Cách làm gối lá đinh lăng như thế nào năm 2024

Theo Đông y, việc cho trẻ dùng gối đinh lăng hoặc nằm thảm có lót lá đinh lăng giúp thông kinh lạc, tránh đổ mồ hôi đầu, rất tốt cho sức khỏe của bé. Để bé yêu nhận được các lợi ích này, mẹ hãy học cách làm gối đinh lăng cho bé dùng.

Bạn nghe nhiều bà mẹ bỉm sữa rỉ tai nhau về công dụng của lá đinh lăng trong việc trị đổ mồ hôi trộm cho trẻ. Nhưng không biết thực hư thế nào và cũng không biết cách làm gối đinh lăng cho bé dùng ra sao, đừng bỏ lỡ những chia sẻ dưới đây của Marry Baby nhé.

Đôi điều cần biết về cây đinh lăng

Cây đinh lăng là một loài cây được trồng khá phổ biến ở Việt Nam để làm thuốc, làm cảnh, lấy lá ăn như một loại rau.

Danh y Hải Thượng Lãn Ông đã ví cây đinh lăng như là nhân sâm của người Việt vì nó mang lại công dụng tăng cường sức khỏe, bồi bổ trí lực.

Trong Đông y, tất cả các bộ phận của cây đinh lăng như rễ, thân, lá, cành, hoa đều được dùng làm thuốc nhưng phổ biến hơn cả là rễ và lá. Lá khô thường được dùng làm gối, lót giường nằm cho trẻ nhỏ để trị mất ngủ, co giật ở trẻ…

Bạn có thể thu hái lá đinh lăng vào bất kỳ thời điểm nào trong năm để dùng. Để lá phát huy dược tính tốt nhất, bạn chỉ nên thu hái lá của cây được trồng trên 3 năm.

Cách làm gối đinh lăng cho bé ngủ ngon

1. Cách phơi và sao lá đinh lăng để làm gối

Nếu nhà có trồng cây đinh lăng, bạn nên chọn hái lá đinh lăng già, không bị sâu. Sau khi thu hái lá, bạn nên rửa qua cho sạch bụi, vẩy ráo. Bạn có thể buộc 4 – 5 cành lá lại thành 1 chùm, treo ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp cho lá đinh lăng khô nhiên. Hoặc bạn cũng có thể tuốt bỏ phần cọng cứng, chỉ lấy lá rồi hong khô tự nhiên. Bạn không nên phơi lá đinh lăng dưới trời nắng gắt vì có thể làm cháy lá, mất đi dược tính.

Khi lá đinh lăng đã khô, bạn vò nhẹ để loại bỏ cọng cứng, để khi nhồi gối không cộm khiến bé bị đau, khó chịu. Sau đó, bạn sao vàng hạ thổ. Hạ thổ là đổ lá đinh lăng đã sao xuống nền đất, để khoảng 15 – 20 phút là được.

Nếu không có sẵn lá đinh lăng mà phải đi mua lá khô, bạn nên rửa lại cho thật sạch và hong khô rồi tiến hành làm như hướng dẫn ở trên. Ngoài ra, mẹ cũng có thể đặt mua gối của các địa chỉ bán có uy tín.

2. Kích thước ruột gối cho bé

Cách làm gối lá đinh lăng như thế nào năm 2024

Nếu muốn tự may ruột và bao gối cho bé cưng mà chưa biết kích cỡ thế nào cho phù hợp hay chọn loại vải có chất liệu gì, bạn hãy tham khảo các gợi ý sau:

♦ Chất liệu: Bạn nên chọn vải có chất liệu là cotton, linen, lụa… để may gối cho bé, tránh dùng các loại vải có chất liệu nilon.

♦ Kích thước:

  • Đối với trẻ từ 0 – 18 tháng tuổi: Mẹ nên may ruột gối cho bé với kích thước 25 x 35cm. Bề dày của ruột gối sau khi đã nhồi lá đinh lăng và bông gòn không nên dày quá 2cm.
  • Trẻ từ 18 – 24 tháng: Với trẻ trong độ tuổi này, mẹ nên may ruột gối cho bé theo kích thước 30 x 40cm. Độ dày của gối bằng với độ dày của gối dành cho bé dưới 18 tháng hoặc chỉ nên dày hơn chút xíu. Bạn tránh nhồi gối quá dày sẽ không tốt cho trẻ.

Thay vì may gối hình chữ nhật như thông thường, nếu khéo tay, mẹ có thể may theo dạng bán nguyệt hay hình những chú thú ngộ nghĩnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm nệm lót lá đinh lăng cho bé dùng. Cách làm nệm cũng tương tự như những gợi ý khi làm gối đinh lăng cho bé, chỉ khác là kích thước cùng độ dày lớn hơn và bạn phải chần để nệm không bị dạt.

3. Cách nhồi gối đinh lăng cho bé

Trước khi nhồi lá đinh lăng vào ruột gối, bạn nên vò nhẹ để lá mềm bớt. Sau khi vò, bạn trộn đều lá đinh lăng với bông gòn theo tỷ lệ 1:1 hoặc 1:2 rồi mới nhồi vào gối để gối không có nhiều mùi hăng. Trong khi nhồi, bạn nên dàn thật đều tay để gối được mềm.

Lưu ý khi cho bé sử dụng gối đinh lăng

Cách làm gối lá đinh lăng như thế nào năm 2024

Vì các bé còn quá nhỏ nên chuyện nôn trớ hay ọc sữa ra gối là hoàn toàn có thể xảy ra, do đó, mẹ nên làm một lúc nhiều gối để có gối luân phiên cho bé dùng và tiện việc vệ sinh. Tuy cách làm gối đinh lăng có hơi tốn nhiều thời gian nhưng để con có được chiếc gối tốt dùng thì điều này cũng đáng đúng không bạn.

Trong quá trình cho bé sử dụng, mẹ nên thay bao gối mỗi 2 – 3 ngày, ruột gối nên được hong khô thường xuyên để tránh ẩm mốc.

Với mỗi chiếc gối đinh lăng, bạn chỉ nên cho bé sử dụng trong khoảng 6 – 8 tháng rồi thay mới để hạn chế nguy cơ nấm mốc sinh sôi nhằm bảo đảm sức khỏe.

Lan Quan/Marry Baby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Lá cây đinh lăng khi sao khô làm gối sẽ giúp thông kinh lạc, tránh đổ mồ hôi đầu, gáy cho bé, giúp bé giấc ngủ trọn vẹn và tròn đầy hơn.

Đinh lăng từ lâu đã được biết đến với tên gọi là một loại thảo dược quý, trên khắp bộ phận cây đinh lăng không hề có thứ gì vứt bỏ, kể cả lá cây. Dưới đây, mẹ có thể tham khảo cách tự làm gối đinh lăng cho bé cực kì đơn giản nhé!

Cách làm gối lá đinh lăng như thế nào năm 2024

Chuẩn bị:

  • Lá đinh lăng tươi (chỉ nên chọn lá của cây đinh lăng từ 3 – 5 tuổi trở lên)
  • Vỏ gối cotton (có thể may sẵn hoặc mua)
  • Kim, chỉ, bông…

Thực hiện:

Bước 1: Phơi lá đinh lăng

Đây là công đoạn cực kỳ quan trọng trong việc làm gối đinh lăng. Trước khi phơi lá đinh lăng phải rửa sạch, sau đó phơi trong bóng râm chứ không phải phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời để lưu lại hương thơm tự nhiên. Không được lấy tay vò nát để tránh trường hợp lá giòm rụm, dễ gãy. Khi phơi hãy tản đều là cho chúng có khoảng cách bằng nhau, tránh phơi ẩu sẽ dẫn đến ẩm mốc, mùi hắc rất khó chịu.

Cách làm gối lá đinh lăng như thế nào năm 2024

Bước 2: Sấy và hạ thổ

Phơi khoảng 2 – 3 ngày khi thấy lá đã khô (lá vừa khô tới, không bị giòn, bể nát) hãy đem sấy hoặc sao vàng ở nhiệt độ vừa phải. Tiếp đến hạ thổ để lá đinh lăng hút được hết độ ẩm cần thiết. Công đoạn này sẽ tạo mùi hương đặc trưng cho gối đinh lăng.

.jpg)

Bước 3: Làm vỏ gối

Lấy lá đinh lăng và bông gòn polyester (loại chuyên dùng làm gối) trộn đều theo tỷ lên 1:1 để nhét vào, may ruột gối cho bé. Tỷ lệ lá đinh lăng và bông gòn phải đều nhau, tránh mùi hương lưu trên gối quá hắc hoặc biến thành thuốc bắc. Vải cotton sẽ là loại vải phù hợp nhất để bạn chọn may gối cho bé. Khi may cũng cần lưu ý độ dày của gối. Đối với trẻ em dưới 1 tuổi, nên sử dụng loại gối có kích thước 25cm x 35cm, trên 2 tuổi nên sử dụng loại gối 30cm x 40cm và từ 4 - 10 tuổi kích thước phù hợp sẽ là 35cm x 50cm.

Cách làm gối lá đinh lăng như thế nào năm 2024

Gối đinh lăng được làm hoàn toàn từ thiên nhiên có hạn sử dụng khá lâu, khoảng từ 8 tháng đến 1 năm. Cứ cách 1 tháng bạn nên mang gối ra phơi dưới bóng râm 20 phút để gối được thông thoáng, khô ráo. Tránh phơi dưới ánh nắng mặt trời vì sẽ làm lá đinh lăng trong ruột gối bị hư, vụn nát.