Cách bơm bánh xe máy

Lốp xe ô tô chính là bộ phận quan trọng giúp chủ xe tiết kiệm các chi phí về tiêu hao nhiên liệu cũng như đảm bảo cho tài xế và hành khách được an toàn trên mọi cung đường. Hãy cùng tìm hiểu cách bơm lốp xe ô tô và những lưu ý quan trọng khi bơm xe hơi nhé. 

Lốp xe ô tô là gì?

Lốp xe là một bộ phận của hệ thống treo được thiết kế để hấp thụ các lực va chạm trên đường bộ trong quá trình xe lăn bánh. Lốp xe còn là nơi truyền lực kéo từ động cơ xuống mặt đường và lực bám khi phanh. 

Ngoài ra lốp xe còn có vai trò là đỡ trọng lượng của cả xe, là bộ phận duy nhất trên xe tiếp xúc trực tiếp với bề mặt đường nên thường bị bài mòn và thay thế nhanh hơn so với các phụ tùng và linh kiện khác.

Mỗi loại lốp đều có một áp suất tiêu chuẩn để đảm bảo việc tương thích các hệ thống trong quá trình chạy xe. Do vậy việc bơm hơi đúng tiêu chuẩn là việc hết sức quan trọng giúp các hệ thống hoạt động hiệu quả. Đa số các lốp xe đều được sản xuất từ chất liệu cao su và bơm căng bởi không khí…

Cách bơm bánh xe máy
Lốp xe ô tô là một bộ phận vô cùng quan trọng của xe ô tô mà các tài xế cần lưu ý.

Cách bơm lốp xe ô tô đúng cách

Nếu chủ xe có sử dụng bơm ô tô mini hoặc phụ kiện bơm chuyên dụng khác tại nhà thì có thể thực hiện các bước bơm xe ô tô đúng cách và đơn giản như sau:

  • Bước 1: Đặt phụ kiện bơm xe ô tô ở vị trí cố định và thông thoáng. Người bơm xe cần đứng thẳng hàng với mặt lốp với khoảng cách là 3m để tránh bị rủi ro khi bơm xe ô tô quá căng gây nổ. 
  • Bước 2: Bơm trước tới áp suất khoảng 1,5kgf/ cm2 và kiểm tra tổng quát lốp xe. Nếu có chỗ nào bị rách, biến dạng hay nghi ngờ hư hỏng, cần tháo lốp xe và mang đến gara hoặc trung tâm bảo dưỡng để nhờ người có chuyên môn kiểm tra.
  • Bước 3: Bơm đến áp suất đề nghị của nhà sản xuất được ghi trên lốp xe. Có thể dùng máy bơm ô tô mini có đồng hồ để bảo vệ lốp và duy trì được áp suất trong lốp.

Kinh nghiệm bơm lốp xe ô tô và những lưu ý quan trọng

Trong tất cả các bộ phận trên xe ô tô, lốp xe là nơi duy nhất gắn kết giữa xe với mặt đường. Nếu bơm lốp xe ô tô quá căng hoặc quá non cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình vận hành của xe, đôi khi trở thành nguyên nhân chủ yếu cho những vụ tai nạn bất ngờ trên đường. Vì vậy, chủ xe khi bơm xe cần lưu ý những vấn đề sau:

Kiểm tra áp suất lốp định kỳ hoặc sau mỗi chuyến đi dài

Các nhà sản xuất luôn khuyến cáo chủ xe nên đưa xe đi kiểm tra áp suất lốp định kỳ 14 ngày/lần/4 bánh và cả bánh dự phòng hoặc sau mỗi chuyến đi dài.

Nên kiểm tra khi lốp đã nguội hẳn để có con số kiểm tra áp suất chính xác nhất. Bởi vì khi lốp nóng, không khí trong lốp sẽ nở ra cho kết quả kiểm tra không chính xác. Thông thường, nếu thời tiết thay đổi nóng/lạnh thì áp suất lốp sẽ tăng/giảm từ 1-2 psi cho mỗi 5-6 độ C. Và đặc biệt, không được xì hơi lốp xe ô tô khi lốp vẫn còn nóng.

Cách bơm bánh xe máy
Các tài xế cần lưu ý kiểm tra thật kỹ áp suất lốp xe ô tô trước khi tiến hành bơm xe.

Sử dụng dụng cụ đo áp suất và bơm lốp xe ô tô đúng chuẩn

Hầu hết các tài xế xe hiện nay chỉ dùng cảm giác để nhận biết bánh xe non hay căng mà quên mất việc đó áp suất lốp xe rất quan trọng. Bởi vì khi dùng tay để cảm nhận là lúc ấy lốp xe đã quá mềm hoặc quá cứng. Điều này đã dẫn đến nhiều tình huống mất an toàn khi lưu thông trên đường. Vì thế, các chủ xe cần trang bị thêm máy đo áp suất có đồng hồ và bơm xe hơi đúng chuẩn.

Trước khi tiến hành bơm lốp xe ô tô cần đảm bảo lốp xe ở trạng thái lạnh

Nghĩa là bạn nên kiểm tra xe vào sáng sớm hoặc chạy chưa tới 3km từ khi bánh xe xì hơi. Nếu bạn đã chạy được một vài ki-lô-mét thì số đo của đồng hồ áp suất không còn chính xác.

Không nên bơm xe ô tô quá căng hoặc quá non

Việc bơm xe hơi quá căng hoặc quá non sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ ma sát của bánh xe lên mặt đường, gây nguy hiểm trong mọi trường hợp khi di chuyển trên đường.

Cách bơm bánh xe máy
Bơm lốp xe ô tô quá căng hoặc quá non cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình vận hành của xe

ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY HOTLINE

TẬN TÌNH - CHU ĐÁO - TẬN TÂM

Hoặc Anh/Chị có thể để lại thông tin Form đăng ký bên dưới đây. Trung tâm sẽ gửi toàn thông tin qua Zalo hoặc liên hệ qua số điện thoại để tư vấn trực tiếp:

FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ: 

Lưu ý kinh nghiệm chia sẻ từ các chủ xe:

  • Vào mùa đông khi áp suất lốp xe ô tô giảm xuống khoảng 2 psi, trong trường hợp: 
  • Nếu bạn bơm xe trong gara hay ở nơi có nhiệt độ cao hơn bên ngoài khoảng từ 10 độ C, nên bơm cao hơn mức áp suất lốp mà nhà sản xuất đưa ra.
  • Nếu bạn ở ngoài trời, bạn chỉ cần bơm đúng áp suất chuẩn là 32 psi.
  • Ngược lại với trời mùa hè, khoảng nhiệt độ từ 30 – 40 độ C, áp suất sẽ tăng khoảng 4 psi, trong trường hợp:
  • Xe của bạn thường xuyên để ở nơi có nhiệt độ thấp hơn bên ngoài thì bạn cũng nên giảm áp suất bơm xuống khoảng 3 – 4 psi so với tiêu chuẩn 40 psi.
  • Nếu môi trường áp suất lốp ở bằng nhiệt độ bên ngoài thì nên theo quy chuẩn của nhà sản xuất

Trên đây là những thông tin chi tiết về cách bơm lốp xe ô tô đúng quy chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích, bạn hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của daylaixehanoi.vn hoặc liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline để được giải đáp thắc mắc nha. 

Trung tâm đào tạo sát hạch lái xe Thái Việt

  • Hotline: 1900 0329
  • Địa chỉ: 201 Nguyễn Ngọc Vũ, Q Cầu Giấy, Hà Nội

Cách bơm bánh xe máy

Bạn có thể dễ dàng bơm lốp xe ô tô bằng dụng cụ bơm gia dụng hay thiết bị bơm tại cây xăng. Nhớ mang theo thiết bị đo áp suất lốp để đảm bảo bơm đúng mức áp suất yêu cầu. Duy trì áp suất lốp xe phù hợp sẽ giúp ngăn chặn hiện tượng nổ lốp vốn có thể xảy ra khi lốp bị quá áp hoặc va đập mạnh. Lốp xe đủ hơi cũng giúp tiết kiệm nhiên liệu và vận hành xe hiệu quả hơn.

  1. 1

    Mua thiết bị đo áp suất lốp xe. Tìm mua dụng cụ này tại cửa hàng phụ tùng ô tô – thương hiệu NAPA, AutoZone, Checker, Kragen, O'Reilly, hoặc Canadian Tire. Thiết bị đo áp suất bỏ túi có giá rẻ và thuận tiện để mang theo người. Tại Mỹ, giá thiết bị đo áp suất dao động từ 5USD cho loại cơ bản đến hơn 30USD cho loại kỹ thuật số, có nút xả hơi hoặc thậm chí có thể phát ra tiếng nói.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Thiết bị đo áp suất bỏ túi có hai loại: loại đồng hồ và loại cây bút.

    • Loại cây bút có dạng dài, mảnh và làm bằng kim loại, có kích thước cỡ cây bút chì. Khi được kết nối với đầu bơm của lốp xe, thang chia trong dụng cụ này sẽ trượt ra khỏi vỏ khi chịu tác động bởi áp suất hơi.
    • Loại đồng hồ có cách kết nối tương tự như loại cây bút, nhưng nó có mặt đồng hồ và kim chỉ áp suất.

  2. 2

    Kiểm tra áp suất trong lốp xe. Tìm đầu van bằng cao su hoặc kim loại nằm dọc trên vành trong của bánh xe, và vặn mở nắp van. Nhấn đầu đo của đồng hồ áp suất vào van khí. Giữ cố định đồng hồ và để ý nghe âm thanh khí phụt ra nhẹ khi đồng hồ bắt đầu đo áp suất của không khí trong lốp. Vài giây sau, rút đồng hồ ra khỏi lốp và đọc giá trị áp suất trên màn hình nhỏ nằm ở mặt bên của dụng cụ.

  3. 3

    Xác định lượng không khí cần bơm vào bánh xe. Áp suất lốp xe thường dao động từ 30-35 psi, nhưng xe tải hạng nhẹ thường yêu cầu áp suất cao hơn.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Một số phương tiện cần áp suất hơi bằng nhau ở tất cả các bánh xe, nhưng số khác yêu cầu bánh trước và bánh sau có áp suất khác nhau một chút. Lốp xe có khuynh hướng giảm khoảng 1 psi mỗi tháng. Bạn nên kiểm tra áp suất lốp xe tối thiểu hằng tháng, vì nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến áp suất. Đây là cách để phát hiện bánh xe có bị rò rỉ hơi hay không. Tốt nhất bạn nên kiểm tra áp suất lốp mỗi khi đi đổ xăng. Thay vì đứng chờ cạnh vòi bơm, bạn hãy lấy đồng hồ đi kiểm tra áp suất lốp. Nhớ kiểm tra áp suất của lốp xe dự phòng hai lần một năm, để tránh trường hợp khi cần dùng đến thì nó không còn hơi.

    • Xem sách hướng dẫn sử dụng của xe hoặc nhãn dán trên trụ cửa phía tài xế để biết áp suất lốp khuyến nghị. Trên đó có dán nhãn ghi rõ chỉ số áp suất lốp xe khuyến nghị theo psi hoặc kpa.
    • Nếu lốp xe xẹp hoàn toàn thì có thể đã bị rò rỉ. Thử bơm lại và chờ xem lốp có giữ hơi hay không. Nếu lốp giữ hơi, thử lên xe chạy một đoạn và kiểm tra lại áp suất. Nếu áp suất giảm thì chứng tỏ lốp xe đã rò khí và cần đem đi vá. Nếu bạn có thể nghe thấy tiếng khí thoát ra trong lúc bơm thì chỉ còn cách thay bánh xe dự phòng. Nếu có nhiều hơn một bánh xe bị xì lốp thì bạn cần gọi cho xe cứu hộ.

  1. 1

    Tháo nắp van. Bạn sẽ vặn nắp van trở lại sau khi bơm nên hãy đặt nó sang một bên hoặc cất vào túi áo. Cân nhắc không tháo nắp van cho đến khi bạn chuẩn bị bơm bánh xe đó – như vậy nắp van sẽ không thể thất lạc.

  2. 2

    Tìm dụng cụ bơm. Bơm nén khí tự động có giá bán cao hơn nhưng tốc độ bơm nhanh. Bạn có thể dùng bơm đạp chân như bơm xe đạp, nhưng thời gian bơm lâu hơn và tốn nhiều công sức. Bạn có thể tự mua dụng cụ bơm hoặc mượn của bạn bè – không thì hầu hết các trạm xăng đều có thiết bị bơm bánh xe hoạt động bằng cách cho tiền xu vào.

    • Nếu bạn sử dụng bơm xe đạp thì cần có đầu van chuyển đổi. Cân nhắc nhờ ai đó hỗ trợ bạn bơm để không phải bơm bánh xe một mình. Lốp ô tô lớn hơn nhiều so với lốp xe đạp!
    • Khi mua đồng hồ đo áp suất lốp xe tại cửa hàng phụ tùng ô tô, bạn có thể mua luôn dụng cụ bơm hoạt động bằng nguồn điện 12v của xe.

  3. 3

    Đảm bảo lốp xe đang ở trạng thái lạnh. Nghĩa là bạn nên kiểm tra xe vào sáng sớm hoặc chạy chưa tới 3km từ khi bánh xe xì hơi. Nếu bạn đã chạy được một vài ki-lô-mét thì số đo của đồng hồ áp suất không còn chính xác.

  4. 4

    Sử dụng thiết bị bơm của trạm xăng. Thiết bị bơm này thường được đặt ở ngoại vi khu vực đỗ xe của trạm xăng, nằm đâu đó tách biệt với chỗ đặt cây xăng. Nếu không thấy thì bạn hãy hỏi nhân viên phục vụ. Điều khiển xe nằm dọc theo trụ bơm và tìm khe nhét tiền xu. Giá bơm xe tại Mỹ dao động từ vài xu cho tới một đô la (bơm trong vài phút).

    • Đỗ xe đủ gần để vòi bơm có thể kéo tới cả bốn bánh xe. Điều này không quan trọng lắm nếu bạn chỉ định bơm một hay hai bánh xe.
    • Kiểm tra áp suất lốp trong lúc đổ xăng. Đa số các trạm xăng mà có tính phí bơm xe sẽ miễn trừ phí này nếu bạn đã đổ xăng. Bạn cần đi vào trong để hỏi nhân viên hoặc xuất trình biên nhận mua xăng.

  1. 1

    Kết nối dụng cụ bơm. Nếu bạn đang ở trạm xăng thì mở máy bơm bằng cách cho đủ tiền xu vào máy. Bạn sẽ nghe thấy tiếng quay rè rè khi bơm bắt đầu chạy. Kéo vòi bơm tới bánh xe gần nhất (hoặc bánh xe cần bơm) và nhấn đầu vòi bơm vào đầu van của bánh xe. Giữ cố định đầu vòi bơm và chờ cho không khí bơm vào lốp xe.

    • Nếu bạn nghe thấy tiếng khí xì ra dữ dội thì cố gắng giữ ổn định vòi bơm. Nhiều khả năng đầu vòi bơm chưa khớp hoàn toàn với đầu van.

  2. 2

    Hãy kiên trì. Nếu bánh xe đang yếu hơi thì có thể bạn phải bơm mỗi lốp liên tục vài phút. Nếu bạn mới bơm lốp xe trong vài tháng gần đây và chỉ định châm thêm hơi thì thời gian bơm chỉ khoảng 10-20 giây. Cân nhắc sử dụng bơm tay cho các trường hợp châm thêm như vậy nếu bạn cảm thấy tiếc tiền cho máy bơm tại trạm xăng.

  3. 3

    Kiểm tra áp suất khi bơm và điều chỉnh nếu cần. Khi bạn nghĩ lốp đã đủ hơi, hãy kéo vòi bơm ra và dùng đồng hồ áp suất để đo áp suất lốp xe. Xin nhắc lại, đa số lốp xe cần áp suất 30-35 psi, nhưng hãy kiểm tra thông số kỹ thuật của xe cho đảm bảo. Châm thêm hơi nếu áp suất thấp hơn yêu cầu, và xả bớt hơi nếu áp suất cao hơn yêu cầu. Khi áp suất lốp đạt giá trị yêu cầu thì công việc tới đây là xong.

    • Để xả bớt hơi, dùng móng tay hay dụng cụ nào đó nhấn vào cây kim ở chính giữa van. Bạn sẽ nghe thấy âm thanh khí nén xì ra từ lốp xe. Xả hơi ra từng ít một để tránh xả quá nhiều, và thường xuyên kiểm tra lại áp suất lốp trong quá trình xả hơi.
    • Cố gắng bơm lốp xe đến mức áp suất khuyến nghị, thậm chí chỉ thiếu một hay hai psi cũng không được. Người ta ước tính cứ 3 psi dưới mức áp suất khuyến nghị sẽ làm tiêu hao thêm một phần trăm nhiên liệu. Ngoài ra, lốp xe cũng mòn thêm 10 phần trăm.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  4. 4

    Vặn lại nắp van. Sau khi bơm xong cho từng bánh xe, nhớ vặn lại nắp van. Việc này không thật sự cần thiết nhưng sẽ hạn chế hơi bị thoát ra. Van sẽ không tự nhiên để hơi thoát ra trừ khi có vật gì đó nhấn vào lỗ van - như cây que hay ngón tay.

  5. 5

    Lặp lại quy trình này cho từng bánh xe. Nếu vòi bơm không kéo tới thì bạn điều khiển xe tới gần hoặc quay đầu xe. Tuy nhiên, bạn nên nhớ mỗi chu kỳ bơm bị giới hạn về thời gian nên bạn phải thao tác nhanh nếu không muốn trả thêm tiền!

  • Áp suất khuyến nghị của lốp xe thường được in trên nhãn dán ở mặt trong trụ cửa. Nếu bạn không tìm thấy thì xem trong sổ tay hướng dẫn sử dụng, thường nằm gần cuối sổ.
  • Chỉ kiểm tra áp suất lốp khi lốp xe đang lạnh. Nếu bạn đã chạy được vài ki-lô-mét thì số đo sẽ không còn chính xác.
  • Tìm hiểu trước về cách vận hành trụ bơm. Thường thì cuối vòi bơm sẽ có một cái đầu để bạn chụp lên cuống van, có tay cầm/nút để bạn nhấn vào khi muốn bơm. Nếu bạn thả tay cầm, đồng đồ đo sẽ kích hoạt để hiển thị áp suất, đồng thời không khí bắt đầu thoát khỏi lốp xe. Bạn nên bóp tay cầm trong suốt quá trình bơm, và định kỳ thả tay cầm ra để kiểm tra áp suất cho đến khi đạt áp suất yêu cầu.
  • Trung bình, áp suất lốp sẽ giảm 1 psi mỗi tháng, do đó bạn cần kiểm tra áp suất lốp tối thiểu một lần mỗi tháng.
  • Nếu đây là lần đầu tiên bạn dùng trụ bơm thì cần lưu ý: trụ bơm chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn (khoảng 3 phút). Vì vậy, bạn nên tháo các nắp van từ trước, và đỗ xe song song, gần với trụ bơm để tiết kiệm thời gian.

  • Do được sử dụng quá nhiều, đồng hồ đo áp suất của một số thiết bị bơm tại trạm xăng không còn hoạt động chính xác. Nếu được thì bạn nên dùng đồng hồ riêng của mình.
  • Cẩn thận tránh bơm bánh xe cao hơn áp suất khuyến nghị quá nhiều. Mức áp suất có thể gây nổ lốp ở đa số các xe là khoảng 40 psi trở lên. Để an toàn, đừng bơm lốp xe cao hơn áp suất khuyến nghị quá 5 psi.
  • Do bị giới hạn về thời gian tại trụ bơm, bạn nên bơm lốp xe cao hơn áp suất khuyến nghị (theo số đo của đồng hồ tại trụ bơm). Sau khi bơm xong, dùng đồng hồ của bạn để đo lại áp suất cho từng bánh, và xả ra chút ít nếu cần.
  • Đôi khi, đồng hồ đo áp suất ở cuối vòi bơm được làm bằng kim loại với vạch chia được khắc. Loại đồng hồ này khó nhìn vào ban đêm. Bạn nên mang theo đồng hồ đo áp suất bỏ túi để thuận tiện hơn.
  • Cẩn thận khi bơm bánh xe. Bánh xe được bơm quá cứng sẽ dễ mòn ở phần giữa lốp và ảnh hưởng tới việc vận hành xe. Mặt khác, áp suất lốp không đủ có thể khiến bánh xe bị ép xuống quá nhiều, trở nên quá nóng và phát nổ. Điều này có thể gây ra lật xe đối với những xe có trọng tâm cao như SUV. Bánh xe mềm cũng làm lốp mòn nhanh hơn và tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn. Lưu ý rằng lốp xe thường có định mức áp suất tối đa cao hơn giá trị ghi trên xe. Đừng để áp suất lốp thấp hơn áp suất được ghi trên xe.
  • Tránh tựa vào bánh xe trong lúc bơm. Mặc dù lốp xe khó có khả năng phát nổ ở mức áp suất cao hơn khuyến nghị chút ít, nhưng bạn vẫn không nên tựa vào bánh xe để phòng rủi ro.
  • Khi sử dụng máy nén khí cao áp (như trụ bơm tại trạm xăng) để bơm lốp xe đạp, bạn nên bơm từng ít một để tránh làm lốp xe quá áp và phát nổ.
  • Bạn nên giữ dây chuyền, đồ trang sức lủng lẳng hay những vật tương tự tránh xa trong lúc làm việc với bánh xe (hay bất kỳ bộ phận nào của xe).

  • Đồng hồ đo áp suất lốp xe (kiểu mặt đồng hồ là chính xác nhất).
  • Thiết bị bơm/máy nén khí.

Bài viết này đã được cùng viết bởi Mike Parra. Mike Parra là thợ cơ khí tại Arizona. Ông có chứng nhận ASE, bằng AA về công nghệ sửa chữa ô tô và đã có hơn 20 năm kinh nghiệm làm thợ máy. Bài viết này đã được xem 1.675 lần.

Chuyên mục: Xe hơi

Trang này đã được đọc 1.675 lần.