Các biện pháp trong chương trình phòng trừ dịch hại tổng hợp bao gồm các biện pháp nào

– Biện pháp canh tác kỹ thuật là một trong những biện pháp quản lý dịch hại cây trồng chủ yếu nhất, xuất hiện rất lâu đời và trước cả biện pháp hoá học.

  • Biện pháp canh tác kỹ thuật
    • Khái niệm chung
    • Định nghĩa
    • Ưu nhược điểm của biện pháp canh tác kỹ thuật
    • Những công việc cần làm của biện pháp kỹ thuật canh tác
    • Biện pháp canh tác kỹ thuật và chương trình IPM
  • Biện pháp đấu tranh sinh học [Biological control]
    • Định nghĩa
    • Ưu nhược điểm của biện pháp đấu tranh sinh học
    • Cơ sở  khoa học của biện pháp đấu tranh sinh học
    • Những tác nhân sinh học chủ yếu điều hoà số lượng chủng quần dịch hại
    •  Biện pháp đấu tranh sinh học và IPM
  • Biện pháp sử dụng giống chống chịu
    • Khái niệm chung
    • Ưu nhược điểm của biện pháp giống chống chịu
    • Mối quan hệ của biện pháp giống chống chịu trong IPM
  • Biện pháp hoá học
    • Khái niệm chung
    • Nguyên nhân sử dụng biện pháp hoá học hơn các biện pháp khác
    • Ưu nhược điểm của biện pháp hoá học
    • Những chú ý khi sử dụng thuốc hoá học
  • Biện pháp vật lý cơ giới
  • Khái niệm chung
    • Ưu nhược điểm của biện pháp
    • Những biện pháp cụ thể của biện pháp vật lý, cơ giới

– Biện pháp canh tác kỹ thuật mặc dù lâu đời, dựa trên cơ sở sinh thái hợp lý song nó bị lãng quên sau khi biện pháp hoá học bắt đầu phát triển và phồn thịnh.

– Biện pháp canh tác kỹ thuật đơn giản, sử dụng thực tiễn canh tác kỹ thuật liên quan đến quá trình sản xuất cây trồng. Trong một số trường hợp nó có thể quản lý dịch hại một cách hoàn hảo mà không cần thêm sự hỗ trợ một biện pháp nào khác.

Định nghĩa

Biện pháp canh tác kỹ thuật là biện pháp sử dụng những thực tiễn canh tác có liên quan với sản xuất cây trồng tạo ra môi trường ít thuận lợi cho sự sống, phát triển, sinh sản của loài dịch hại nhằm ngăn chặn số lượng và sự gây hại của dịch hại tăng cao.

Để sử dụng biện pháp canh tác kỹ thuật có hiệu quả trong hệ thống IPM cần hiểu biết đầy đủ về chu kỳ sống, sự phát triển theo mùa, tập tính sinh học của dịch hại với cây trồng ký chủ… Có như vậy chúng ta mới biết tác động thực tiễn canh tác kỹ thuật vào giai đoạn của dịch hại có thể bị tấn công.

Ưu nhược điểm của biện pháp canh tác kỹ thuật

* Ưu điểm

– Đây là biện pháp dễ làm, dễ thực hiện và phù hợp với trình độ của người nông dân, chi phí không lớn nhưng hiệu quả lại kéo dài.

– Không gây nhiễm bẩn môi trường

* Nhược điểm

– Biện pháp hình thành, có hiệu quả lâu trong khi sự gây hại của dịch hại phát triển mạnh.

– Biện pháp tiến hành trừ quản lý dịch hại không có hiệu quả hoàn toàn, biện pháp chủ yếu phòng là chính.

Những công việc cần làm của biện pháp kỹ thuật canh tác

– Cày bừa kỹ và tiêu huỷ tàn dư cây trồng có tác dụng làm giảm chủng quần sâu hại tồn dư giữa 2 vụ trồng.

– Đảm bảo thời vụ trồng, thời gian thu hoạch và mật độ cây hợp lý

Cày bừa kỹ, làm sạch cỏ dại

– Thực hiện chế độ luân canh và xen canh cây trồng để làm thay đổi sinh quần đồng ruộng theo hướng có lợi cho môi trường, và làm giảm sâu bệnh hại. Do khi luân canh cây trồng là đã cắt đứt mắt xích thức ăn của sâu hại, làm giảm khả năng ăn, giảm khả năng sinh sản vì vậy mà giảm được số lượng của dịch hại trên đồng ruộng

– Bón phân và tưới tiêu cho cây trồng một cách hợp lý

– Chăm sóc cây trồng từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch để đảm bảo cho các giai đoạn của cây trồng khoẻ tránh sự lây lan của các loài dịch hại.

– Thực hiện quy trình kỹ thuật của mỗi loại cây trồng đã được khuyến cáo đảm bảo cây trồng có năng suất, phẩm chất tốt và sản phẩm an toàn với xã hội con người

Biện pháp canh tác kỹ thuật và chương trình IPM

– Biện pháp này thường không có thể quản lý dịch hại một cách hoàn hảo, nhưng tiến hành hàng năm sẽ có ý nghĩa lớn trong hệ thống bảo vệ thực vật.

– Biện pháp canh tác kỹ thuật là một công cụ có nhiều giá trị trong điều khiển dịch hại giữa cho chúng phát triển dưới ngưỡng gây hại kinh tế tạo điều kiện cho chương trình IPM đạt kết quả cao

– Biện pháp này có thể kết hợp với biện pháp đấu tranh sinh học tạo kết quả hữu ích quản lý nhiều loài dịch hại trong chương trình IPM.

Biện pháp đấu tranh sinh học [Biological control]

Định nghĩa

– Biện pháp đấu tranh sinh học là một biện pháp được biết lâu đời nhất trong quản lý dịch hại. Ngày nay nó được thừa nhận như một biện pháp tiên tiến, tinh vi nhất để quản lý dịch hại cây trồng vì tính hữu ích của biện pháp dựa trên cơ sở hiểu biết sinh thái chính xác, đồng thời nó như điểm trung tâm cho các biện pháp khác xung quanh và kết hợp với nó thành biện pháp tổng hợp.

– Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng những sinh vật và những sản phẩm của chúng như các loài côn trùng ký sinh, ăn thịt, các loài lưỡng cơ như ếch nhái, một số loài chim… hay các loài vi sinh vật gây bệnh nhằm ngăn chặn hay giảm thiệt hại do sinh vật có hại gây ra.

Ưu nhược điểm của biện pháp đấu tranh sinh học

* Ưu điểm:

-Sử dụng an toàn [chắc chắn, đáng tin cậy]

– Kinh tế

– Không gây nhiễm độc môi trường sống

– Tồn tại mãi

* Nhược điểm

– Thường không giữ dịch hại dưới ngưỡng gây hại kinh tế

– Dễ bị tác động của thuốc hoá học

– Thao tác khó khăn

– Nhân nuôi và thả có thể đắt tiền

– Yêu cầu thời gian lâu trước khi dịch hại được phòng chống.

– Biện pháp có quan hệ chặt với thu thập, nhập nội, nuôi thả và đánh giá những tác nhân sinh vật.

Cơ sở  khoa học của biện pháp đấu tranh sinh học

– Biện pháp đấu tranh sinh học là sự biểu hiện của mối quan hệ tự nhiên giữa các cơ thể sống với nhau, có ý nghĩa giữa các loài gây hại với thiên địch của chúng.

– Đặc tính sinh thái tự nhiên này là một đặc tính sinh thái có biến động, nó phụ thuộc vào các yếu tố khác, những sự biến động trong môi trường, những sự thích nghi những đặc tính và giới hạn của cơ thể sống mà nó đòi hảo trong mỗi trường hợp. Mối quan hệ này được biểu hiện qua ba nội dung chính:

+ Quần thể chủng quần và cộng đồng riêng: Đó là mỗi loài sinh vật  sống ở mỗi hệ sinh thái nhất định không chỉ chịu tác động của điều kiện môi trường mà còn bị rằng buộc nhau trong mối quan hệ của một loài. Mối quan hệ này được diễn ra trong một nhóm cá thể giống nhau có quan hệ mật thiết với nhau để cùng tồn tại và duy trì nòi giống được gọi là một chủng quần.

Tuy nhiên, trong một hệ sinh thái nói chung và hệ sinh thái nông nghiệp nói riêng các loài tồn tại có quan hệ với nhau thông qua dây chuyền dinh dưỡng tạo thành một cộng đồng chung.

+ Cân bằng tự nhiên: đó là tất cả các sinh vật đều có khả năng tăng số lượng thông qua sinh sản, song chúng không thể tăng số lượng một cách liên tiếp hay trong một thời gian dài mà chỉ tăng có tính chu kỳ, ở mức độ giới hạn dưới tác động của điều khiển tự nhiên xuất hiện trong mỗi hệ sinh thái để giúp cho các loài sinh vật trong tự nhiên đều cùng tồn tại với số lượng một cách hợp lý. Đây chính là biểu hiện của mối cân bằng sinh học trong tự nhiên.

+ Quản lý tự nhiên bằng cách sử dụng hai nhóm yếu tố đó là nhóm yếu tố vô sinh và nhóm yếu tố hữu sinh [xem lại phần trước].

Những tác nhân sinh học chủ yếu điều hoà số lượng chủng quần dịch hại

* Yếu tố sâu hại: Là nhóm yếu tố tuy đơn giản nhưng lại rất quan trọng trong việc ngăn chặn số lượng chủng quần các loài sâu hại cây trồng. bao gồm:

– Nhóm côn trùng bắt mồi đó là nhóm côn trùng bắt các loài côn trùng làm thức ăn để hoàn thành các pha phát dục của chúng như bọ rùa, bọ chân chạy, chuồn chuồn, bọ ngựa…

– Nhóm côn trùng ký sinh đó là các loài côn trùng sống trên hoặc bên trong cơ thể vật chủ, chúng lấy thức ăn từ cơ thể vật chủ ít nhất trong một pha phát triển của chúng như ong ký sinh mắt đỏ….

* Các vi sinh vật gây bệnh cho côn trùng: Đó là việc sử dụng các vi sinh vật làm tác nhân gây bệnh cho các các sinh vật gây hại khác, tác nhân gây bệnh có tính chuyên hoá, nhiều vi sinh vật gây bệnh có thể trỗn lẫn với thuốc hoá học, bao gồm nấm. vi khuẩn và virus gây bệnh như nấm bạch cương, nấm xanh, vi khuẩn BT [Bacillus thuringensis]

* Những biện pháp gìn giữ kẻ thù tự nhiên của sâu hại có sẵn ở địa phương

– Sử dụng biện pháp hoá học chỉ khi chủng quần sâu hại đã tới nhưỡng kinh tế.

– Sử dụng nhiều loại thuốc hoá học có tính chọn lọc cao

– Sử dụng thuốc hoá học đúng nồng độ và liều lượng quy định

– Phát triển và sử dụng nhiều biện pháp quản lý dịch hại tốt hơn dùng thuốc hoá học khi không cần thiết như biện pháp canh tác kỹ thuật…

– Sử dụng đúng thuốc, đúng thời gian.

– Nhân và thả tràn ngập kẻ thù tự nhiên, kết hợp nhập nội và thuần hoá.

 Biện pháp đấu tranh sinh học và IPM

– Chìa khoá của biện pháp là điều khiển hệ thống cây trồng bằng cách giảm sự phát triển của sâu hại cùng lúc đẩy mạnh sự sống sót và hiệu quả của kẻ thù tự nhiên, tiêu diệt sâu hại đúng ngưỡng kinh tế và hạn chế tới mức thấp nhất sử dụng thuốc hoá học.

– Đấu tranh sinh học chủ yếu là bảo vệ và khuyến khích các loài thiên địch trong hệ sinh thái đồng ruộng có ý nghĩa lớn nhất, còn việc nhân nuôi rồi thả tràn ngập ra đồng ruộng là ít khả quan và rất tốn kém.

– Có thể tiến hành nhập nội và thuần hoá các loài thiên địch có ý nghĩa rồi thả chúng vào đồng ruộng để phát huy hiệu quả của chúng, nhưng cần lưu ý đến tính chuyên hoá của các loài nhập nội.

Biện pháp sử dụng giống chống chịu

Khái niệm chung

– Là biện pháp sử dụng những giống cây trồng mang gen chống hoặc chịu đựng sự gây hại của các loài dịch hại để hạn chế hoặc ngăn ngừa sự phát sinh phát triển của nhiều loài dịch hại

– Giống chống chịu là kết quả của chất lượng cây quyết định chiều hướng gây hại của sâu bệnh, đây là một biện pháp quan trọng của chương trình IPM, là kết quả của mối quan hệ nhiều mặt giữa cây trồng và dịch hại.

Ưu nhược điểm của biện pháp giống chống chịu

* Ưu điểm

– Gắn liền với công việc sản xuất nông nghiệp

– Giảm chi phí của người nông dân

– Không gây nhiễm bẩn môi trường sống

– Thích hợp với các biện pháp khác trong bảo vệ thực vật

– Ích lợi với các giống cây trồng giá trị thấp

– Có tác dụng bất chấp mật độ dịch hại

– Không bị ảnh hưởng của điều kiện môi trường

– Yêu cầu kiến thức không cao của người sản xuất

– Hiệu quả mang tính tích luỹ.

* Nhược điểm

– Thời gian nghiên cứu tạo giống chống chịu lâu

– Tạo điều kiện phát triển các loài dịch hại có tính kháng các giống chống chịu.

– Tính xung khắc của đặc tính chống chịu với đặc tính nông học ao ước khác của nông dân không chấp nhận trồng trên đồng ruộng như có cây sâu, bệnh gây hại nặng, có cây bị nhẹ, có cây không bị hại

Mối quan hệ của biện pháp giống chống chịu trong IPM

– Giống chống chịu như một thành phần của mỗi chương trình IPM, có thể là biện pháp quản lý dịch hại chính, hỗ trợ thêm các biện pháp khác. Nó đảm bảo cho người nông dân có thể hạn chế được dịch hại tới 30 – 40%, nhưng tránh sử dụng giống chống chịu với tỷ lệ 100% diện tích mỗi hệ sinh thái nông nghiệp, vì sự xuất hiện của các nòi sinh thái dịch hại, chúng có thể gây hại trên bất kỳ giống cây trồng nào mà con người tạo ra.

– Giống chống chịu là một trong những tác nhân để bảo vệ và chống mở rộng diện tích giống nhiễm.

– Giống có tính chống hay chịu đối với dịch hại được biểu hiện qua đặc điểm hình thái và sinh lý của côn trùng nhằm ngăn cản sự phát triển của dịch hại trên cây trồng đó.

– Mỗi loại cây trồng lại có tính chống dọc [chống 1 loại dịch hại] hay chống ngang [một số loài dịch hại] là phụ thuộc vào việc chọn tạo giống mới của các nhà khoa học và khả năng thích ứng của mỗi loại cây trồng với môi trường.

– Có mỗi loại cây trồng có những đặc tính như nhiễm [vừa, nặng, trung bình] với các loài dịch hại. Bên cạnh đấy có các giống lại có tính chống chịu cao hoặc vừa.

Biện pháp hoá học

Khái niệm chung

– Các loại thuốc hoá học quản lý dịch hại của biện pháp hoá học là thành phần quan trọng trong chương trình IPM.

– Mỗi tính chất và mục đích sử dụng của mỗi loại thuốc hoá học là cần thiết trong việc phối hợp biện pháp hoá học với các biện pháp khác của IPM.

– Thuốc hoá học dùng trong IPM phải đảm bảo:

+ Chúng chỉ nên được dùng khi dịch hại tới ngưỡng kinh tế. Cách làm này áp dụng với kỹ thuật có hiệu quả nhất vào thời gian đúng và nồng độ thấp nhất.

+ Thuốc được phối hợp với các biện pháp khác để quản lý dịch hại chính, phức hợp dịch hại khi các biện pháp thông thường không giữ được dịch hại dưới ngưỡng gây hại.

+ Sử dụng thuốc hoá học phải chú ý tới những phương hướng kinh tế- xã hội. Sử dụng các loại thuốc hoá học có tính chọn lọc

Nguyên nhân sử dụng biện pháp hoá học hơn các biện pháp khác

– Phạm vi hẹp của biện pháp

– Biện pháp canh tác không phù hợp với những thực tế nông học hiện đại

– Biện pháp của quản lý tự nhiên và đấu tranh sinh học không còn hiệu quả, cho phép các vụ dịch phát triển.

Ưu nhược điểm của biện pháp hoá học

* Ưu điểm

– Năng suất cây trồng ổn định và tăng

– Phản ứng với dịch hại nhanh về thời gian nên có khả năng dập dịch nhanh chóng mà các biện pháp khác không thực hiện được.

– Có hiệu quả với phạm vi rộng các loài dịch hại

– Có thể thực hiện được ở hầu khắp các địa phương

* Nhược điểm

– Giá cao của thuốc hoá học

– Có ảnh hưởng đến các loài sinh vật không gây hại

– Xuất hiện lại của nhiều loài dịch hại cao hơn

– Xuất hiện tính chống thuốc của dịch hại

– Gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người

Những chú ý khi sử dụng thuốc hoá học

– Là một biện pháp không thể thiếu trong chương trình IPM để phòng dịch hại phát sinh thành dịch.

– Khi sử dụng thuốc hoá học phải sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng và chú ý sử dụng những loại thuốc có tính chọn lọc như thuốc thảo mộc, thuốc kháng sinh.

– Chỉ sử dụng thuốc khi cần thiết và phải đảm bảo an toàn trong khi sử dụng thuốc.

Biện pháp vật lý cơ giới

Khái niệm chung

– Biện pháp cơ giới vật lý là những biện pháp trực tiếp hoặc gián tiếp diệt dịch hại[sâu hại], phá vỡ đặc tính sinh lý của sâu bằng cách khác với thuốc trừ sâu hoặc biến đổi một cách có hại môi trường sống của sâu.

– Biện pháp cơ giới vật lý khác biện pháp canh tác kỹ thuật ở chỗ phương thức hoặc tác động là trực tiếp trừ sâu hại thay cho sự biến đổi của một số thực tiễn canh tác kỹ thuật.

Ví dụ dùng máy đạp ruồi để trừ ruồi, bắt sâu bằng tay….

– Biện pháp vật lý cơ giới là bộ phận quan trọng của biện pháp IPM, như nhiều thành phần khác của IPM, biện pháp vật lý cơ giới đòi hỏi sự hiểu biết về đặc tính sinh vật học, sinh thái học của dịch hại, biện pháp này cũng giữ vai trò quan trọng trong IPM.

Ưu nhược điểm của biện pháp

* Ưu điểm

– Diệt trừ trực tiếp dịch hại

– Phù hợp với hoạt động nông nghiệp

– Kinh tế, dễ tiến hành và không gây ô nhiễm môi trường

* Nhược điểm

– Không diệt được dịch hại phát sinh phát triển với số lượng lớn.

– Một số biện pháp cụ thể như khử trùng để thả vào môi trường đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn.

Những biện pháp cụ thể của biện pháp vật lý, cơ giới

– Vật lý: Sử dụng nhiệt độ cao hoặc thấp, giảm nhiệt độ, dùng bẫy ánh sáng hấp dẫn, đẩy lùi hoặc giết bằng âm thanh, khử trùng con đực bằng tia phóng xạ.

– Cơ giới: đào rãnh ngăn chặn, bắt bằng tay, rung, va chạm, bẫy…

Chỉ có bẫy ánh sáng và đào rãnh ngăn được sử dụng có kết quả trong công tác IPM.

Video liên quan

Chủ Đề