Pro.

Chống rung quang học [OIS] thông thường được trang bị trên iPhone 12 Pro hay đa phần các mẫu smartphone khác trên thị trường hiện tại cho phép ống kính của máy dịch chuyển nhẹ nhằm triệt tiêu các rung động nhỏ gây ra khi chụp hình. Hiện tại OIS vẫn là một tính năng rất cao cấp, phần lớn chỉ xuất hiện trên các mẫu smartphone flagship.

Sensor Shift có phần tương đương OIS nhưng được lấy cảm hứng từ công nghệ Body Image Stabilization [IBIS] trên những chiếc máy ảnh DSLR nhiều hơn. Thay vì chỉ dịch chuyển mỗi ống kính, toàn bộ cảm biến của iPhone 12 Pro Max đều có thể di chuyển. Điều này giúp ống kính và cảm biến đồng bộ, tạo ra hiệu quả chống rung tốt hơn hẳn.

Chính vì điều này, nên Apple tự tin khẳng định iPhone 12 Pro Max sở hữu hệ thống camera tốt nhất trên thế giới smartphone. Có vẻ như kích thước lớn của hệ thống cảm biến này chính là lý do khiến dung lượng pin iPhone 12 Pro Max giảm so với thế hệ trước, và trên iPhone 12 Pro cũng không đủ chỗ trang bị. Nhưng để đánh đổi bằng khả năng chống rung tuyệt đối thì vẫn rất đáng giá.

XTmobile.vn

Công nghệ chống rung quang học OIS chụp ảnh trên smartphone

Công nghệ chống rung quang học OIS là gì? Nguyên tắc hoạt động của OIS như thế nào? Công nghệ này mang đến ưu điểm gì khi chụp ảnh trênsmartphone? Cùng Điện máy HC tìm hiểu trong bài viết dưới đây

Công nghệ chống rung quang học OISlà gì?

OIS [Optical Image Stabilization] – công nghệ chống rung quang học về cơ bản là dùng một chip cảm biến để nhận biết độ rung của máy theo góc nào, từ đó gửi thông tin về cho một bộ vi xử lý điều khiển một thấu kính có thể dịch chuyển nằm trong lòng ống kính theo góc đó, sao cho hình ảnh thu được vẫn giữ nguyên, không bị rung lắc.

Nguyên tắc hoạt động của OIS

Nguyên tắc hoạt động của chống rung quang học, nghĩa là khi vật thể hoặc khung hình chuyển động. Với một camera có chống rung quang học OIS, thấu kính bên trong sẽ có khả năng dịch chuyển theo hướng tương tự, để bù trừ cho sự thay đổi vị trí của vật thể, khung hình. Điều này tương tự với thuyết tương đối trong vật lý học.

Chống rung quang học trênđiện thoạihoạt động như thế nào?

Chiếcsmartphonecó công nghệ chống rung quang học sẽ được trang bị một chip cảm biến để ghi nhận sự rung động từ điện thoại, từ người cầm và sử dụng điện thoại… Sau đó gửi thông tin đến bộ vi xử lý. Vi xử lý sẽ điều khiển các bộ phận bên trong ống kính, sẽ di chuyển, xoay, quay lệch góc, nghiêng,… sao cho ổn định được thấu kính và giảm thiểu tối đa sự rung động để từ đó ổn định bức ảnh.

Ưu điểmcủa công nghệ chống rung quang học OIS

Chế độ chống rung quang học phát huy ưu thế trong điều kiện chiều tối và cần phải phơi sáng. Lúc này với một chiếc smartphone bình thường thì việc phơi sáng dễ dẫn tới việc rung lắc tay khiến bức ảnh dễ bị mờ nhòe. Lúc này smartphone có tích hợp công nghệ chống rung quang học OIS sẽ cho thấy thế mạnh của mình trong việc giúp hình ảnh hạn chế rung lắc, cho ra hình ảnh đẹp và sắc nét hơn.

Với những thông tin chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn vềcông nghệ chống rung quang học OIS. Bạn có thể tham khảo chọn dòngsmartphone có công nghệ hiện đại này để trải nghiệm phong cách chụp ảnh chuyên nghiệp, sở hữu cho mình những bức hình sắc nét, ấn tượng, nổi bật.

2 cách chống rung quang học OIS: chống rung trong ống kính và dịch chuyển cảm biến

Ổn định hình ảnh quang học, hay còn được gọi là OIS, Optical SteadyShot, SR, VC, VR, MEGA O.I.S tùy hãng, là một công nghệ giúp chúng ta chụp ảnh thiếu sáng rõ ràng hơn, đỡ bị nhòe ảnh, hoặc khi quay phim thì đỡ rung khung hình. Trong bài này mình giải thích 2 loại công nghệ OIS phổ biến hiện nay.

Vì sao khi chụp ảnh, quay phim lại cần tới OIS? Về cơ bản khi bạn chụp hay quay gì thì bạn cũng cầm máy trên tay, mà tay bạn thì chắc chắn sẽ rung. Khi bạn chụp một tấm ảnh ở bối cảnh có đủ sáng, thời gian phơi sáng của cảm biến không dài, chỉ 1/100 giây, 1/200 giây, thậm chí nhanh hơn nữa nên sự rung không thể hiện rõ ràng. Nhưng trong bối cảnh tối, thiếu sáng, thì thời gian phơi sáng phải kéo dài hơn, có thể phải là 1/8 giây, 1/10 giây, thậm chí 1 giây, 2 giây. Trong thời gian chụp lâu như vậy, cảm biến vẫn liên tục ghi nhận hình ảnh và những cái rung tay của bạn dù nhẹ cũng có thể khiến cho hình ảnh bị nhòe đi [hay nói cách khác là ánh sáng từ chủ thể đến cảm biến bị lệch so với đường đi của ánh sáng ban đầu, tạo ra hiện tượng mờ, nhỏ].


Khi quay phim, máy liên tục ghi nhận khung hình, và giữa các khung hình nếu có sự rung tay thì hình ảnh cũng sẽ bị lệch so với bạn đầu, tạo ra cảm giác giật giật, rung rung mà bạn thường thấy. Đó là lý do vì sao người ta làm ra chân máy [tripod, hoặc monopod], để bạn gắn máy ảnh lên chụp hình, quay phim cho vững chắc, hạn chế tối thiểu thậm chí loại bỏ hoàn toàn hiện tượng rung tay, hình ảnh sẽ rõ ràng hơn. Nhưng không phải lúc nào cầm theo chân máy cũng tiện vì nó to và nặng, cồng kềnh.

Để giải quyết vấn đề này, các nhà sản xuất máy ảnh đã sử dụng công nghệ chống rung quang học [OIS], sau này cũng được đem lên smartphone, máy quay phim.

Với những người mới chụp ảnh, nhiều người lầm tưởng OIS là khả năng chụp bắt dính chuyển động của camera, cái này không phải nhe các bạn. Đây là một tính năng khác hoàn toàn, không liên quan tới chống rung quang học.

Trong ống kính của máy ảnh thực chất là một loạt các thấu kính khác nhau được sắp xếp theo thứ tự nhất định. Ánh sáng sẽ đi qua tất cả những thấu kính này trước khi tới được cảm biến để hiển thị hình ảnh và được cảm biến ghi nhận, chuyển vào cho bộ xử lý kết xuất thành tấm ảnh mà bạn có thể xem được. Trong hệ thống chống rung bằng ống kính, có một hoặc một số thấu kính có khả năng di chuyển so với trục chính của nó. Như bạn thấy trong hình bên dưới, khi máy ảnh phát hiện rung, nó sẽ tự động tính toán khoản cách bị lệch so với ban đầu và dịch chuyển thấu kính lên cao hơn một chút để “bẻ” lại tia sáng cho khớp với vị trí ban đầu, như vậy thì hình ảnh sẽ không bị mờ nhòe nữa. Cái này là một hành động dùng để “bù” lại chuyển động của bạn.


Trong nhiều ống kính [lens] máy ảnh, bạn sẽ thấy chức năng chống rung này. Khi đem lên điện thoại, việc tích hợp chống rung bằng ống kinh sẽ phức tạp hơn vì không gian nhỏ hẹp nên sẽ ít thấy hơn, nhưng không phải là không có.

Nhược điểm của chống rung ống kính đó là ống kính có OIS sẽ đắt tiền hơn so với ống kính bình thuờng.

Cách hoạt động của hệ thống chống rung quang học bằng cách dịch chuyển cảm biến cũng tương tự như trên, nhưng thay vì dịch chuyển thấu kính thì máy sẽ dịch chuyển cảm biến lên xuống [và ở một số dòng là dịch chuyển được cả trái phải] để điều chỉnh lại hướng đi của ánh sáng. Như hình bên dưới, cảm biến có thể dịch chuyển theo chiều ngang, dọc và cả xoay nữa [pitch].

Tác dụng của nó cũng tương đương với chống rung bằng ống kính, và hiện nay chống rung cảm biến đang được dùng nhiều trên cả máy ảnh lẫn smartphone vì không cần không gian rộng, có thể thu nhỏ lại hệ thống chống rung dễ dàng.

Để phát hiện bạn “rung” theo hướng nào, smartphone và máy ảnh thường sử dụng gia tốc kế và con quay hồi chuyển. Bằng cách này nó biết được phương rung, hướng rung, độ rung là bao nhiêu rồi ra lệnh cho cảm biến hay ống kính điều chỉnh lại. So với chống rung trong ống kính, chống rung bằng cảm biến sẽ ít hiệu quả hơn khi chụp ở tiêu cự dài. Tuy nhiên với smartphone thì cái này không quá nghiêm trọng. Với máy ảnh thì khác biệt sẽ rõ ràng hơn, nhưng đa số ống kính tiêu cự dài hiện nay cho camera đều có OIS cả rồi nên cũng không lo.

Hệ thống OIS trên chiếc iPhone 12 Pro có thể điều chỉnh tối đa 5000 lần mỗi giây, gấp 5 lần so với iPhone 11 Pro, như vậy thì nó có thể bù lại chuyển động rung rất nhanh chóng. Ít nhà sản xuất đưa ra thông số này nên chúng ta cũng không so sánh được.

Video liên quan

Chủ Đề