Cây phát tài nên đặt ở đâu

Tuổi nào cũng dùng được cây phát lộc theo phong thủy

Cây phát lộc [còn gọi là phất dụ, cây phát tài phát lộc, cây may mắn phát lộc, trúc may mắn, cây phát lộc hướng cát…] rất đẹp mắt, tượng trưng cho sự hài hòa, may mắn, sức khỏe, sự thịnh vượng, thu hút dòng chảy năng lượng tích cực vào nhà, cơ quan...

Cây phát lộc rất đẹp mắt. Ảnh minh họa.

Có khoảng 20 loài phát lộc cùng họ, hầu hết được bộ môn phong thủy coi là mang lại may mắn, phát lộc, tăng cường năng lượng, sinh lực tốt cho nhà ở, văn phòng, và rất thích hợp làm quà tặng tốt lành dựa vào số lượng thân phát lộc sắp xếp chụm/ đan như lời chúc tăng phúc lộc, vận may. Theo đó:

- Chậu 1 thân cây phát lộc trông như một khúc gỗ không có rễ. Khi trồng trong nước thì 1 đầu tự mọc rễ, 1 đầu sẽ nảy lộc mới - biểu tượng sức sống mạnh mẽ, tràn đầy thịnh vượng - nhất là đối với các doanh nghiệp mới.

- Chậu 2 thân là biểu tượng của tình yêu, song hỉ, vận may tăng gấp đôi.

- Chậu 3 thân biểu tượng cho Phúc - Lộc - Thọ, hạnh phúc, kết hợp hoàn hảo trong nhà.

- Cây 4 thân bị người Á Đông kị vì quan niệm là "số 4" là số "tử" nên thu hút năng lượng tiêu cực, không may mắn... nên hiếm người dùng 4 cành, hay 4 cây phát lộc.

- Cây 5 thân tốt cho 5 lĩnh vực được nhiều người quan tâm là: Sức khỏe – Tinh Thần – Trí Tuệ – Tâm Linh – Trực Giác, thành công sự nghiệp, quan hệ hài hòa lành mạnh, tăng trưởng sự giàu có...

- Chậu 6 thân thu hút sự thịnh vượng, lợi thế, may mắn về tiền bạc.

- Chậu 7 thân tượng trưng cho lời chúc sức khỏe dồi dào, may mắn từ các mối quan hệ.

- Chậu 8 thân: Biểu tượng cho tăng trưởng, phát triển nhanh, thịnh vượng, cải thiện khả năng sinh sản.

- Chậu 9 thân tượng trưng cho lời chúc trường tồn, thịnh vượng, may mắn lớn.

- Chậu 10 thân biểu tượng cho đầy đủ, viên mãn, cuộc sống hoàn hảo, cuộc sống như ý.

- Chậu 11 thân biểu tượng cho cuộc sống gia đình luôn may mắn.

- Chậu 20 thân như lời chúc cho gia đình giàu có, sức khỏe tốt lành bền lâu.

- Chậu 21 thân biểu tượng cho sức khỏe, may mắn, hạnh phúc cho các thành viên.

- Chậu có nhiều thân cây theo hình tháp tượng trưng cho sự phát triển, thịnh vượng.

Chậu cây phát lộc hợp phong thủy thường hội tụ đủ 5 yếu tố Ngũ hành. Ảnh minh họa.

Một chậu cây phát lộc hợp phong thủy phải hội tụ đủ 5 yếu tố theo Ngũ hành như sau:

- Mộc [cây];

- Thổ [đất trồng];

- Thủy [nước tưới cây];

- Hỏa [cây phát lộc cảnh phong thủy thường buộc dải ruy băng đỏ];

- Kim [chậu trồng cây bằng kim loại, nếu chậu thủy tinh, gốm sứ hay đất sét thì phải đặt vài đồng tiền kim loại, hay pho tượng kim loại ở trên…].

Đủ ngũ hành kết hợp mới tạo sự cân bằng, hài hòa phong thủy, giúp cho vận mệnh tươi sáng, gia đình bình an, hạnh phúc hơn.

Nhưng đó chỉ là quan niệm trong dân gian của một số người, chứ chưa có sách hay nghiên cứu nào nói về vấn đề này.

Cây phát lộc cần tươi xanh, không nên để khô, héo. Ảnh minh họa.

Vị trí đặt cây phát lộc xanh tốt, sinh tài theo phong thủy

Theo ông Hà Thanh [Viện Nghiên cứu ứng dụng tiềm năng con người], cây phát lộc có sức sống dẻo dai, mạnh mẽ, sống được ở nhiều môi trường, kể cả môi trường khắc nghiệt... nên được coi là biểu tượng của ý chí vươn lên, mang năng lượng dồi dào, tiền tài, may mắn... nên được dùng khá nhiều cho trang trí nội thất nhà ở, văn phòng...

Hướng đặt cây phát lộc cần "cát", nhưng cũng cần phù hợp để cây xanh tốt và sinh tài [theo phong thủy]. Vì là cây trang trí nội thất theo phong thủy nên cần được đặt đúng vị trí sinh tài lộc, sinh năng lượng tích cực cho nhà ở, văn phòng.

Cây phát lộc ưa sống trong nhà với ánh sáng dịu nhẹ và ít gió, nên hay được các nhà phong thủy chọn đặt ở vị trí có bộ sao phi tinh 1-4 [Văn xương] hay 1-6 [Quan lộc] để phát huy tác dụng tốt.

Hoặc đặt vào vị trí phía Đông căn phòng để tăng cường tích cực thể chất và tinh thần.

Hoặc đặt ở hướng Đông Nam nhà, hoặc phòng làm việc để tăng sinh khí, đón may mắn, giàu có.

Cây phát lộc rất dễ đặt ở các hướng tốt, vị trí đẹp. Ảnh minh họa.

Trong Ngũ hành thì cây thuộc hành Mộc, đặt ở hướng Đông và Đông Nam rất vượng khí, nhiều may mắn. Hướng Đông Nam đón nắng sớm đặt cây phát lộc còn giúp cây đủ ánh sáng quang hợp và phát triển xanh tốt.

Đặt ở phía Bắc căn phòng giúp thăng tiến. Hướng Bắc thuộc hành Thủy - và Thủy thì sinh Mộc nên đặt bình phát lộc thủy sinh ở đây sẽ hút tài, mang lại cát lành cho gia chủ.

Nên đặt bình phát lộc trên bàn hình vuông, hay chữ nhật, bàn làm việc, bàn họp, bàn ăn... để tiện di chuyển. 

Có một số vị trí đặt cây phát lộc đặc biệt là:

- Phòng khách: Được coi là vị trí đắc địa thu hút tài lộc nên chọn cây phát lộc dáng thanh thoát, ít lá, thân nhiều đốt và xanh mướt đặt ở hướng cát, vị trí đẹp. Vì chậu phát lộc thường nhỏ nên có thể bày trên bàn trà tiếp khách, hay kệ tivi, hoặc tạo tiểu cảnh đều được.

- Phòng làm việc: Cây phát lộc thanh lọc không khí, giảm căng thẳng, tạo không gian trong lành, xanh mát để làm việc tốt hơn. Có thể đặt trên kệ sách, bàn làm việc...

Ngoài hướng, vị trí thì cần đặt cây chỗ ít bị va chạm, đổ vỡ. Ảnh minh họa.

Cây phát lộc đặc biệt hợp với người mệnh Thủy và Mộc, những người mang 2 mệnh này đặt cây phát lộc sẽ rất may mắn, khỏe mạnh, giàu năng lượng tích cực, thịnh vượng. Cây phát lộc giúp phục hồi các dòng năng lượng trì trệ, mang tới sinh khí căng đầy, thu hút vận may lộc tài và hạnh phúc cho người trong phòng - nhất là người làm công việc kinh doanh mua bán.

Chú ý chọn vị trí đặt cây phù hợp để không vô ý chạm phải cây mà đổ cả đất và nước xuống làm bẩn bàn, phòng hoặc làm hỏng giấy tờ, máy móc làm việc. Tốt nhất chọn cây gọn nhẹ, có đĩa lót dưới bình cây và nhỏ xinh, không cao.

Các vị trí tránh đặt cây phát lộc

- Tránh đặt cây phát lộc trong phòng ngủ.

- Tránh đặt cây phát lộc ở hướng Tây và Tây Bắc, vì vừa khắc ngũ hành, vừa là hướng mặt trời chiếu nắng, có thể làm chết cây.

- Tránh đặt cây gần máy điều hòa, phòng tắm, nơi đổ rác... vì ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.

- Tránh đặt cây phát lộc ở nhà bếp, chỗ bếp nấu vì cây có thể khô héo và chết.

Ngọc Hà

5 cách mở cánh cửa hôn nhân khi thất vọng vì chồng

Đúng như tên gọi, cây phát tài không chỉ là cây cảnh để trang trí nội thất cho ngôi nhà của bạn mà còn có ý nghĩa phong thủy, giúp thu hút vượng khí, đem lại tài lộc cho gia chủ. Đây cũng là một trong những loại cây thủy sinh được nhiều người chơi bonsai thích trồng. Trong bài viết này, hãy cùng Khbvp tìm hiểu từng loại phát tài như cây phát tài phát lộc, phát tài búp sen, phát tài núi, thiết mộc lan, cây kim phát tài, ý nghĩa và cách trồng, chăm sóc của từng loại cây.

Các loại cây phát tài và cách trồng

Trong phần này, KHBVP sẽ giới thiệu chi tiết ho các bạn cách trồng 3 loại cây phát tài phổ biến nhất là phát tài búp sen, phát tài phát lộc và thiết mộc lan.

Cây phát tài búp sen thủy sinh

Đặc điểm cây phát tài búp sen

Hình ảnh cây phát tài trồng ở trong bình

Đặc điểm nhận dạng của phát tài búp sen đó là cây có chiều cao khá thấp, chỉ từ 20-40cm. Gọi là cây phát tài búp sen là bởi cây sống trong nước, do đó bạn hoàn toàn có thể trồng cây bằng cách thủy sinh. Là cây dài từ 5-7cm, màu xanh lá đậm, hơi bóng, thuôn dài và nhọn ở đầu lá.

Cây phát tài búp sen không mọc thành các bụi lớn mà nhỏ hơn, chậm phát triển hơn. Tuy thế, đây cũng là ưu điểm của phát tài búp sen trong việc làm đẹp không gian sống. Phát tài búp sen trồng trong nước thẳng đứng, chỉ có một thân chính từ rễ. Những chiếc lá đan xen vào nhau từ cao đến thấp, lại nảy nở trên mặt nước nên người ta liên tưởng đến hình ảnh búp sen. 

Nguồn: internet

Cách trồng cây phát tài búp sen

Tùy theo sở thích của bạn mà có thể trồng giống phát tài này ở đất hoặc nước đều được. Môi trường nước vẫn được ưa chuộng hơn cả bởi sự dễ dàng mà không phải mất quá nhiều thời gian trồng trọt, chăm sóc. Cách trồng cây thủy sinh này là: Bạn dùng kéo cắt ngang thân cây, sau đó cắm vào nước sạch. Chỉ hai ba ngày sau, những chiếc rễ mới nhỏ đã mọc lên.

nguồn: sieuthixanh

Một điều cần chú ý về cách trồng loại cây phát tài này đó là nếu cây này đang trồng trong đất muốn chuyển qua trồng thủy sinh thì bạn nên thực hiện các bước sau: Tách rễ khỏi đất, giũ nhẹ để đất rơi ra khỏi rễ cây. Sau đó bạn rửa rễ cây trong nước sạch, nếu có rễ hư hay già bạn cắt tỉa bớt để cây khỏe mạnh hơn. Tiếp theo, bạn chỉ cần cho cây có chứa rễ vào bình thủy sinh, nên cho thêm mút xốp, sỏi… để giúp cây đứng vững trong môi trường nước.

Về cách chăm sóc cây phát tài búp sen, cũng giống như các loại phát tài khác khi trồng thủy sinh, bạn cần đảm bảo rễ cây ngập nước. Muốn cho cây mau lớn, khi trồng trong nước, bạn có thể cho thêm dung dịch dinh dưỡng vào nước tuần 2 lần. Dung dịch này giúp cung cấp nhiều chất cần thiết cho cây, bạn có thể tìm mua ở bất cứ cửa tiệm cây cảnh nào. Bạn cũng nên thay nước tuần 1 lần, không để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời là được.

Cây phát tài phát lộc [phát tài khúc]

Đặc điểm cây phát tài khúc

Cây phát tài khúc rất được ưa chuộng tại Việt Nam, và thường được bày biện vào dịp Lễ Tết. Đặc điểm nổi bật của cây này là thân thẳng đứng, có màu xanh tươi mát, cây khá thấp nên phù hợp để bày biện ở phòng khách, phòng họp hay trên bàn làm việc văn phòng. Thân loại cây phát tài này được chia thành nhiều đốt như cây tre, cây trúc nên thường được gọi là cây trúc phát tài hay phát tài khúc,  cây trúc dụ, cây may mắn phát lộc, cây phát lộc.

Cách trồng cây phát tài khúc

Trồng trong đất. Bạn cắt một khúc ngắn của cây, phần bị cắt nên nhỏ thêm dung dịch parafin bảo vệ cây khỏi úng và sâu bệnh. Sau đó, bạn trồng cây vào đất, dùng sỏi để cố định cây đứng vững. Khi cây phát triển đến một thời điểm thích hợp, bạn có thể uốn cây thành nhiều hình thù mà mình muốn. Cách uốn cây phát tài khúc bạn cần tham khảo những người đã có kinh nghiệm thì mới có thể thành công.

Phát tài khúc đặt ở văn phòng mang lại phong thủy tốt

Bên cạnh cách trồng , bạn cũng cần quan tâm đến cách chăm sóc cây này hàng ngày. Một số lưu ý:

  • Để cây ở bóng râm thoáng mát
  • Mỗi tuần một lần cho cây ra ngoài nắng trước 10h sáng
  • Nên trông cây trong đất tribat hòa lẫn với mùn cưa, xơ dừa
  • Chậu cây phải có lỗ thoát nước cho cây
  • Tưới nước cho phát tài khúc: định kỳ 3 ngày 1 lần.

Xem thêm tại đây:  Cây phát lộc- ý nghĩa và cách trồng chi tiết nhất

Cây phát tài thiết mộc lan

Nguồn: internet

Đặc điểm cây thiết mộc lan

Khác với các loại cây phát tài trên, cây phát tài thiết mộc lan thường được ưu tiên để ở phòng khách, những nơi có không gian rộng. Bởi lẽ cây thiết mộc lan là dạng thân gỗ, có thể cao đến 2-3m nên tượng trưng cho quyền uy và sức mạnh. Lá cây thuôn nhọn và dài, có thể rũ xuống, bề mặt lá bóng chứ không lì, cây có dáng cao, bề thế rất tốt để trang trí nội thất văn phòng.

Điều đặc biệt là cây thiết mộc lan trổ bông vào ban đêm. Hoa mọc thành từng chùm màu trắng ngà, có mùi thơm thoang thoảng. Dù trong thời tiết lạnh, cây cũng có thể nở hoa. Do đó, cây thiết mộc lan cũng được ưu ái bày biện trong khuôn viên nhà, có ý nghĩa cuộc sống cũng “nở hoa”, tươi đẹp và may mắn.

Cách trồng cây thiết mộc lan

Bạn lựa chọn thân cây khỏe, không thối, không sâu bệnh dài chừng 50cm. Sau đó, giâm cành vào đất ẩm, tơi xốp, chậu cây phải là loại có lỗ thoát nước. Đặt chậu ở nơi thoáng mát, khoảng 1 tháng sau là cây đã bắt đầu mọc rễ, phát triển hơn. Bạn cũng nên bón thêm cho cây thuốc kích thích mọc rễ hoặc chất dinh dưỡng.

Nếu bạn để cây thiết mộc lan trong phòng kín một thời gian dài sẽ khiến cây bị vàng lá. Bởi vậy 2 tuần 1 lần bạn nên đem cây ra ngoài nắng nhẹ hoặc để cần khu vực có ánh sáng, chứ không phải nơi hoàn toàn tối tăm, ẩm thấp. Bên cạnh đó, bạn có thể pha một chút phân lân vào nước để tăng chất dinh dưỡng cho cây, tránh vàng lá.

Cây kim phát tài

Đặc điểm cây kim phát tài

Cây kim phát tài sở dĩ có tên gọi như vậy là bởi vì kích thước nhỏ nhắn của nó. Bạn có thể đặt một chậu kim phát tài ở nhà hay công ty để trang trí nội thất, tăng cường không gian xanh mát và giúp điều hòa tâm trạng. Đặc điểm nổi bật của cây kim phát tài là lá nhỏ, tròn, hơi nhọn ở đâu, lá mọc đối xứng nhau tạo nên tổng thể hài hòa, đẹp mắt.

Nguồn: internet

Cách trồng cây kim phát tài

Để trồng cây kim phát tài sinh trưởng tốt và trổ bông không phải là điều dễ, bạn cần phải chăm sóc cây thật kỹ càng và khéo léo. Cách giâm lá cây kim phát tài là:

  • Khi chọn giống cây nên chọn cây lá mập mạp, khỏe mạnh, không sâu bệnh để tiến hành giâm
  • Sử dụng đất tơi xốp, nhiều mùn và trộn lẫn với một số loại thuốc kích thích mọc rễ
  • Giâm lá xuống đất, cuống lá phải nằm hoàn toàn trong đất, còn bề mặt lá thì nằm bên trên tiếp xúc với không khí
  • Để lá giâm ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng thì khoảng 2 tuần sau sẽ thấy lá cây mọc rễ

Cây phát tài núi

Là cây thân gỗ, lá tập trung nhiều ở phần đỉnh cây, lá thuôn và dài từ 15-20cm. Phát tài núi có hoa nhỏ màu vàng, khi nở thành từng chùm.

Nguồn: internet

Hay còn gọi là phất dụ mảnh, nhìn khá giống với phát tài núi ở hình dáng cây. Lá cây thuôn dài và xòe xung quanh. Để phân biệt cây, lá cây có viền quanh màu đỏ.

Nguồn: internet

Cách trồng cây phát tài trong nước

Trồng cây phát tài trong nước thì bạn cần chú ý: Không nên sử dụng nước máy có chứa nhiều clo vì sẽ làm chết cây. Tốt nhất là bạn nên sử dụng nước đóng chai cho cây, cũng không cần cho quá nhiều nước, chỉ cần ngập rễ là được. Nếu trồng bằng đất, hướng dẫn kỹ thuật các kỹ sư nông nghiệp như sau:

Đất trồng

Bạn cần chọn loại đất tươi xốp, có khả năng thoát ẩm. Bón một số loại phân N, P, K cho đất 2-3 tháng 1 lần. Như vật sẽ giúp cây phát triển nhanh và khỏe mạnh hơn.

Nhiệt độ thích hợp

Nếu trồng trong nước, đảm bảo nhiệt độ nước và môi trường ở 26-40 độ C

Bạn nên đặt cây ở nơi khô thoáng, tuy nhiên không quá tối tăm, vẫn phải có ánh sáng để đảm bảo sự hô hấp của cây.

Nguồn: internet

Ý nghĩa cây phát tài trong phong thủy

Trước tiên, có thể thấy cây phát tài có tác dụng làm đẹp cho ngôi nhà, đem đến không gian xanh mát cho khuôn viên. Đây cũng là một trong các loại cây trồng thanh lọc không khí trong nhà, do đó, có thể được đặt ở trong phòng ngủ, phòng khác, bàn làm việc…

Hiện nay khi lựa chọn cây cảnh, người ta cũng quan tâm nhiều đến cây phong thủy theo tuổi, làm sao để hợp khí vận nhất, giúp cho cuộc sống gia chủ may mắn và thịnh vượng hơn.

Nguồn: internet

Cùng với cây kim ngân, phát tài là cây cảnh mang lại rất nhiều ý nghĩa may mắn, tài lộc và vượng khí cho gia chủ. Khi trồng cây phát tài, người ta cũng quan tâm đến số lượng cây trong chậu, bởi mỗi số sẽ mang một hàm ý, ý nghĩa khác nhau: 

  • 1 cây: cuộc sống đơn giản, mạnh mẽ song cô độc
  • 2 cây: hạnh phúc, may mắn nhân đôi, còn tượng trưng cho tình yêu
  • 3 cây: hạnh phúc, trường thọ
  • 4 cây: tăng khả năng tập trung, sáng tạo, tuy nhiên theo nhiều quan niệm 4 là số xấu nên nhiều người kỵ
  • 5 cây: cân bằng cuộc sống
  • 6 cây: tiền bạc, may mắm
  • 7 cây: sức khỏe dồi dào, ổn định
  • 8 cây: tài lộc, may mắn và khả năng sinh sản tốt
  • 9 cây: tình cảm dồi dào, thịnh vượng, được nhiều người yêu quý
  • 10 cây: sung túc, trọn vẹn, viên mãn, đủ đầy
  • 11 hoặc 21 cây: là lời cầu phúc, cầu được ước thấy

Hợp với tuổi Mão nhất. Thân cây mềm mại, nhẹ nhàng cũng giống như bản tính mềm mỏng, ôn hòa của những người tuổi này. Phát tài trong phong thủy đối với người tuổi Mão có ý nghĩa thu hút tiền tài vào tay.

Cây phát tài có độc không, có nên để cây trong nhà không?

Do chứa nhiều canxi oxalat nên có thể làm sưng rát niêm mạc lưỡi, môi, dẫn đến tình trạng sưng họng, nôn nóng, đau bụng, tiêu chảy… Chính vì thế, nhà có trẻ nhỏ cần phải lưu ý vấn đề này.

Tuy nhiên đây là một cây hoàn toàn tốt và có thể trồng trong nhà. Bởi ý nghĩa của cây sẽ rất có ích cho gia chủ, bạn nên chú ý đến vị trí đặt phát tài trong nhà. Hướng Đông hoặc Đông Nam là phù hợp nhất để đặt cây, mang đến tinh thần thoải mái, tràn trề năng lượng, thu hút tiền tài, phúc lộc đến gia đình. Còn hướng Tây và Tây Nam được cho là không phù hợp để đặt cây cảnh phát tài.

Trên đây là những thông tin về cây phát tài. Bạn có thể lựa chọn một loại phát tài phù hợp với mệnh mình và không gian sống trong nhà, để vừa làm đẹp lại thu hút vận khí tốt.

Xem thêm: TỔNG HỢP 50+ loại cây trồng trong nhà không cần ánh sáng ở Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề