Cách làm báo cáo quyết toán công đoàn cơ sở

I. Phần báo cáo quyết toán mẫu B07-TLĐ
Kế toán ghi đầy đủ: (đa số các CĐCS ghi thiếu 3 nội dung sau)
- Số lao động bình quân trong kỳ báo cáo - Số đoàn viên - Tổng quỹ lương trong kỳ báo cáo (tổng quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH) • Quyết toán thu: căn cứ thực tế thu

- Mã số 22: Thu kinh phí công đoàn : Không ghi, để trống


- Mã số 23: Thu đoàn phí công đoàn: Thu 1% đoàn phí Công đoàn của đoàn viên công đoàn tại CĐCS
- Mã số 24 thu khác (nếu có)
- Mã số 25 kinh phí cấp trên cấp: là kinh phí công đoàn do Liên đoàn Lao động quận, huyện cấp cho CĐCS (theo số tiền đề nghị cấp trong công văn cấp kinh phí công đoàn theo mẫu của LĐLĐ, do từ năm 2017 phải nộp 10% tiết giảm chi phí hành chính nên số tiền được cấp nhỏ hơn theo tỷ lệ quy định). Chú ý số liệu KP cấp trên cấp phải khớp đúng với số liệu của chứng từ ( số tiền, thời gian). Nếu được cấp ở kỳ nào thì ghi kỳ đó, ví dụ nộp kinh phí công đoàn 6 tháng đầu năm ngày 2/7/2018 và được cấp trên cấp lại vào ngày 2/7/2018 thì mã số 25 của báo cáo 6 tháng đầu năm 2018 để trống

- Mã số 26 tài chính công đoàn tích lũy đầu kỳ: nếu còn sồ dư kỳ trước chuyển sang

• Quyết toán chi: Căn cứ tình hình thực tế chi tại đơn vị

* Mã số 27 Phụ cấp BCH CĐCS cơ sở: Có quy định mức phụ cấp cụ thể trong quy chế chi tiêu tài chính công đoàn theo Quyết định 1439/QĐ-TLĐ, ngày 14/12/2011 của Tổng Liên đoàn, tổng tiền phụ cấp BCH năm không vượt quá 30% phần kinh phí CĐCS được sử dụng


* Mã số 29 Quản lý hành chính: Không vượt quá 10%
* Mã số 31 Hoạt động phong trào: Tổng số tiền chi cho các hoạt động phong trào, văn hóa, văn nghệ...
+ Trong đó: Mục 31.01 Đào tạo cán bộ Mục 31.02 – Trợ cấp (thăm hỏi) Mục 31.03 – Hỗ trợ du lịch (Không vượt quá 10% ) Hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT....thể hiện trong bản thuyết minh dự toán.

Mã số 37 kinh phí đã nộp cấp trên trực tiếp quản lý: là 40% đoàn phí công đoàn đã nộp Liên đoàn lao động

Chú ý số liệu nộp ĐPCĐ cấp trên phải khớp đúng với số liệu của chứng từ ( số tiền, thời gian) – Căn cứ tình hình thực tế chi tại đơn vị – Các khoản chi phải quyết toán đúng với chứng từ (số tiền, thời gian chi) – Đưa các khoản chi vào đúng các mục chi quy định – Nếu thu >chi: tiền thừa được mang sang năm sau để sử dụng – Lưu ý : Không có trường hợp ngược lại tức thu II. Phần lập chứng từ (Phiếu thu, phiếu chi)

Phiếu thu, phiếu chi phải ghi rõ ràng, đầy đủ, chính xác các nội dung được in trên mẫu phiếu, không được tẩy xoá; có đầy đủ chữ ký của những người có liên quan như kế toán, thủ quỹ, thủ trưởng đơn vị, người lập phiếu, người nộp tiền; lập và ký chứng từ bằng bút bi, bút mực; không lập và ký chứng từ chứng từ bằng mực đỏ, bút chì hoặc dấu ký sẵn; chữ ký trên chứng từ của 1 người phải thống nhất; số phiếu được đánh liên tục theo thứ tự tăng dần căn cứ vào ngày, tháng chứng từ (bắt đầu từ số 01, sang đầu năm Dương lịch mới số phiếu trở lại 01)

1. Phiếu thu:

- Phiếu thu đoàn phí công đoàn (1%) hàng tháng, hàng quý - Phiếu thu kinh phí cấp trên cấp

Ghi chú:. Mỗi phiếu thu đều có chứng từ gốc kèm theo (Phiếu thu đoàn phí kèm theo danh sách thu; Phiếu thu Kinh phí cấp trên cấp kèm theo Phiếu chi của LĐLĐ quận, huyện…, có đóng dấu Công đoàn)


2. Phiếu chi:
-
Phiếu chi phụ cấp BCH
- Phiếu chi các khoản quản lý hành chính
- Phiếu chi các khoản hoạt động phong trào
- Phiếu chi nộp 40% đoàn phí công đoàn Cách ghi chép phiếu chi giống như phiếu thu; mỗi phiếu chi đều có chứng từ gốc được Chủ tịch CĐCS ký duyệt kèm theo, có đóng dấu. Các khoản chi mua hàng hoá, tài sản, tiếp khách phải đảm bảo quy trình mua sắm và có hoá đơn tài chính theo quy định của Nhà nước.

*Lưu ý :


- Khi mua hàng hoá có giá trị từ 200.000đ trở lên phải có hoá đơn GTGT (hóa đơn đỏ của ngành thuế quy định). - Chi tiền phụ cấp BCH (kèm theo danh sách ký nhận), khen thưởng (kèm theo quyết định khen thưởng), hỗ trợ hiến máu nhân đạo (kèm theo danh sách ký nhận và bản photo giấy chứng nhận hiến máu), quà tặng sinh nhật đoàn viên… phải có danh sách ký nhận của từng cá nhân, bồi dưỡng đoàn viên tham gia hội thi, hội thảo, tập huấn (kèm theo kế hoạch hội thi, danh sách ký nhận), khuyến khích con đoàn viên có thành tích trong học tập (kèm theo giấy khen photo, danh sách ký nhận)... - Chi các cuộc hội nghị, hội thảo, tổ chức phong trào đều phải có kế hoạch, dự trù kinh phí, hóa đơn, chứng từ hợp lệ…(nếu mua tài sản có giá trị từ 5.000.000đ trở lên thì phải có thông báo giá ít nhất của 03 đơn vị, có hợp đồng mua tài sản…)

- Các khoản chi phải được quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu tài chính của CĐCS


3. Bảng kê chứng từ
III. Hồ sơ quyết toán
: + 2 báo cáo quyết toán thu, chi tài chính công đoàn (mẫu B07-TLĐ) + 2 bảng kê chứng từ thu + 2 bảng kê chứng từ chi + Chứng từ thu, chứng từ chi xếp theo số thứ tự + Quy chế chi tiêu tài chính tại đơn vị


Nguồn: Hướng dẫn của LĐLĐ tỉnh Tây Ninh

Công đoàn cơ sở là gì? Quy định về việc công khai tài chính? Doanh nghiệp phải báo cáo tài chính công đoàn cho cấp trên như thế nào? Nội dung và hình thức công khai tài chính trong tổ chức công đoàn? Mẫu báo cáo công khai tài chính?  

Công đoàn các cấp có trách nhiệm báo cáo dự toán, quyết toán thu, chi tài chính với Ban chấp hành, ủy ban kiểm tra cùng cấp , thực hiện công khai tài chính công đoàn là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Vậy công đoàn cơ sở khi báo cáo công khai tài chính, thu chi cần sử dụng biểu mẫu như thế nào, bài viết sau đây luật Dương Gia sẽ tư vấn cụ thể.

Cơ sở pháp lý:

– Luật công đoàn 2012

– Hướng dẫn số 460/HD-TLĐ hướng dẫn công khai tài chính công đoàn

– Hướng dẫn số 47/HD-TLĐ hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý tài chính, tài sản công đoàn và chế độ kế toán đối với công đoàn cơ sở.

– Hướng dẫn 270/HD-TLĐ hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý tài chính quản lý công đoàn và chế độ kế toán đối với công đoàn cơ sở.

Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.6568

1. Công đoàn cơ sở là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2, điều 4 Luật công đoàn 2012 quy định có thể hiểu Công đoàn cơ sở là tổ chức tập hợp các thành viên là đoàn viên công đoàn trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Theo điều lệ công đoàn Việt Nam thì các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải có ít nhất 05 đoàn viên hoặc 05 người lao động trở lên làm đơn tự nguyện tham gia vào Công đoàn Việt Nam thì mới được thành lập công đoàn cơ sở. Công đoàn cơ sở có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại điều lệ công đoàn Việt Nam.

2. Quy định về việc công khai tài chính, thu chi công đoàn cơ sở như thế nào?

Căn cứ tại Hướng dẫn 270/HD-TLĐ năm 2014 thực hiện Quy chế quản lý tài chính công đoàn và Chế độ kế toán đối với công đoàn cơ sở quy định có thể hiểu việc công khai tài chính, thu chi công đoàn cơ sở được thực hiện như sau:

Xem thêm: Cách tính phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp trách nhiệm với cán bộ công đoàn

Thứ nhất, Công đoàn cơ sở phải Lập báo cáo dự toán thu,chi tài chính: Công đoàn cơ sở lập báo cáo dự toán thu, chi tài chính công đoàn hàng năm theo mẫu số B14-TLĐ. Sau khi lập xong báo cáo dự toán thu, chi tài chính thi công đoàn cơ sở phải gửi báo cáo dự toán năm sau lên công đoàn cấp trên chậm nhất vào ngày 15/11 của năm trước.

Thứ hai, Công đoàn cơ sở cần phải lập báo cáo quyết toán thu,chi tài chính: Công đoàn cơ sở lập báo cáo quyết toán thu, chi tài chính hàng năm sau đó gửi lên công đoàn cấp trên để được xét duyệt theo Mẫu số B07-TLĐ. Công đoàn cơ sở buộc phải gửi báo cáo quyết toán lên công đoàn cấp trên chậm nhất vào ngày 5 tháng 3 của năm sau theo đúng quy định.

Liên đoàn lao động cấp tỉnh, thành phố và các cấp tương đương được quy định cho công đoàn cơ sở lập báo cáo tài chính 6 tháng một lần được hiểu  một năm 2 kỳ.

Lưu ý: Công đoàn cơ sở chỉ ghi sổ tổng hợp các khoản thu, chi tài chính của công đoàn cơ sở. Các khoản thu, chi hoạt động xã hội phản ánh vào sổ chi tiết thu, chi quỹ xã hội và hàng năm công đoàn cơ sở cần phải lập báo cáo thu, chi quỹ xã hội với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở.

3. Doanh nghiệp phải báo cáo tài chính công đoàn cho công đoàn cấp trên như thế nào?

Đối với các cấp công đoàn, thời hạn báo cáo dự toán, quyết toán thu, chi tài chính quy định như sau:

Dự toán thu, chi tài chính công đoàn năm sau của Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và các cấp tương đương phải được báo cáo về Tổng Liên đoàn trước ngày 30/11 hàng năm. Mọi quyết toán thu, chi tài chính công đoàn của năm trước, phải được báo cáo về Tổng Liên đoàn trước ngày 31/3 của năm sau.

Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và các cấp tương đương phải có quy định cụ thể cho cấp dưới, đơn vị trực thuộc về thời gian nộp báo cáo dự toán, quyết toán phù hợp với quy định của pháp luật.

Đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng Liên đoàn: Dự toán của năm sau báo cáo Chủ sở hữu trước ngày 15/11 hàng năm. Quyết toán thu, chi của năm trước báo cáo Chủ sở hữu trước ngày 15/3 năm sau.

Xem thêm: Kinh phí công đoàn là gì? Sử dụng kinh phí công đoàn như thế nào?

4. Phạm vi, nội dung và hình thức công khai tài chính trong tổ chức công đoàn:

Theo quy định  Tại mục I, Hướng dẫn số 460/HD-TLĐ ngày 17/4/2014 của Tổng Liên đoàn LĐVN về “Công khai tài chính của công đoàn các cấp”, Chủ tịch công đoàn các cấp thực hiện công khai tài chính công đoàn của cấp mình như sau:

Công khai dự toán, quyết toán thu, chi tài chính công đoàn (năm).

a) Phạm vi công khai: Công khai tại Hội nghị BCH công đoàn cùng cấp.

b) Hình thức, nội dung công khai: Đối với , cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hình thức và nội dung công khai dựa theo biểu số 1-TDT. Đối với cấp tỉnh, ngành Trung ương và tương đương sẽ dựa theo biểu số 2-TDT.Đối với, cấp trên trực tiếp cơ sở dựa theo biểu số 3-TDT.Còn cấp cơ sở dựa theo biểu số 4-TDT.

Công khai quyết toán dự án XDCB hoàn thành

a) Phạm vi công khai: Công khai tại Hội nghị BCH công đoàn cùng cấp.

(Dự án XDCB của cấp nào, công khai tại Hội nghị BCH công đoàn của cấp đó không phân biệt Chủ đầu tư).

b) Hình thức, nội dung công khai. (Theo biểu số 5-TDT).

Xem thêm: Thủ tục thay đổi, miễn nhiệm, xin thôi chủ tịch công đoàn công ty

Công khai quyết toán thu, chi Quỹ xã hội.

a) Phạm vi công khai:

– Công khai tại Hội nghị tổng kết hoạt động các Quỹ.

– Công khai tại Hội nghị tổng kết hoạt động công đoàn hàng năm của đơn vị.

b) Hình thức, nội dung công khai. (Theo biểu số 6-TDT).

Bên cạnh đó, Tại mục II, Hướng dẫn số 460/HD-TLĐ ngày 17/4/2014 về “Công khai tài chính của các Cơ quan công đoàn” (áp dụng từ công đoàn cấp trên cơ sở trở lên), Thủ trưởng các đơn vị thực hiện công khai tài chính của các Cơ quan công đoàn như sau:

Công khai dự toán, quyết toán chi Cơ quan công đoàn (năm):

a) Phạm vi công khai: Công khai tại Hội nghị CBCC hàng năm của đơn vị.

Xem thêm: Thủ tục xin không tham gia tổ chức Công đoàn cơ sở

b) Hình thức, nội dung công khai. (Theo biểu số 7-CQ).

Công khai quyết toán thực hiện thực hiện tự chủ về biên chế và kinh phí quản lý hành chính (năm).

a)Phạm vi công khai: Công khai tại Hội nghị CBCC hàng năm của đơn vị.

b) Hình thức công khai. (Theo biểu số 8-CQ).

Công khai quyết toán thu, chi Quỹ cơ quan (năm).

a) Phạm vi công khai: Công khai tại Hội nghị CBCC của đơn vị.

b) Nội dung công khai:

 Công khai nguồn thu, mức thu.

Xem thêm: Quy định về xin thôi chức vụ, từ chức chủ tịch công đoàn công ty

Công khai đối tượng chi, mức chi

c) Hình thức công khai. (Theo biểu số 9-CQ). Biểu số 5-6-7-8-9

5. Mẫu báo cáo công khai tài chính, thu chi công đoàn cơ sở?

Khi thực hiện việc báo cáo công khai tài chính, thu chi công đoàn cơ sở cần gửi kèm theo 02 biểu mẫu là Mẫu báo cáo dự toán thu, chi tài chính công đoàn ( theo mẫu số B14-TLĐ) và Mẫu báo cáo quyết toán thu, chi tài chính công đoàn ( Theo mẫu B07-TLĐ). Cả  02 mẫu này đều nằm tại phụ lục số 03 ban hành kèm theo hướng dẫn số 47/HD-TLĐ của Tổng liên đoàn. Cụ thể, hình thwusc và nội dung 02 mẫu báo cáo như sau:

Thứ nhất, Mẫu báo cáo dự toán thu, chi tài chính công đoàn

Công đoàn cấp trên:

Công đoàn:

Mu: B14-TLĐ
(Ban hành kèm theo Hướng dẫn số 47/HD-TLĐ ngày 30/12/2021 của Tổng Liên đoàn)

BÁO CÁO

DỰ TOÁN THU, CHI TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN

Năm …

Xem thêm: Công đoàn là gì? Vai trò của tổ chức này đối với người lao động?

A- CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN

– Số lao động tính quỹ lương đóng KPCĐ: người – Quỹ lương đóng KPCĐ: Đồng
– Số đoàn viên:

– Số cán bộ CĐ chuyên trách:

người

người

– Quỹ lương đóng ĐPCĐ: Đồng

B- CÁC CHỈ TIÊU THU CHI TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN:

ĐVT: đồng

THÔNG TIN NỘI DUNG Mục lục TCCĐ (Mã số) Ước thực hiện năm trước Dự toán năm nay Ghi chú
I TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN TÍCH LŨY ĐU KỲ 10      
II PHẦN THU        
2.1 Thu Đoàn phí công đoàn 22
2.2 Thu Kinh phí công đoàn 23
2.3 NSNN cấp hỗ trợ 24
2.4 Các khoản thu khác 25
a- Chuyên môn hỗ trợ 25.01
b- Thu khác 25.02
CỘNG THU TCCĐ (2.1+2.2+2.3+ 2.4)
2.5 Tài chính công đoàn cấp trên cấp 28
a. Kinh phí công đoàn cấp trên cấp theo phân phối 28.01
b. Tài chính công đoàn cấp trên cấp hỗ trợ 28.02
2.6 Nhận bàn giao tài chính công đoàn 40
  TỔNG CNG THU (II=2.1+2.2+2.3+2.4+2.5+2.6)
III PHN CHI
3.1 Chi trực tiếp chăm lo, bảo vệ, đào tạo đoàn viên và người lao động 31
3.2 Chi tuyên truyền đoàn viên và người lao động 32
3.3 Chi quản lý hành chính 33
3.4 Chi lương, phụ cấp và các khoản phải nộp theo lương 34
a- Lương cán bộ trong biên chế 34.01
b- Phụ cấp cán bộ công đoàn 34.02
c- Các khoản phải nộp theo lương 34.03
3.5 Chi khác 37
CỘNG CHI (3.1+3.2+3.3+3.4+3.5)
3.6 ĐPCĐ, KPCĐ phải nộp cấp trên quản lý trực tiếp 60
3.7 Bàn giao tài chính công đoàn 42
TNG CNG CHI (III=3.1+3.2+3.3+3.4+3.5+3.6 + 3.7)
IV TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN TÍCH LŨY CUỐI KỲ (V=I+II-III) 50
V KINH PHÍ DỰ PHÒNG 70

C- THUYẾT MINH

NGƯỜI LẬP
(Ký, họ tên)
Ngày     tháng     năm
TM. BAN CHẤP HÀNH
(Ký tên, đóng dấu)

Thứ hai, mẫu báo cáo quyết toán thu, chi tài chính công đoàn

Công đoàn cấp trên:

Công đoàn…..

Mu: B07-TLĐ
(Ban hành kèm theo Hướng dẫn số 47/HD-TLĐ ngày 30/12/2021 của Tổng Liên đoàn)

BÁO CÁO

QUYẾT TOÁN THU, CHI TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN

Xem thêm: Chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn cơ sở

Năm …

A- CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN

– Số lao động tính quỹ lương đóng KPCĐ:

– Số đoàn viên:

– Số cán bộ CĐ chuyên trách:

người

người

người

– Quỹ lương đóng KPCĐ:

– Quỹ lương đóng ĐPCĐ:

đồng

đồng

B- CÁC CHỈ TIÊU THU CHI TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN

ĐVT: đồng

THÔNG TIN NỘI DUNG Mục lục TCCĐ (Mã số) Dự toán được giao Quyết toán năm Cấp trên duyệt
I TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN TÍCH LŨY ĐU KỲ 10      
II PHẦN THU        
2.1 Thu Đoàn phí công đoàn 22
2.2 Thu Kinh phí công đoàn 23
2.3 Ngân sách Nhà nước cấp hỗ trợ 24
2.4 Các khoản thu khác 25
a- Chuyên môn hỗ trợ 25.01
b- Thu khác 25.02
CỘNG THU TCCĐ (2.1+2.2+2.3+2.4)
2.5 Tài chính công đoàn cấp trên cấp 28
a. Kinh phí công đoàn cấp trên cấp theo phân phối 28.01
b. Tài chính công đoàn cấp trên cấp hỗ trợ 28.02
2.6 Nhận bàn giao tài chính công đoàn 40
TNG CỘNG THU (II=2.1+2.2+2.3+2.4+2.5+2.6)
III PHẦN CHI
3.1 Chi trực tiếp chăm lo, bảo vệ, đào tạo đoàn viên và người lao động 31
3.2 Chi tuyên truyền đoàn viên và người lao động 32
3.3 Chi quản lý hành chính 33
3.4 Chi lương, phụ cấp và các khoản phải nộp theo lương 34
a- Lương cán bộ trong biên chế 34.01
b- Phụ cấp cán bộ công đoàn 34.02
c- Các khoản phải nộp theo lương 34.03
3.5 Chi khác 37
CNG CHI (3.1+3.2+3.3+3.4+3.5)
3.6 ĐPCĐ, KPCĐ đã nộp cấp trên quản lý trực tiếp 39
3.7 Bàn giao tài chính công đoàn 42
TNG CỘNG CHI (III=3.1+3.2+3.3+3.4+3.5+3.6 + 3.7)
IV TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN TÍCH LŨY CUỐI KỲ (IV=I+II-III) 50
V ĐPCĐ, KPCĐ PHẢI NỘP CẤP TRÊN QUẢN LÝ TRỰC TIẾP 60

C- THUYẾT MINH

NGƯỜI LẬP
(Ký, họ tên)
Ngày     tháng     năm
TM. BAN CHẤP HÀNH
(Ký tên, đóng dấu)

Tại mục II, Phụ lục số 03 của hướng dẫn số 47 đã hướng dẫn rất cụ thể về việc lập báo cáo tài chính công đoàn. Quý khách hàng có thể tham khảo tại mục này để lập báo cáo tài chính theo đúng quy định.

Xem thêm: Điều kiện công tác sinh hoạt công đoàn của công chức về hưu

Việc báo cáo công khai tài chính, thu chi công đoàn cơ sở vừa là trách nhiệm vừa là một nhiệm vụ quan trọng, vì vậy các cấp công đoàn cơ sở cần phải thực hiện việc báo cáo và sử dụng mẫu báo cáo theo đúng quy định pháp luật.