Vì sao phải tổ chức thi

12/11/2020 39

Câu hỏi Đáp án và lời giải Ôn tập lý thuyết

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: D

Điền Chính Quốc [Tổng hợp]

Hôm nay [9.11], Bộ GD-ĐT tổ chức buổi tọa đàm để đưa "Đề án tổng thể về đổi mới công tác thi, tuyển sinh, thực hiện các giải pháp đồng bộ ngăn chặn, xử lý các hiện tượng tiêu cực" ra lấy ý kiến rộng rãi trong dư luận xã hội. Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục [CLGD] - Bộ GD-ĐT Nguyễn An Ninh đã dành riêng cho Thanh Niên bài viết dưới đây.


Một trong những nét mới trọng tâm của Đề án tổng thể đổi mới công tác thi, tuyển sinh là tổ chức một kỳ thi THPT quốc gia, xuất phát từ 2 lý do.

Thứ nhất, hằng năm cả nước tổ chức nhiều kỳ thi với những đặc điểm: các kỳ thi giống nhau [cùng nội dung chủ yếu là kiểm tra kiến thức, kỹ năng trong chương trình lớp 12 THPT], cho cùng một đối tượng dự thi [HS học xong chương trình THPT]; Các kỳ thi diễn ra liên tục về thời gian, diễn ra đồng loạt, có quy mô lớn, khó kiểm soát chặt chẽ, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhiều khâu trong quy trình thi không đảm bảo khách quan, chính xác, do đó dễ xảy ra không công bằng dẫn đến đánh giá không đúng năng lực của HS.

Đề thi theo hình thức tự luận dùng cho hàng triệu học sinh bộc lộ nhiều hạn chế như dễ lộ đề thi; không bao quát hết nội dung chương trình; thí sinh dễ "trúng tủ" hoặc "trật tủ"; Kết quả thi thường thiếu khách quan, thiếu đồng đều vì người chấm phải chấm quá nhiều bài; dễ gian lận khi in sao đề, làm bài và chấm bài; có trường hợp tùy tiện thay đổi điểm hàng loạt bài thi...

Thứ hai, hiện nay hầu hết các nước trên thế giới đã nghiên cứu và thử nghiệm cách tổ chức một kỳ thi. Liên bang Nga là một ví dụ. Là một trong số [chưa đến 10%] nước vẫn giữ kỳ thi tốt nghiệp PT và kỳ thi tuyển sinh ĐH riêng, nhưng gần đây Nga đã chính thức quyết định từ năm 2008 sẽ tổ chức kỳ thi quốc gia hợp nhất để đánh giá tốt nghiệp bậc giáo dục phổ thông, và sử dụng kết quả thi này để tuyển sinh vào các trường ĐH công lập, THCN. Bộ trưởng GD Nga cho biết: "Ưu điểm của kỳ thi hợp nhất là vừa giảm tốn kém cho HS, đồng thời tạo ra sự bình đẳng và tiện ích đối với nhu cầu dự tuyển vào ĐH của thí sinh các địa phương, nhất là HS các vùng xa xôi. Trong đề thi phải đồng thời phân loại các mức trình độ khác nhau của học sinh: mức thấp chỉ kiểm tra kiến thức theo yêu cầu cơ bản trong chương trình khung chuẩn giáo dục phổ thông, nhằm đánh giá thí sinh chỉ muốn [hay chỉ đạt mức] tốt nghiệp PT; Câu hỏi khó hơn để phân loại, tuyển HS vào các trường ĐH diện rộng; Loại câu hỏi khó nhất nhằm chọn HS có năng lực chuyên sâu tuyển cho các trường ĐH hàng đầu hoặc các chuyên khoa đặc biệt...". Theo tôi, với những ưu điểm trên, kỳ thi THPT quốc gia đã đạt được những yêu cầu cơ bản để cải thiện tình hình thi cử ở nước ta hiện nay.

Có dư luận cho rằng, kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2007 đã có chuyển biến tốt, nhưng vẫn tồn tại nhiều vấn đề trong công tác coi thi, vậy kết quả của thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia mà Bộ đang có dự kiến thực hiện sắp tới đây có đủ độ tin cậy?

Bộ cũng đã có 7 giải pháp trong kỳ thi THPT quốc gia.

1. Bộ GD-ĐT vẫn tổ chức việc ra đề, những khâu còn lại địa phương chịu trách nhiệm.

2. Tổ chức thi tại địa phương với sự phân cấp trách nhiệm cụ thể giữa Bộ GD-ĐT với các địa phương, có sự phối hợp chặt chẽ giữa UBND tỉnh/thành phố với các trường ĐH, CĐ, THCN trong việc chỉ đạo, quản lý, tổ chức kỳ thi.

3. Tăng cường lực lượng giám sát từ các trường ĐH, CĐ [dự kiến khoảng 8 nghìn cán bộ, giảng viên] làm công tác thanh tra, giám sát khâu in sao đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo. Dự kiến tăng số thanh tra viên coi thi, đảm bảo khoảng 7 phòng thi có 1 thanh tra viên.

4. Cơ bản chuyển hình thức thi tự luận sang trắc nghiệm đối với các môn thi, trừ môn Ngữ văn kết hợp tự luận và trắc nghiệm.

5. Thực hiện chấm thi trắc nghiệm bằng máy và công cụ tin học.

6. Sử dụng tối đa công nghệ thông tin trong quy trình tổ chức thi để bảo đảm sự minh bạch về thông tin, dữ liệu của kỳ thi.

7. Chuyển việc tuyển sinh theo khối thi A, B, C, D như hiện nay sang việc xét tuyển theo ngành đào tạo.

Kết quả kỳ thi được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và là căn cứ quan trọng để xét tuyển vào ĐH, CĐ, THCN. Cụ thể: Về công nhận tốt nghiệp THPT: Sở GD-ĐT căn cứ quy chế công nhận tốt nghiệp, căn cứ kết quả thi 5 môn tốt nghiệp và kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm, điểm ưu tiên, khuyến khích [nếu có] của người học đạt điểm tối thiểu trở lên để công nhận tốt nghiệp THPT [điểm tối thiểu do Bộ GD-ĐT quy định chung trên toàn quốc].

Về xét tuyển vào ĐH, CĐ, THCN: Hằng năm, Ban chỉ đạo thi của Bộ GD-ĐT sẽ xác định điểm sàn tuyển sinh vào trường ĐH, CĐ, THCN trước kỳ thi 1 năm, các trường ĐH, CĐ, THCN phải công bố chỉ tiêu tuyển sinh từng ngành và các tiêu chí xét tuyển [gồm những môn thi và các điều kiện khác, nếu có] để xét tuyển theo từng ngành. Toàn bộ các quy trình xét tuyển, nhập học của các thí sinh sẽ được công bố công khai trên mạng.

TS Nguyễn An Ninh [Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định CLGD]

Theo TNO

 Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ 
Ông cũng lý giải việc không tổ chức kỳ thi nhưng Bộ vẫn ra đề để kỳ thi sử dụng đề thi chung của Bộ, giúp đảm bảo thống nhất trong cả nước cùng mặt bằng đánh giá chất lượng giáo dục sau 12 năm học.

Thưa ông, kỳ thi năm nay có được gọi là kỳ thi THPT quốc gia nữa hay không và mục đích của kỳ thi năm nay là gì?

- Do bối cảnh của dịch bệnh Covid-19, kế hoạch năm học 2019 - 2020 đã phải điều chỉnh, Bộ GD&ĐT cũng đã công bố tinh giản chương trình học kỳ 2 và triển khai dạy học qua Internet và trên truyền hình. Kỳ thi THPT 2020 sẽ được tổ chức muộn hơn mọi năm, dự kiến vào tháng 8/2020. Thời điểm này, cả Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học đã có hiệu lực thi hành [Luật Giáo dục đại học có hiệu lực từ 01/7/2019 và Luật Giáo dục có hiệu lực từ 01/7/2020]. Do vậy, sẽ không tổ chức kỳ thi THPT quốc gia như mọi năm mà tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Mục đích của kỳ thi tốt nghiệp THPT là tổ chức an toàn, nghiêm túc, lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông từ đó điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học trong các nhà trường. Kết quả của kỳ thi cũng có thể được các trường đại học, cao đẳng sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.

Vậy các bài thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ như thế nào, thưa ông?

- Kỳ thi tốt nghiệp THPT dự kiến sẽ gồm 3 bài thi độc lập [Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ] và 2 bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên [KHTN] và bài thi tổ hợp Khoa học xã hội [KHXH]. Thí sinh THPT phải thi 3 bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tự chọn KHTN hoặc KHXH; thí sinh GDTX phải thi 2 bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn và 1 bài thi tự chọn KHTN hoặc KHXH.

Các bài thi Toán, Ngoại ngữ, KHTN và KHXH thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan; mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề thi riêng; thí sinh làm bài thi trên Phiếu trả lời trắc nghiệm [Phiếu TLTN]; kết quả làm bài của thí sinh trên Phiếu TLTN được chấm bằng phần mềm máy tính do Bộ GD&ĐT cung cấp; Bài thi Ngữ văn thi theo hình thức tự luận. Mỗi bài thi tổng hợp được chấm chỉ với 1 đầu điểm [không có điểm các môn thành phần như đối với bài thi tổ hợp trong kỳ thi THPT quốc gia những năm trước đây].

Ông có thể cho biết rõ hơn về công tác đề thi năm nay?

- Để đảm bảo tính khách quan, công bằng và mặt bằng chung trong đánh giá, xét công nhận tốt nghiệp, Bộ GD&ĐT xây dựng và cung cấp đề thi cho các địa phương để tổ chức thi tốt nghiệp cùng một thời điểm trong cả nước. Với bài thi trắc nghiệm, mỗi thí sinh trong mỗi phòng thi sẽ có một mã đề thi riêng. Đề thi sẽ dùng chung cho cả học sinh giáo dục THPT và học viên GDTX.

 Học sinh tại huyện Hoài Đức học trực tuyến qua truyền hình. Ảnh: Công Hùng

Nội dung thi nằm trong Chương trình giáo dục THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12; phù hợp với nội dung tinh giản chương trình học kỳ 2 đã được Bộ GD&ĐT công bố; nội dung đề thi sẽ dễ hơn, độ phân hóa của đề thi cũng sẽ giảm đi so với các năm trước để phù hợp với mục đích của kỳ thi tốt nghiệp THPT cũng như điều kiện dạy học do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Thưa ông, kỳ thi sẽ được giao về cho các địa phương chủ trì tổ chức, vì sao Bộ vẫn ra đề thi?

- Kỳ thi sẽ sử dụng đề thi chung của Bộ để đảm bảo thống nhất trong cả nước cùng một mặt bằng đánh giá chất lượng giáo dục sau 12 năm học ở cấp phổ thông cũng như đảm bảo tính khách quan, công bằng trong đánh giá giữa các địa phương. Hơn nữa, chương trình giáo dục do Bộ ban hành, vì vậy việc Bộ ra đề thi cũng là phù hợp để đảm bảo đánh giá theo chuẩn đầu ra của chương trình.

Mặt khác, sử dụng đề thi chung là phù hợp với việc sử dụng chung mẫu bằng tốt nghiệp THPT có tính quốc gia cho các thí sinh. Việc này tạo thuận lợi trong hội nhập quốc tế, nhất là trong việc học sinh đi du học ở nước ngoài.

Xin cảm ơn ông!

Video liên quan

Chủ Đề