Chồng công chúa mako là ai

Chuyện tình kéo dài 9 năm của Công chúa Nhật Bản Mako với bạn trai đã kết trái ngọt khi cặp đôi chính thức kết hôn vào hôm nay [26/10]. 

Hôm nay [26/10], Cơ quan Nội chính Hoàng gia Nhật Bản thông báo Công chúa Mako đã kết hôn với hôn phu Kei Komuro sau 4 năm họ công khai tuyên bố đính hôn.

Điều đáng nói, Công chúa Mako đã từ bỏ tổ chức đám cưới hoàng gia theo truyền thống, do vấn đề tranh chấp tài chính liên quan đến mẹ của chú rể vốn kéo dài suốt nhiều năm qua.

Công chúa Nhật Bản Mako chính thức kết hôn với người bạn trai Kei Komuro sau 9 năm yêu đương. [Ảnh: Kyodo]

Theo Kyodo, Cơ quan Nội chính Hoàng gia Nhật Bản đã đệ trình các thủ tục pháp lý để đăng ký kết hôn thay mặt cho vợ chồng Công chúa.

Cặp đôi mới cưới đều 30 tuổi. Họ sẽ tổ chức họp báo tại một khách sạn ở thủ đô Tokyo lúc 14h [giờ địa phương]. Tuy nhiên, họ sẽ chỉ có lời phát biểu mở đầu và trả lời 5 câu hỏi đã được giới truyền thông gửi từ trước và được lựa chọn để trả lời. Câu trả lời cũng được in sẵn ra giấy và phát cho phóng viên.  

Đây là quyết định của Công chúa Mako do cô bị mắc chứng rối loạn căng thẳng hậu chấn thương. Trước đó, vào tối ngày 25/10, Cơ quan Nội chính Hoàng gia Nhật Bản cho biết, Công chúa Mako cảm thấy “rất căng thẳng” nếu phải trực tiếp trả lời bằng lời nói trước câu hỏi của báo chí.

Theo quy định của Hoàng gia Nhật Bản sau khi kết hôn vớ thường dân, Công chúa Mako sẽ từ bỏ địa vị hoàng gia và đổi sang họ Komuro của chồng thành tên Mako Komuro.

Vào sáng nay, khi rời khỏi dinh thự Hoàng gia ở Tokyo vào lúc 10 giờ, Công chúa Mako đã cúi đầu nhiều lần trước cha mẹ mình là Thái tử Fumihito và Thái tử phi Kiko, cùng em gái là Công chúa Kako. Công chúa Mako được nhìn thấy mặc chiếc váy màu xanh nhạt và cầm một bó hoa nhỏ.

Hai chị em Công chúa Mako đã ôm chặt nhau trước khi cô lên xe ô tô để tới một khách sạn ở Tokyo tham dự cuộc họp báo cùng chồng. Khoảng 10 quan chức Nhật Bản cũng đã tới chào tạm biệt Công chúa Mako.

Vào ngày mai [27/10], Cơ quan Nội chính Hoàng gia Nhật Bản sẽ chính thức gỡ tên Công chúa ra khỏi gia phả Hoàng gia. 

Vì các thành viên trong gia đình Hoàng gia Nhật Bản không có hộ chiếu nên Công chúa Mako sẽ phải nộp đơn xin nhập cư vào Mỹ như dân thường. Cô dự kiến sang Mỹ sớm nhất vào tháng 11. Chồng của Công chúa Mako đang làm việc tại một công ty luật ở Manhattan. Công chúa Mako cũng đã có bằng Thạc sĩ về nghiên cứu bảo tàng nghệ thuật.

Sau những tranh cãi về việc đính hôn với thường dân, cùng khoản tranh chấp tài chính của mẹ chồng, Công chúa Mako đã từ chối nhận khoản tiền hồi môn 150 triệu yên [1,3 triệu USD]. Đây là số tiền thường được trao cho những phụ nữ trong Hoàng gia Nhật Bản sau khi kết hôn. Công chúa Mako trở thành người đầu tiên từ chối khoản hồi môn có giá trị lớn như trên kể từ thời Thế chiến thứ Hai.

Hồi tháng 11/2020, Công chúa Mako bày tỏ mong muốn được tiến hành đám cưới với Komuro và cho rằng đây là “sự lựa chọn cần thiết” cho cô và hôn phu.

Vượt qua tất cả vì tình yêu

Công chúa Mako gặp Kei Komuro vào năm 2012 khi họ cùng là sinh viên của Đại học Cơ đốc giáo Quốc tế ở Tokyo. Họ đính hôn không chính thức vào tháng 9/2017.

Khác với địa vị Hoàng gia của Công chúa Mako, hôn phu Komuro sinh trưởng trong gia đình có mẹ đơn thân vì cha của anh mất từ khi Komuro còn nhỏ. 

Công chúa Nhật Bản Mako tạm biệt bố mẹ và em gái khi rời khỏi dinh thự Hoàng gia. [Ảnh: Kyodo]

Trong thời gian yêu nhau, Công chúa Mako và Komuro hẹn hò rất kín đáo. Họ thích đi du lịch bằng tàu hỏa với số lượng nhân viên an ninh tháp tùng ở mức tối thiểu. 

Được biết, khi còn đang học Đại học, Komuro từng làm công việc bán thời gian ở một nhà hàng Pháp và làm giáo viên dạy tiếng Anh. Komuro đã ngỏ lời muốn cưới Công chúa Mako khi họ còn là sinh viên.

Trong cuộc họp báo công bố đính hôn vào năm 2017, Công chúa Mako chia sẻ cô bị thu hút bởi "nụ cười rạng rỡ như ánh Mặt trời" của Komuro. Trong thời gian dài tìm hiểu, cô biết anh là người "chân thành, mạnh mẽ, chăm chỉ và rộng lượng".

Truyền thông Nhật Bản khi đó cũng đã gọi Kei Komuro là "Hoàng tử đại dương". Đây là cách gọi theo tên nhân vật Komuro trong chiến dịch quảng bá du lịch cho thành phố Fujisawa ở phía nam Tokyo.

Cặp đôi từng phải xa nhau trong khoảng thời gian Công chúa Mako theo học Thạc sĩ nghệ thuật về nghiên cứu bảo tàng và trưng bày tại Đại học Leicester của Anh từ năm 2014 - 2015.

Sau khi tốt nghiệp Đại học năm 2014, Komuro từng làm việc trong một công ty luật ở Tokyo trước khi giành được học bổng theo học tại Trường Luật Fordham. Komuro mới tốt nghiệp Trường Luật Fordham vào tháng 5/2021.

Đám cưới của cặp đôi ban đầu được dự kiến tổ chức vào ngày 4/11/2018. Tuy nhiên, vào tháng Hai cùng năm, thông báo hoãn hôn lễ được công bố. Nguyên nhân là do vào tháng 12/2017, thông tin về tranh chấp tài chính giữa mẹ của Komuro và hôn phu cũ của bà được công bố. Người này cáo buộc mẹ con Komuro không trả khoản nợ khoảng 35.000 USD. Nhưng Komuro sau đó khẳng định, số tiền này chỉ là một món quà chứ không phải một khoản vay. 

Tới tháng 8/2018, Komuro lên đường sang Mỹ để theo học Trường Luật Fordham.

Vào ngày 18/10, cặp đôi đã lần đầu tiên được gặp lại nhau kể từ khi Komuro rời Nhật Bản để tới New York. 

Sự trở về của Komuro từng gây tranh cãi trong giới truyền thông Nhật Bản hồi cuối tháng Chín. Khi xuống sân bay, kiểu tóc đuôi ngựa của Komuro đã vấp phải sự chỉ trích của nhiều người. Tuy nhiên, trước chuyến thăm bố mẹ vợ, Komuro đã cắt tóc gọn gàng. 

Bà Mạnh Vãn Châu là con gái lớn của "ông trùm" Tập đoàn Huawei Nhậm Chính Phi nhưng bà lại không theo họ bố. 

Minh Thu [lược dịch]

Sau 3 năm trì hoãn, cuối cùng ngày 26/10 công chúa Mako của Nhật Bản đã tổ chức lễ cưới với vị hôn phu Kei Komuro. Nếu xét trên tiêu chuẩn của một lễ cưới hoàng gia, đám cưới của công chúa Mako và người bạn trai lâu năm được cho là không hề tương xứng.

Công chúa Mako là ai?

Công chúa Mako là cháu gái của Nhật hoàng Naruhito, con gái của Thái tử Akishino và Công nương Kiko. Theo nhận xét của những người gần gũi với công chúa, Mako là một phụ nữ độc lập, thân thiện, mong muốn theo đuổi nghề nghiệp cá nhân trong khi vẫn làm tròn các nghĩa vụ hoàng gia. Sở hữu bằngthạc sĩ trong ngành nghệ thuật bảo tàng của trường Đại học Leiceister tại Anh, công chúa Mako đã từng làm việc tại bảo tàng tại thủ đô Tokyo trong hơn 5 năm qua.

Sinh năm 1991, công chúa Mako vừa kỉ niệm sinh nhật thứ 30 chỉ ba ngày trước khi tổ chức lễ cưới. Theo quy định của hoàng gia Nhật, cô đã buộc phải từ bỏ tước vị công chúa nếu quyết định kết hôn với thường dân.

Ngoài ra, cô Mako cũng từ chối nhận khoản tiền hồi môn 1,3 triệu USD, thường được trao cho những thành viên hoàng gia khi từ bỏ tước vị và là người đầu tiên của hoàng gia từ chối khoản tiền này.

Mới đây nhất, công chúa Ayako cũng đã từng từ bỏ tước vị khi quyết định kết hôn với một thường dân vào năm 2018.

Công chúa Mako

Đây không phải lần đầu tiên công chúa Mako tự quyết định theo ý mình. Thay vì theo học cử nhân tại trường đại học Gakushuin tại Tokyo, ngôi trường danh tiếng dành cho các thành viên hoàng gia và giới tinh hoa Nhật Bản, cô Mako đã lựa chọn theo học tại trường đại học International Christian University.

Đây cũng là nơi cô đã làm quen vị hôn phu bằng tuổi vào năm 2012 trong một sự kiện dành cho các sinh viên quan tâm với việc đi du học. Hai người sau đó đã làm lễ đính hôn vào tháng 9/2017 và dự định làm đám cưới một năm sau đó. Tuy vậy, đám cưới đã bị hoãn tới thời điểm này do những lùm xùm về tranh chấp tiền bạc của gia đình vị hôn phu trong suốt thời gian qua.

Tranh cãi về cuộc hôn nhân của công chúa Mako

Theo một tờ báo tại Nhật đưa tin, mẹ của Kei Komuro, một bà mẹ đơn thân sau khi chồng qua đời, vướng vào tranh chấp tiền bạc liên quan với bạn trai cũ cho một khoản vay trị giá 4 triệu yên Nhật [36.000 USD]. Cả mẹ và Kei Komuro đều cho khoản tiền này là quà tặng nên không trả lại. Điều này đã dẫn tới làn sóng phản đối dữ dội của công chúng Nhật Bản do mối nghi ngờ Komuro muốn lấy công chúa Mako vì tiền bạc hoặc danh tiếng.

Kể từ đó, những lùm xum liên quan tới vấn đề tài chính của gia đình Komuro luôn là tiêu điểm của các trang báo tại Nhật khiến cho Kei Komuro nỗ lực không ngừng bảo vệ danh tiếng của gia đình mình và tạo ra những áp lực khủng khiếp cho sức khỏe tinh thần của công chúa Mako. Theo cơ quan phụ trách các vấn đề hoàng gia, cô Mako được cho đang trải qua tình trạng rối loạn căng thẳng do làn sóng chỉ trích của công chúng và truyền thông Nhật Bản đối với cuộc hôn nhân này.

"Gia đình hoàng gia cần duy trì danh tiếng không dính dáng gì tới các rắc rối về tiền bạc, kinh tế hay chính trị," giảng viên Akinori Takamori của đại học Kokugakuin University tại Tokyo nói.

Biểu tình phản đối hôn nhân của công chúa Mako và Kei Komuro tại Tokyo. Nguồn: Getty

Theo một số cuộc khảo sát, 80% số người dân tại xứ hoa anh đào khi được hỏi đã bày tỏ sự không đồng tình với cuộc hôn nhân này. Thậm chí, một số người còn tổ chức 1 cuộc biểu tình tại công viên để bày tỏ sự phản đối của mình.

Theo nhà báo Rupert Wingfield-Hayes của hãng tin BBC, nguyên nhân sâu sa cho sự phản đối của người dân đối với vị hôn phu của công chúa Mako bắt nguồn từ một số người theo trường phái bảo thủ. Họ cho rằng Kei Komuro có xuất thân tầm thường và không xứng đáng kết hôn với cháu gái của Nhật hoàng.

Cặp đôi này trở thành cặp vợ chồng đầu tiên trong lịch sử hoàng gia Nhật bỏ qua các nghi thứctruyền thống trong đám cưới hoàng gia và không tổ chức tiệc cưới. Sau khi đăng kí kết hôn tại một phòng đăng kí ở thủ đô Tokyo, cặp đôi đã tham gia buổi họp báo ngắn gọn tại một khách sạn cạnh đó. Tân lang tân nương đã nói lời xin lỗi trước công chúng về các rắc rối phát sinh từ cuộc hôn nhân của mình và bày tò sự biết ơn đối với những người đã ủng hộ hai vợ chồng.

"Đối với tôi, anh Kei là một người rất quan trọng và không thể thay thế," cô Mako phát biểu trong buổi họp báo.

"Cho tới tận hôm nay, tôi có rất ít cơ hội thể hiện cảm xúc của mình và đã có những sự hiểu nhầm và đồn đoán vô căn cứ. Tôi cảm thấy buồn và sợ hãi về những điều này."

Công chúa Mako và chồng Kei Komuro [Ảnh: STR/JIJI PRESS/AFP VIA GETTY]

Sau khi kết hôn, cô Mako sẽ sử dụng họ của chồng trong sinh hoạt hàng ngày và chuyển tới New York sinh sống, nơi chồng cô đang làm việc trong một hãng luật. Cô sẽ trở thành bà Mako Komuro và bắt đầu một cuộc sống mới ở bên kia bờ Thái Bình Dương, để lại sau lưng những ồn ào của giới truyền thông dành cho việc kết hôn của hai vợ chồng mình.

Theo chia sẻ của cô với báo giới trong lễ đính hôn của mình hồi năm 2017, ước mơ của cô rất đơn giản "Đó là tạo dựng một gia đình tràn ngập tiếng cười và tình yêu thương".

Nỗi lo về người kế vị của hoàng gia Nhật Bản

Theo luật hiện hành của Nhật Bản, công chúa không được phép kế vị. Hoàng gia lâu đời nhất thế giới đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng người kế vị khi hiện tại chỉ có 3 nam giới trong danh sách này, gồm Thái tử 55 tuổi Akishino; Hoàng tử 15 tuổi Hisahito và người chú 85 tuổi, hoàng tử Hitachi.

Thái tử Akishino và Hoàng tử Hisahito là bố và em trai của công chúa Mako

Hoàng tử Hisahito là nam giới duy nhất trong số bảy thành viên hoàng gia còn lại dưới 40 tuổi. Nếu tất cả các công chúa đều cưới dân thường, vị hoàng tử nhỏ tuổi Hisahito sẽ là thành viên kế vị duy nhất còn lại của thế hệ trẻ và những lo ngại về việc kế vị lại xuất hiện.

"Liệu vợ tương lai của hoàng tử Hisahito có sinh hạ được con trai hay không? Đây là điều duy nhất người dân Nhật quan tâm lúc này," Jeffrey Kingston, giám đốc ngành Châu Á học tại Đại học Temple ở Tokyo chia sẻ với tạp chí TIME.

Trung tâm nghiên cứu Mỹ bóc trần chiến lược xảo trá của tàu Trung Quốc ở Biển Đông

Video liên quan

Chủ Đề