Khi nào sinh viên được đi học lại

TPO - Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, tất cả sinh viên, học viên của các trường, đơn vị trực thuộc sẽ  trở lại học trực tiếp từ 28/2.

Để chuẩn bị các công tác chống dịch COVID-19, đảm bảo an toàn cho sinh viên, học viên trở lại học trực tiếp, Đại học Quốc gia Hà Nội [ĐHQGHN] đề nghị các đơn vị đào tạo khẩn trương xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể, tổ chức giảng dạy học tập theo lịch trình năm học và tuân thủ các quy định về đảm bảo chất lượng đào tạo, đồng thời tăng cường các biện pháp hỗ trợ sinh viên trong điều kiện dịch bệnh.

Sinh viên ĐHQGHN trong phòng thí nghiệm.

Trong đó, ĐHQGHN khuyến nghị sinh viên tiêm tối thiểu 2 mũi vắc xin phòng ngừa COVID-19; đối với những sinh viên chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin, đơn vị liên hệ với Bệnh viện, Y tế địa phương để hỗ trợ sinh viên được tiêm ngay trong tuần đầu trở lại trường học; xây dựng phương án phòng chống dịch bệnh phù hợp với thực tế và phương án chăm lo hỗ trợ sinh viên thuộc diện F0 sống xa gia đình, ở trọ bên ngoài cũng như trong Ký túc xá [KTX]; có phòng cách ly riêng ở khu giảng đường khi phát hiện sinh viên nghi F0 và thiết bị đo nhiệt độ, nước sát khuẩn, khẩu trang,.. để phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh.

Đồng thời, có kế hoạch, hướng dẫn học bù, học lại, thi lại cho sinh viên không may mắc COVID - 19 [F0] và sinh viên thuộc diện phải cách ly [F1] sao cho phù hợp và đảm bảo chất lượng đào tạo [đơn vị đào tạo không được thu thêm học phí, lệ phí và chủ động xây dựng chính sách chung cho các đối tượng này].

Thành lập Tổ công tác phản ứng nhanh để xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến dịch COVID-19. Có số điện thoại hotline thông báo ở các khu giảng đường để hỗ trợ sinh viên khi cần.

Khẩn trương gửi các giáo trình còn thiếu về Trung tâm Thông tin Thư viện ĐHQGHN để số hóa giáo trình phục vụ người học [có thể dễ dàng tìm kiếm các tài liệu cần thiết cho ngành học của mình].

Đối với các đơn vị có sinh viên quốc tế, tiếp nhận sinh viên, xây dựng kế hoạch dạy và học phù hợp theo các quy định hiện hành của ĐHQGHN và của Bộ GD&ĐT, đồng thời gửi danh sách sinh viên cần hỗ trợ nhập cảnh, xin visa về ĐHQGHN.

ĐHQGHN cũng yêu cầu Trung tâm Hỗ trợ sinh viên có phương án phòng chống dịch bệnh chi tiết, phù hợp với điều kiện thực tế và phương án cách ly, chăm sóc hỗ trợ sinh viên thuộc diện F0 tự cách ly trong KTX.

Xét công nhận GS, PGS 2021: Bất ngờ mang tên ngành Toán

Không để F0 lây lan trong trường khi học sinh đi học trở lại

Chuẩn bị đủ điều kiện an toàn để đón học sinh mầm non, tiểu học

Nghiêm Huê

Sinh viên hoang mang khi trường đại học thay đổi kế hoạch học trực tiếp

Ảnh minh họa: TTXVN

VTV.vn - Nhiều sinh viên đã bày tỏ sự lo lắng, hoang mang khi phải đối diện trước việc tiền nhà đã cọc nhưng phải quay về quê do trường tạm hoãn việc học trực tiếp.

Do tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Hà Nội diễn biến phức tạp, nhiều trường đại học như Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Công đoàn Việt Nam, Đại học Mỏ - Địa chất… đã có thông báo tạm dừng việc dạy và học trực tiếp tại trường, chuyển sang hình thức học trực tuyến cho đến khi có thông báo mới.


Nhiều trường đại học ra thông báo tạm hoãn việc học trực tiếp

Sau một thời gian khá dài học trực tuyến, khi nghe thông báo trở lại trường học, nhiều sinh viên đã háo hức chuẩn bị từ việc tìm kiếm phòng trọ cũng như các tư trang khác để phục vụ cho việc học tập tại trường của mình. Đặc biệt là các tân sinh viên, sau một khoảng thời gian chật vật tìm phòng trọ, thích nghi với cuộc sống "xa gia đình" nhưng chỉ sau vài ngày, các em lại "điêu đứng" trước thông báo tạm hoãn học trực tiếp của trường khi "tiền trọ đã cọc, làm sao để trả phòng?".

Nhiều sinh viên tỏ ra rất lo lắng, hoang mang khi phải đối diện với vấn đề này. Bạn Nguyễn Thị Hiền [sinh viên năm 4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền] chia sẻ: "Mình cảm thấy khá là rắc rối bởi vì các trường đại học đều thông báo đi học trực tiếp cùng một khoảng thời gian nên các sinh viên sẽ phải lên Hà Nội tìm trọ cùng nhau. Và khi mà sinh viên chúng mình đã tìm được trọ và cọc tiền rồi, trường lại thông báo tạm hoãn [đến lúc nào thì mình cũng không biết], điều đó có nghĩa là chúng mình sẽ phải trả trọ nhưng lại mất tiền cọc. Mình thì không đi làm trên HN nên mình phải trả lại trọ."

Điều mà đa số sinh viên quan ngại ở đây không phải về vấn đề học tập theo phương thức nào, mà chính là việc tính toán thế nào với số tiền đã cọc để thuê nhà. Nhiều sinh viên sau khi nhận thông báo đi học trực tiếp, đã chật vật lên Hà Nội để tìm phòng trọ. Nhu cầu tăng cao nên việc tìm được nhà trọ ưng ý cũng rất khó. Có những bạn phải chấp nhận bỏ ra số tiền cọc lớn từ 4-5 triệu cho 1 căn phòng, hoặc phải ở ghép từ 2-3 bạn/phòng để giảm chi phí thuê trọ cũng như chi phí sinh hoạt.

Do đã lỡ cọc tiền trọ nên có nhiều sinh viên lựa chọn ở lại học online chờ đến khi có thông báo học trực tiếp tại trường. Bên cạnh đó thì vẫn còn nhiều bạn đang phân vân vì không biết có nên về quê hay không.

Theo bạn Đào Thanh Thư [sinh viên Trường Đại học Kiến trúc] cho biết: "Theo mình thấy các trường Đại học hãy cứ chờ khi nào tình hình dịch ổn định thì thông báo cho sinh viên đi học. Bởi vì Hà Nội có rất nhiều người đến người đi nên khó tránh việc lây nhiễm lẫn nhau, thực tế thì hiện giờ F0, F1,... cũng đã xuất hiện quá nhiều và có đôi phần tự do rồi. Việc tạm hoãn và ra các thông báo bất ngờ thì rất bất lợi cho sinh viên như chúng mình. Từ khi đại dịch bùng phát, nhiều bạn sinh viên đã phải đi làm vất vả để gồng gánh tiền nhà, nếu tình trạng này tiếp diễn thì e là rất khó cho sinh viên."

Không chỉ sinh viên mà về phía các phụ huynh cũng đang rất quan tâm về vấn đề này. Khi dịch bệnh ở thành phố Hà Nội bùng phát, số ca nhiễm COVID-19 tăng chóng mặt lên đến hàng nghìn ca trong một ngày, điều mà đa số phụ huynh lo ngại chính là con em mình đi học trong điều kiện dịch bệnh khó kiểm soát. Một phần phụ huynh rất hài lòng vì các trường đã kịp thời hoãn lịch học trực tiếp để đảm bảo sức khỏe cho sinh viên.

Cô Đặng Thị Hằng [Thái Bình] đang có con là sinh viên năm 3 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ: "Sau khi nghỉ Tết có thông báo con đi học trở lại trường, cô khá lo lắng cho tình hình sức khỏe của con. Cô đưa con lên Hà Nội thuê lại phòng trọ [do trước đó vì lịch học online quá lâu nên bạn ý có trả lại phòng trọ], chuẩn bị các vật dụng thiết yếu cho bạn ấy đầy đủ, rồi làm hợp đồng cọc nhà các thứ. Mẹ về lại quê nhưng vẫn đứng ngồi không yên. Nhưng khi bạn ấy gọi điện thông báo hoãn học trực tiếp, cô cũng vui một phần vì ít ra con mình cũng hạn chế được việc tiếp xúc với nhiều người, hạn chế ra ngoài và đảm bảo được sức khỏe tốt. Nhà trường kịp thời cho hoãn học khi dịch bệnh căng thẳng như vậy là rất hợp lý".

Mặc dù các trường đại học ra thông báo tạm hoãn học trực tiếp khá bất ngờ, song đây cũng chính là giải pháp tốt để phòng tránh dịch bệnh COVID-19 lây lan phức tạp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Sinh viên thời gian này nên tuân thủ quy định phòng chống dịch để hạn chế lây lan dịch bệnh và công việc học tập sớm trở lại bình thường.

"Sốt" phòng trọ, nhiều trường đại học hỗ trợ tìm phòng cho sinh viên

VTV.vn - Nhiều đoàn trường đã lập hội nhóm, fanpage để hỗ trợ sinh viên tìm nhà trọ sau Tết.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

trường đại học, tình hình dịch bệnh, Học viện Báo chí, đại học công đoàn, Đại học Mỏ - Địa chất, Thành phố Hà Nội

Video liên quan

Chủ Đề