Cách gọi các quả là cách gọi tên theo

Haylamdo biên soạn và sưu tầm 10 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 14: Phân loại thế giới sống có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ được biên soạn bám sát sách Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Khoa học tự nhiên 6.

Câu 1: Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì với chúng ta?

[1] Gọi đúng tên sinh vật

[2] Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại

[3] Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và trong thực tiễn

[4] Xác định được mối quan hệ họ hàng của các sinh vật

A. [1], [2], [3] B. [2], [3], [4]

C. [1], [2], [4] D. [1], [3], [4]

Đáp án: C

Việc phân loại thế giới sống không giúp ta thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và trong thực tiễn.

Câu 2: Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?

A. Loài → Chi [giống] → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới

B. Chi [giống] → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới

C. Giới → Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi [giống] → Loài

D. Loài → Chi [giống] → Bộ → Họ → Lớp → Ngành → Giới

Đáp án: A

Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao sẽ bắt đầu từ cấp nhỏ nhất là loài và kết thúc bằng cấp lớn nhất là giới. Cụ thể là: Loài → Chi [giống] → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới.

Câu 3: Hệ thống phân loại sinh vật bao gồm các giới nào?

A. Động vật, Thực vật, Nấm

B. Nấm, Nguyên sinh, Thực vật, Virus

C. Khởi sinh, Động vật, Thực vật, Nấm, Virus

D. Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật

Đáp án: D

Hệ thống phân loại sinh vật bao gồm 5 giới là: Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật.

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây được dùng để phân chia các giới sinh vật?

[1] Cấu trúc tế bào

[2] Cấu tạo cơ thể

[3] Đặc điểm sinh sản

[4] Kiểu dinh dưỡng

[5] Vai trò trong tự nhiên và thực tiễn

A. [1], [2], [3], [5] B. [2], [3], [4], [5]

C. [1], [2], [3], [4] C. [1], [3], [4], [5]

Đáp án: D

Người ta không sử dụng vai trò trong tự nhiên và thực tiễn của động vật để phân chia các giới sinh vật.

Câu 5: Tên khoa học của các loài được hiểu là?

A. Cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia

B. Tên giống + tên loài + [Tên tác giả, năm công bố]

C. Cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu

D. Tên loài + tên giống + [Tên tác giả, năm công bố]

Đáp án: B

Tên khoa học của loài gồm hai phần chính là tên chi [giống] đứng trước và tên loài đứng sau. Ngoài ra còn có thể đi kèm tên tác giả và năm công bố.

Câu 6: Vì sao trùng roi có lục lạp và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhưng lại không được xếp vào giới Thực vật?

A. Vì chúng có kích thước nhỏ B. Vì chúng có khả năng di chuyển

C. Vì chúng là cơ thể đơn bào D. Vì chúng có roi

Đáp án: C

Thực vật là các cơ thể đa bào, nhân thực còn trùng roi là cơ thể đơn bào, nhân thực nên trùng roi không được xếp vào nhóm thực vật.

Câu 7: Cho hình ảnh sau:

Miền Bắc nước ta gọi đây là cá quả, miền Nam gọi đây là cá lóc, một số địa phương khác gọi là cá chuối. Dựa vào đâu để khẳng định hai cách gọi này cùng gọi chung một loài?

A. Tên khoa học B. Tên địa phương

C. Tên dân gian D. Tên phổ thông

Đáp án: A

- Mỗi loài sinh vật đã được tìm thấy trên Trái Đất đều có một tên khoa học khác nhau. Để khẳng định loài A và loài B có phải cùng một loài không người ta sẽ tra tên khoa học của loài đó.

- Tên khoa học của cá quả [cá lóc đồng] là: Channa striata

Câu 8: Vi khuẩn lam có cơ thể đơn bào, nhân sơ, có diệp lục và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ. Vi khuẩn lam thuộc giới nào?

A. Khởi sinh B. Nguyên sinh C. Nấm D. Thực vật

Đáp án: A

Giới khởi sinh gồm các sinh vật đơn bào, nhân sơ nên vi khuẩn lam thuộc giới Khởi sinh.

Câu 9: Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây?

A. Khởi sinh B. Nguyên sinh C. Nấm D. Thực vật

Đáp án: D

Thực vật là các sinh vật đa bào nhân thực và có khả năng tự dưỡng.

Câu 10: Môi trường sống nào dưới đây có độ đa dạng loài thấp?

A. Hoang mạc B. Nước mặn

C. Rừng rậm D. Nước ngọt

Đáp án: A

Hoang mạc là nơi có khí hậu khô, nóng; độ chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao nên có sự đa dạng về số lượng loài thấp.

Nhiều người thường gặp các vấn đề khó khăn khi tiếp cận với khoa học nói chung và khoa học thực vật nói riêng. Trong một phạm vi hạn hẹp, BVN xin hỗ trợ các bạn đọc, đặc biệt là học sinh, sinh viên ở các lĩnh vực liên quan đến tên khoa học của thực vật qua bài viết dưới đây.

Cách gọi tên cây

  • Danh pháp thực vật đã xuất hiện từ năm 1753, năm xuất bản đầu tiên của công trình Species Plantarum của Carl Linnaeus. Sau đó các quy tắc về danh pháp được khẳng định qua các hội nghị quốc tế về thực vật học trên thế giới bắt đầu từ Hội nghị Paris [1867] trở đi. Ngày nay chúng ta đã biết giới thực vật được chia thành:

Ngành và phân ngành

           Lớp và phân lớp

                 Bộ và phân bộ

                      Họ và phân họ

                           Tông và phân tông

                                   Chi và phân chi

                                        Tổ và phân tổ

                                               Loạt và phân loạt

                                                       Loài và phân loài

                                                              Thứ và phân thứ hoặc giống trồng

                                                                          Dạng và phân dạng

  • Trong đó, bậc phân loại loài các đơn vị cơ bản [Ngành, Lớp, Bộ và Họ] và tiếp đó là bậc chi [trước đây dùng chữ giống] là thông dụng nhất.

Quy tắc chung

  • Tên khoa học gồm ít nhất 2 tên [chi và loài]. Tên cây phải được viết bằng chữ La tinh. Tên La tinh là bắt buộc đối với các chi, loài, thứ, các bậc dưới chi, loài và thứ. Tên La tinh thường được viết nghiêng. Các bản mô tả gốc của các họ, phân họ, tông, phân tông, chi, phân chi, tổ, phân tổ, loạt, phân loạt… loài và các bậc dưới loài phải viết bằng chưa La tinh.
  • Hiện nay, các nhà thực vật hay dùng các chữ “taxa“, “taxanomia” láy từ chữ Hy Lạp “taxis” nghĩa là xắp xếp và “monos” nghĩa là tên. Khái niệm đó thường dùng tắt với thuật ngữ “taxa” ở số nhiều và “taxon” ở số ít. Để phân loại cây cỏ, người ta đặt ra một loạt các bậc với sự sắp xếp các tên để hạn định các bậc taxa như sau:

Thuật ngữ cho các bậc phân loại từ Ngành đến Tông

Tiếng La tinh Tiếng Việt Tiếp tố
Divisio    Ngành  -phyta [ở thực vật có chồi, Tảo]
-myceta [ở Nấm]
Subdivisio   Phân ngành -phytina [ở thực vật có chồi, Tảo]
-mycetina [ở Nấm]
Classis  Lớp

-mycetes [ở Nấm] -phyceae [ở Tảo] -lichenes [ở Địa y]

-opsida [ở thực vật có chồi]

Subclassis   Phân lớp

-mycetidae [ở Nấm] -phycideae [ở Tảo]

-idae [ở thực vật có chồi]

Ordo  Bộ -ales
Subordo    Phân bộ  -ineae
Familia Họ -aceae
Subfamilia   Phân họ -oideae
Tribus   Tông -eae
Subtribus  Phân tông -inae
  • Người ta còn đặt thêm bậc phụ với tiếp tiền tố super và có tiếp vị tố cụ thể ứng với từng bâc đi kèm, ví dụ như superordo – liên bộ với tiếp vị tố là -anae
  • Về nguyên tắc, các tên của các bậc từ ngành đến phân lớp được cấu tạo bằng một tên có nguồn gốc Hy Lạp viết dưới dạng La tinh. Tên bộ được cấu tạo từ tên Họ thuộc bộ đó và tên Họ của từ gốc của tên chi điển hình hoặc một tên đồng nghĩa. Do đó khi biết một tiếp tố được thêm vào gốc ta có thể biết được bậc của taxon hay tên đó.
  • Nếu như tên của một họ là một tính từ số nhiều dùng như một danh từ thì tên của chi là một từ danh từ hoặc một tính từ dùng như một danh từ và luôn luôn ở số ít. Tên của các bậc phân loại lớn hơn loài đều phải viết in hoa.

Ví dụ:

Bậc phân loại Tên Việt Nam Tên La tinh
Chi   Chi Mộc lan  Magnolia
Họ  Họ Mộc lan  Magnoliaceae
Bộ  Bộ Mộc lan  Magnoliales
Lớp   Lớp Mộc lan Magnoliopsida
Ngành   Ngành Mộc lan  Magnoliophyta

Các bậc dưới chi

Thuật ngữ

Tiếng La tinh Tiếng Việt Chữ Viết tắt
Genus Chi _
Subgenus Phân Chi  subg.
Sectio  Nhánh [Tổ]   sect.
Subsectio Phân tổ subsect.
Series  Loạt 
Subseries    Phân loạt  
Species  Loài  sp.
Subspecies   Phân loài   subsp.
Varietas  Thứ  var.
Subvarietas Phân thứ  subvar.
Forma     Dạng    form.
Subforma  Phân dạng  subform.

Quy tắc riêng về tên cây

Viết tên cây

  • Tên chi, phân chi và tổ đều viết nghiêng, chữ đầu viết hoa, phần còn lại viết thường. Khi cần mô tả nhiều loài cùng một chi, người ta viết tắt tên chi bằng chữ viết hoa kèm theo dấu chấm. Tên loài được xác định bởi tên của chi kèm theo một tính ngữ, tên loài có thể gồm một từ hay hai từ nối liền nhau.

          Ví dụ: Plantagor major, Alisma plantago-aquatica.

  • Tính ngữ chỉ tên loài đều viết thường, không bao giờ viết hoa ngay cả khi tên đó lấy từ tên người [đương đại hay trong thần thoại] hoặc tên địa phương.
  • Nếu gặp một loài chưa biết, người ta thường viết tắt tên loài bằng chữ viết tắt sp. [species], viết đứng. Nếu có nhiều loài thuộc về cùng một chi nhưng không chỉ rõ loài nào, người ta có thể viết tắt thành spp., có nghĩa species plurima [nhiều loài], hoặc sp. plur.
  • Đối với tên phân loài, thứ và dạng cũng được cấu tạo dạng subsp. hay ssp.; var. và form. kiểu chữ đứng. Tên kèm theo các chữ viết tắt này viết nghiêng.

          Ví dụ: Setaria palmifolia var. rubra; Agapanthus inapertus ssp. pendulus

Tên tác giả

  • Một tên cây đầy đủ phải kèm theo tên của tác giả đã công bố nó. Tên tác giả viết theo hệ chữ cái La Mã [chữ đứng] và phải viết tắt trừ trường hợp tên rất ngắn. Tên viết tắt phải kèm theo dấu chấm, miến sao tránh được sự nhầm lẫn giữa người này và người khác.

              Ví dụ: L. [chỉ Carl Linnaeus]; DC. [chỉ De Candolle]; Guill. [chỉ Guillemin]; Guillaum. [chỉ Guillaumin]

  • Nếu một tên chưa từng được công bố đã được công bố hợp pháp gắn với tên tác giả của nó thì người ta phải ghi tên tác giả của nó. Đối với cây có nguồn gốc trồng trọt cũng vậy. Nếu là cây trồng nhưng không biết tên của người trồng tạo ra nó thì thay vào tên tác giả người ta viết chữ “Hort”.

           Ví dụ: Rauvolfia chaudocensis Pierre ex Pitard, loài này cùng được Pierre và Pitard cùng công bố [ex: cùng] hợp pháp độc lập.

                    Calanthe argenteo-striata C. Z. Tang et S. J. Cheng, Loài này được C. Z. Tang và S. J. Cheng cùng công bố trong một bài báo [et: và] hợp pháp

  • Nếu có một loài đã được mô tả và nêu tên, được chuyển sang một chi khác bởi một tác giả mới thì tác giả sau phải giữ tên loài gốc [trừ những điều trắc trở]. Trong trường hợp này, danh pháp lưỡng nôm mới sẽ kèm theo tên của tác giả đã công bố nó trước đó được đặt trong ngoặc đơn và tên của tác giả công bố sau đặt sau cùng.

          Ví dụ: cây Nhọc trái khớp, trước đây Diels đặt tên là Polyalthia plagioneura Diels, sau này Nguyễn Tiến Bân chuyển sang chi Enicosanthellum nên tên loài hiện tại viết là Enicosanthellum plagioneura [Diels] Ban

Tên đồng nghĩa và luật ưu tiên

  • Tên đồng nghĩa [synonym] cũng là tên La tinh. Khi có trường hợp đồng nghĩa thì tên xưa nhất được giữ lại nếu nó đúng và có giá trị [đúng theo luật quốc tế về sự ưu tiên]. Tên đồng nghĩa được đặt trong ngoặc đơn sau tên chính thức.

          Ví dụ: Neptunia oleracea Lour. do Lourerio đặt ra năm 1790, sau đó, Willdenow căn cứ vào một mẫu lộn xộn Mimosa natans L.f. để đặt tên loài này thành một loài khác là Desmanthus natans [L.f.] Willd. vào năm1825.          

          Vậy ta phải viết Neptunia oleracea Lour. [Desmanthus natans [L.f.] Willd.]

Video liên quan

Chủ Đề