Làm thế nào để xác định được nhu cầu năng lượng cơ bản hàng ngày của mỗi cá nhân

Nhu cầu năng lượng mỗi ngày rất quan trọng, nếu dinh dưỡng không phù hợp với tính chất sinh lý, bệnh lý hoặc không đảm bảo vệ sinh sẽ khiến cơ thể của trẻ sẽ kém phát triển, chậm lớn, không khỏe mạnh từ đó dễ dẫn đến mắc phải các bệnh tật.

Dinh dưỡng là một quá trình cung cấp năng lượng [calo] từ thức ăn với mục đích nuôi dưỡng cơ thể. Do đó, vấn đề về ăn uống rất cần thiết đối với sức khỏe của trẻ em.

Nếu ăn uống không phù hợp với tính chất sinh lý, bệnh lý hoặc không đảm bảo vệ sinh thì cơ thể của trẻ sẽ kém phát triển, chậm lớn, không khỏe mạnh từ đó dễ dẫn đến mắc phải các bệnh tật. Nếu để tình trạng này kéo dài thì sẽ dẫn đến sụt cân, tiêu hao tổ chức và suy dinh dưỡng ở trẻ.

Tuy nhiên, nếu thừa dinh dưỡng [thiếu các chất dinh dưỡng khác nhưng lại thừa protein] thì sẽ ảnh hưởng xấu đến cấu trúc cũng như các bộ phận của tế bào, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh béo phì, huyết áp hay tim mạch...Vì vậy, cách tính nhu cầu calo là yếu tố rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ em.

Về nhu cầu năng lượng mỗi ngày, nguồn cung cấp chủ yếu chính là chất bột đường trong gạo, bột mì, khoai, đường, mật. Đối với trẻ em dưới 1 tuổi thì nhu cầu calo theo cân nặng chính là 100 – 200 Kcal/Kg/ngày. Còn đối với trẻ lớn cách tính nhu cầu calo như sau: 1000 Kcal + 100 x tuổi [ X là số tuổi].

2.2. Nhu cầu chất protein [đạm]

Nhu cầu chất đạm chiếm 12-14% so với nhu cầu năng lượng mỗi ngày của trẻ. Do trẻ cần nhiều chất đạm để phát triển các mô, tế bào và tổng hợp các men cho chuyển hoá các hooc môn cũng như kháng thể để ngăn ngừa bệnh tật. Chất đạm bao gồm các loại axit amin.Với sữa mẹ thì 100ml sữa mẹ sẽ cung cấp 61 Kcal; 88,3gr nước; 1,5gr protein; 3gr lipid và 7gr glucid. Còn đối với 100gr thịt lợn, cá nạc thì sẽ cung cấp trung bình 20gr protein... Cách tính nhu cầu protein như sau: Trọng lượng cơ thể của trẻ x 3.

2.3. Nhu cầu chất béo [lipid]

Chất béo chiếm 60% thành phần của não, nhưng nó không chuyển thành năng lượng mà chủ yếu là tạo thành chất myelin để dẫn truyền các xung động thần kinh. Trẻ càng nhỏ thì nhu cầu về chất béo so với % năng lượng càng cao.

Cụ thể, đối với trẻ < 6 tháng tuổi thì chất béo chiếm 50% nhu cầu năng lượng; với trẻ 6-12 tháng tuổi chất béo chiếm 45%; với trẻ 1-3 tuổi chất béo chiếm 40%; còn đối với trẻ 4-10 tuổi chất béo 30%. Cách tính nhu cầu chất béo ở trẻ như sau:

  • Trẻ 0-12 tháng : 1,5 – 2,3 gram /kg cân nặng/ngày;
  • Trẻ 1-3 tuổi : 1,5 – 2 g ram / kg cân nặng/ngày.

Nhu cầu chất béo [lipid] đối với trẻ cần dựa trên thể trạng và độ tuổi của trẻ

2.4 Chất đường

Chất đường sẽ giúp trẻ no lâu và cung cấp năng lượng chính trong bữa ăn. Chất đường chủ yếu do ngũ cốc, rau, củ và quả cung cấp. Năng lượng do chất đường nên chiếm khoảng 55-60% tổng số năng lượng của khẩu phần ăn hàng ngày ở trẻ nhỏ.

2.5. Nhu cầu vitamin

Vitamin A, B1, B2, B12, C, E là những vitamin mà não trực tiếp cần đến. Do đó, những vitamin này rất quan trọng đối với trẻ.

  • Vitamin A liên quan đến sự hợp thành albumin của hệ thần kinh. Nếu thiếu vitamin này thì mắt trẻ sẽ nhìn không rõ;
  • Vitamin B1 là vitamin không thể thiếu đối với sự phát triển của não và khả năng tư duy;
  • Vitamin B2 được sử dụng để làm nguồn năng lượng cho não;
  • Vitamin B6 là loại vitamin liên quan đến quá trình trao đổi chất của Albumin. Loại vitamin này sẽ có tác dụng bổ trợ cho các chất xúc tác trong não;
  • Vitamin B12 rất quan trọng, bởi nếu thiếu vitamin này thì sẽ dẫn đến thiếu máu, não không lấy được oxy cũng như các chất dinh dưỡng;
  • Vitamin C là chất cần thiết để liên kết và hợp thành các tế bào não;
  • Vitamin E có công dụng cản trở quá trình lão hoá của não.

2.6. Nhu cầu về chất khoáng và các yếu tố vi lượng

  • Sắt có nhiệm vụ chính là đưa oxy lên não;
  • Canxi giúp trấn tĩnh hệ thần kinh;
  • Phốt pho thường kết hợp với canxi. Mỡ phốt pho là thành phần trọng yếu của não;
  • Kẽm là thành phần cấu tạo nên các dung môi có trong não nên rất quan trọng;
  • Đồng: Có liên quan đến việc hấp thụ sắt, nó là vật chuyển oxy tới não, có tác dụng rất quan trọng;
  • Men có trong mộc nhĩ, rau câu, cá khô, t sữa tách bơ, thịt lợn....
  • Mar-gar có tác dụng trong việc linh hoạt hoá các chất dung môi.

Do đó, cần cung cấp đủ các loại khoáng chất và yếu tố vi lượng để cung cấp đủ nhu cầu năng lượng mỗi ngày cho trẻ.

2.7. Nhu cầu về nước

Nước chiếm 75% khối lượng cơ thể của trẻ sơ sinh và chiếm 65% khối lượng cơ thể trẻ lớn. Vì vậy cần cung cấp đủ nước hàng ngày cho trẻ em.

  • Trẻ nhỏ trung bình 120 – 150ml/Kg;
  • Trẻ lớn 50ml/Kg. Trời nóng cần gấp 2 gấp 3.

Tóm lại, sự phát triển của cơ quan trong cơ thể cần có đầy đủ chất dinh dưỡng như đạm, chất béo, bột đường, vitamin, chất khoáng, nước để cung cấp đủ nhu cầu năng lượng mỗi ngày cho trẻ phát triển toàn diện về thể chất cũng như tinh thần và trí tuệ.

Cha mẹ cần cung cấp đủ nước hàng ngày cho trẻ em

Ngoài ra, trẻ trong giai đoạn phát triển rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa...cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,... Với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh.

Bên cạnh đó, trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

XEM THÊM:

1. Nguyên tắc điều trị:

Bảo đảm cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng phù hợp cho từng đối tượng, đáp ứng với mức độ hoạt động nhằm duy trì sức khỏe và dự trữ dinh dưỡng thích hợp.

2. Nhu cầu dinh dưỡng

2.1 Năng lượng:

2.1.1 Năng lượng chuyển hóa cơ bản [NLCHCB]: còn gọi là năng lượng tiêu hao khi nghỉ ngơi.

Là năng lượng cần cho cơ thể tiêu hao trong điều kiện nghỉ ở nhiệt độ phòng không đổi 200C và nhịn đói [không ăn ít nhất 12 giờ]. Đó là năng lượng cần thiết để duy trì các chức phận sống của cơ thể như hô hấp, tuần hoàn, bài tiết, thân nhiệt. Nhu cầu chuyển hóa cơ bản [CHCB] của các cơ quan: Não [25%], hệ tiêu hóa, gan, thận [35%], cơ [20%], tim [6%], phần còn lại [14%].

2.1.2 Cách tính năng lượng chuyển hóa cơ bản:

Có nhiều cách tính nhu cầu năng lượng cơ bản

- Theo Harris - Benedict:

Nam: NLCHCB = 66,5 + [13.75 x cân nặng [kg]] + [5 x chiều cao[cm]] - [6,78 x tuổi]. Nữ: NLCHCB = 655,0 + [9.56 x cân nặng] + [1.85 x chiều cao] - [4,68 x tuổi].

- Công thức tính chuyển hóa cơ bản dựa theo cân nặng:

NHÓM TUỔI

CHUYỂN HÓA CƠ BẢN [Kcal/ngày]

NĂM

NAM

NỮ

0 - 3

60.9 x cân nặng [kg] - 54

61.0 x cân nặng [kg] - 51

3 - 10

22.7 x cân nặng [kg] + 495

22.5 x cân nặng [kg] + 499

10 - 18

17.5 x cân nặng [kg] + 651

12.2 x cân nặng [kg] + 746

18 - 30

15.3 x cân nặng [kg] + 679

14.7 x cân nặng [kg] + 496

30 - 60

11.6 x cân nặng [kg] + 879

8.7 x cân nặng [kg] + 829

> 60

13.5 x cân nặng [kg] + 487

10.5 x cân nặng [kg] + 596

2.1.3 Tổng nhu cầu năng lượng cần thiết = NLCHCB x hệ số hoạt động thể lực x [1 + hệ số nhiệt] + năng lượng tiêu hao cho tiêu hóa thức ăn

- Hoạt động thể lực: Năng lượng cho hoạt động thể lực là năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động có ý thức của cơ thể. Hoạt động càng nặng thì mức tiêu hao năng lượng càng cao do tăng nhu cầu oxy cho cơ thể hoạt động, và tăng tải nhiệt cho cơ thể.

- Hệ số cho hoạt động thể lực:

BN nằm viện

1.1

BN nằm viện, vận động nhẹ

1.2

Bệnh nhân đi lại bình thường

1.3

Người bình thường:

Ngồi nhiều, ít vận động

1.4 - 1.5

[Nhân viên văn phòng, kỹ thuật viên xét nghiệm, luật sư, lái xe. . .]

Ngồi nhiều, vận động nhẹ

1.6 - 1.7

[Bác sĩ, giáo viên, nội trợ, . . .]

Vận động trung bình

1.8 - 1.9

[Công nhân công nghiệp nhẹ, công nhân xây dựMG, nông dân, ngư dân]

Vận động nặng

2 - 2.4

[Nông dân mùa thu hoạch, công nhân lâm nghiệp, nghề mỏ, vận viên thể thao]

- Hệ số nhiệt: sốt làm tăng mức năng lượng chuyển hóa cơ bản lên 13% với mỗi độ trên 38oC.

- Năng lượng tiêu hao cho tiêu hóa thức ăn là năng lượng tiêu hao cho hoạt động tiêu hóa, hấp thu, và chuyển hóa các chất dinh dưỡng bao gồm cả hoạt động tổng hợp và dự trữ chất đạm, chất béo, chất bột đường. Năng lượng tiêu hao cho tiêu hóa thức ăn bằng 10% năng lượng tiêu hao cho hoạt động thể lực.

Ví du: BN nam 50 tuổi, vận động nhẹ, không sốt, CN: 55kg, cao: 1.65

NLCHCB = 66.5 + 13.75 x 55 + 5.0 x 1.65 - 6.78 x 50 = 1309 Kcal

Năng lượng tiêu hao cho hoạt động thể lực = 1309 x 1.2 [hệ số hoạt động thể lực] = 1570

Năng lượng tiêu hao cho tiêu hóa thức ăn = 0.1 x 1570 = 157 kcal Tổng nhu cầu năng lượng cần thiết = 1570 + 157 = 1727 kcal

Sau một thời gian dài nhịn đói chuyển hóa cơ bản của bệnh nhân sẽ giảm dần đến 30 % nếu không có tình trạng dị hóa kèm theo.

- Đối với những bệnh nhân béo phì [BMI > 30] nhu cầu năng lượng cần là 11 -14kcal/kg/ngày hoặc 22 - 25 kcal/kg [cân nặng lý tưởng]/ngày.

Cách tính cân nặng lý tưởng:

Cách 1: CNLT = Chiều cao X Chiều cao [m2] X 22 [BMI = 22]

Cách 2: CNLT = [Chiều cao [cm] - 100] * 0.9

Cách 3: Cân nặng ổn định của người đó

2.2 Chất đạm [protid]

2.2.1 Nhu cầu cơ bản:

- Từ 0.8g - 1g protein có giá trị sinh học cao/kg/ngày [tối thiểu 30-35% protein có nguồn gốc động vật], chiếm khoảng 12 - 15% năng lượng khẩu phần. Tỉ lệ protid động vật/tổng số: 30 - 50%

- Những bệnh nhân nặng có BMI > 30 thì nhu cầu protein cần > 2 g/kg [cân nặng lý tưởng]/ngày, và đối với những bệnh nhân nặng có BMI > 40 thì nhu cầu protein > 2.5 g/kg [cân nặng lý tưởng]/ngày

2.2.2 Nguồn cung cấp protein:

Protein động vật chứa hầu hết các acid amin thiết yếu: thịt, cá, trứng, sữa. Protein của sữa và trứng có giá trị sinh học cao nhất. Protein nguồn gốc thực vật như đậu chứa một số acid amin thiết yếu, trong đó protein từ đậu nành có giá trị sinh học tương đương thịt cá.

2.3 Chất béo [lipid]: 1 gam lipid cung cấp 9 kcal

2.3.1 Nhu cầu:

Đối với người trưởng thành nhu cầu chất béo chiếm 18 - 25 % nhu cầu năng lượng cơ thể. Tỉ lệ lipid động vật /lipid thực vật không vượt quá 60%. Tỉ lệ các loại chất béo:

- Acid béo no chiếm 1/3

- Acid béo không no 1 nối đôi chiếm 1/3

- Acid béo không no nhiều nối đôi chiếm 1/3

- Acid béo dạng trans < 1%

- Cholesterol < 300MG ngày.

2.3.2 Nguồn cung cấp chất béo:

- Chất béo có nguồn gốc động vật: thịt mỡ, mỡ cá, bơ, sữa, phô mai, kem, lòng đỏ trứng.

- Chất béo có nguồn gốc thực vật: dầu thực vật, đậu phộng, mè, đậu nành, hạt điều, hạt dẻ, cùi dừa, dầu thực vật.

- Acid béo no: thịt, mỡ động vật, phô mai, bơ động vật, kem, dầu dừa, dầu cọ.

- Acid béo không no 1 nối đôi: dầu oliu, bơ, đậu phộng, hạnh nhân, dầu cọ, vừng.

- Acid béo không no nhiều nối đôi: ngũ cốc, đậu phộng, dầu hướng dương, dầu nành, vừng, các loại đậu, dầu cá.

2.4 Chất bột đường [glucid]: 1 gam carbohydrate cung cấp 4 kcal.

2.4.1 Nhu cầu: Năng lượng từ chất bột đường chiếm 50% - 60% nhu cầu năng lượng, trong đó lượng đường đơn không quá 25% tổng năng lượng. Một số mô như tủy xương, hồng cầu, bạch cầu, tủy thận, mô mắt, thần kinh ngoại biên cần 40g glucose/ngày, não cần 120g glucose/ngày.

2.5 Chất khoáng: Là những nguyên tố không thay đổi cấu trúc qua quá trình tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa của cơ thể.

Có 2 loại chất khoáng:

- Chất khoáng đa lượng: là những chất nhu cầu cơ thể cần hằng ngày với số lượng nhiều tính từ Gam trở lên bao gồm: canxi, photpho, Kali, magne, Natri, sulfur.

- Chất khoáng vi lượng: nhu cầu hằng ngày thấp tính từ MG trở xuống, bao gồm sắt, kẽm, đồng, mangan, iot, selen ílor.

Nhu cầu chất khoáng:

DƯỠNG CHẤT

Nam

Nữ

Sắt [MG]

18.3

39.2 Tiền mạn kinh: 15.1

Kẽm [MG]

4.9 - 7

4.9 - 7

Iốt [μg]

150

150

Đồng [μg]

900

900

Selen [μg]

55

55

Mangan [MG]

1.8 - 2.3

1.8 - 2.3

Flor [MG]

3 - 4

3 - 4

Na [MG]

Chủ Đề