Dạng thuốc không có cấu trúc hỗn dịch là

Full PDF PackageDownload Full PDF Package

This Paper

A short summary of this paper

37 Full PDFs related to this paper

Download

PDF Pack

Hỗn dịch thuốc là các thuốc lỏng để uống, tiêm, dùng ngoài chứa các được chất rắn không tan dưới dạng các hạt rất nhỏ [đường kính >0,1 um] được phân tán đồng đều trong chất lỏng là môi trường phân tán [chất dẫn].

Dược chất chính của hỗn dịch thuốc là các chất rắn thực tế không tan hoặc trong chất dẫn]. Ngoài ra trong chất dẫn có thể có mặt của các dược chất khác hòa tan. có tác dụng hợp đồng với dược chất rắn không tan. Các dược chất rắn không tan thường gặp có hai loại:

  • Được chất rắn không tan nhưng có bề mặt tiểu phân dễ thấm môi trường phân tán. Nếu môi trường phân tán là nước [và các chất lỏng phân cực khác] thì các loại chất này được gọi là chất dễ thấm nước [thân nước hay sợ dầu]. Ví dụ: MgO. MgC03,CaC03, ZnO, bismutnitrat kiểm, một số kháng sinh, các sulĩamid …
  • Một số hợp chất có bề mặt rất khó thấm nước được gọi là các chất sơ nước [thân dầu]. Ví dụ: terpin hydrat, long não, menthol, salol….

Có rất nhiều phương pháp để xác định khả năng thấm ướt chất lỏng của bề mặt các tiêu phân chất rắn không tan nhưng thông dụng nhất là xác định góc thấm của chúng lỏng khi tiếp xúc.

– Môi trường phân tán của hỗn dịch thuốc có thể là nước cất, các chất lỏng phân cực khác [ethanol, glycerin…] hoặc các loại dầu lỏng [không phân cực], không có tác dụng dược lí và các chất lỏng tổng hợp hoặc bán tổng hợp khác.

– Các chất bảo vệ được chất [cả các dược chất rắn không tan và được chất hòa tan trong môi trường phân tán] giúp cho các dược chất này không bị biến đổi về hóa học trong quá trình bảo chế và bảo quản thuốc.

– Các chất điều hương, điều vị [cho thuốc uống].

– Các chất bảo quản chống sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn, nấm mốc.

Đặc điểm nổi bật nhất của dạng thuốc hỗn dịch là dạng thuốc có cấu trúc thuộc hệ phân tán cd học nên rất không vững bền về mặt nhiệt động học. Pha phân tán dần dần sẽ tách ra khỏi môi trường phân tán. về mặt hình thái cảm quan: hồn dịch là chất lỏng đục hoặc thể lỏng trong đó chứa một lớp cặn đọng ở đáy chai và khi lắc nhẹ chai thuốc, cặn này sẽ phân tán trở lai trong chất lỏng tái tạo lỏng đục.

Ngoài ra còn gặp dạng bột hoặc cốm nhỏ được điều chế sẵn để trước khi dùng chuyển thành dạng hỗn dịch bằng cách lắc với một chất dẫn thích hợp.

Về cách gọi tên, cũng giống như đối với nhũ tương thuốc, trong thực tế hỗn dịch thuốc thường được gọi cách sử dụng Ví dụ: potio [nếu là hỗn dịch nước được làm ngọt và pha chế theo đơn để bệnh nhân uống từng thìa], thuốc xoa [linimentum], thuốc bôi xức [lotio], thuốc súc miệng [gargarismata], thuốc nhỏ mắt [oculo-guttae], thuốc tiêm hoặc thuốc tiêm tác dụng chậm, [vì thuốc tiêm dưới dạng hỗn dịch thường có tác dụng chậm và tác dụng kéo dài]

Về mặt lí hóa. hỗn dịch thuốc là những hệ phân tán dị thể, cấu tạo bởi một pha phản tán rắn và một môi trường phân tán lỏng. Nhìn chúng tiểụ phân rắn phân tán trong hỗn dịch thuốc thường đường kính từ 1 đến hàng chục nũcromet, lớn hơn tiểu phân của pha phân tán trong dung dịch keo và nhũ tương. Trong đa số các hỗn dịch thuốc, tiểu phân dược chất rắn phân tán có đường kính lớn hơn 10 micromet là những hệ phân tán thể thô, nhưng cũng có trường hợp tiêu phân được chất rắn phân tán có đường kính từ 0,1 – 1 micromet nên là những hệ phân tán vi dị thể.

Trong nhiều trường hợp. môi trường phân tán trong của hỗn dịch thuốc lại là dung dịch của các dược chất và các chất phụ hoặc là một nhũ tương nên là những hệ phân tán phức tạp: dung dịch – hỗn dịch hoặc hỗn dịch – nhũ tương.

Cũng cần lưu ý rằng trong các dạng thuốc mỡ, thuốc đặt hoặc thuốc phun mù [aerosol] ta cũng gặp một số chế phẩm có cấu trúc gần giống hỗn dịch, nói cách khác cũng là những hệ phân tán dị thể của các dược chất rắn trong một chất dẫn. Nhưng khác với hỗn dịch, chất dẫn trong các chế phẩm này là những chất thế mềm hoặc thể khí nên các chế phẩm này có nhiều đặc điểm khác và được sử dụng cũng khác với hỗn dịch, vì vậy chúng ta không xét trong phần này.

[SKDS] - Thuốc dạng hỗn dịch có khá nhiều loại và thường được sử dụng cho trẻ em hoặc người cao tuổi. Ðây là dạng thuốc có hiệu quả sử dụng rất tốt nếu dùng thuốc đúng theo quy định. Do đặc điểm của thuốc, cách sử dụng và bảo quản ảnh hưởng rất lớn đến sinh khả dụng của thuốc trong điều trị.

Ưu điểm của thuốc uống dạng hỗn dịch

Hỗn dịch thuốc uống là dạng thuốc lỏng để uống có chứa dược chất rắn không hòa tan ở dạng hạt thật nhỏ được phân tán đồng nhất trong một dẫn chất thích hợp. Cần phân biệt với dạng hỗn dịch dùng để tiêm hoặc dùng ngoài. Thường thì dạng hỗn dịch để uống được dùng nhiều trong các khoa nhi hoặc lão khoa và được hướng dẫn cho người bệnh hoặc người nhà của họ tự sử dụng mà không cần sự trợ giúp của nhân viên y tế. Các chất dẫn thường dùng trong thuốc hỗn dịch là: nước, nước thơm, dung dịch dược chất...

Ưu điểm của thuốc hỗn dịch là hạn chế được nhược điểm của một số dược chất khi hòa tan kém bền vững hoặc có mùi vị khó uống và gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hoá. Thông thường, các chế phẩm dạng này thường là các lọ bột thuốc, kèm theo hướng dẫn để người dùng thêm nước vào cho thành dạng hỗn dịch. Cần lắc kỹ trước khi sử dụng các thuốc dạng hỗn dịch. Tuy nhiên, chỉ lắc cho đến khi chai [lọ] thuốc thành một dung dịch đồng nhất chứ không phải là trong suốt vì có nhiều dược chất không hòa tan hoàn toàn. Thuốc dạng hỗn dịch rất hay được sử dụng cho người cao tuổi hoặc trẻ em vì dễ chia liều, dễ uống.

 Pha thuốc và dùng thuốc đúng theo hướng dẫn để đạt được hiệu quả điều trị.

Một số dạng bào chế hỗn dịch uống

Dạng keo [gel]: là một dạng hỗn dịch đặc biệt, trong đó các thuốc bị hydrate hóa trong môi trường nước. Thuốc có thể ở dạng keo đặc hay lỏng, trong suốt hay hơi đục... Thường được dùng để giảm viêm, kháng acid trong điều trị viêm loét dạ dày hay đường tiêu hoá. Chế phẩm dùng qua đường uống hiện nay có bán khá nhiều loại tại các nhà thuốc như phosphalugel, pepsane, sucrate... Người dùng thuốc cần phải đọc kỹ hướng dẫn để sử dụng thuốc có hiệu quả nhất.

Thuốc bột dùng để pha uống: có nhiều loại như dạng bột, dạng hạt nhỏ hay cốm [nếu là thuốc nhập ngoại trên nhãn có chữ powder hoặc granules]. Thường được đóng trong gói nhỏ [cho một liều uống] hoặc trong chai, lọ nhựa hay thủy tinh... [cho nhiều liều uống, pha xong phải bảo quản đúng cách để dùng cho một số ngày sau đó]. Khi sử dụng các loại hỗn dịch uống này, gói thuốc hoặc chai, lọ thuốc sẽ được hòa tan với nước lọc và dùng để uống.

Dạng dịch lỏng [solution/fluid/liquid] là một hỗn hợp gồm một hay nhiều thuốc dạng đặc hòa tan trong một dung dịch chuyên chở lỏng. Phân tử của các chất hòa tan thuần nhất với nhau nhưng không thay đổi tính chất hóa học của mỗi loại. Một số chế phẩm nhập ngoại có ghi chữ dung dịch uống bằng tiếng Anh: oral solution.  Chế phẩm thường gặp như tanakan, arginine, tot’hema, heptamyl, neopeptine, mylanta liquid...

Dạng hỗn dịch hay dịch treo [suspension hay viết tắt susp]: nhiều loại thuốc không thể hòa tan được trong những dung môi phù hợp với việc dùng thuốc, nên những thuốc này phải được dùng dưới dạng đặc hay dạng hỗn dịch [dịch treo]. Hỗn dịch có cấu tạo hóa học bền vững hơn dạng dung dịch, luôn luôn gồm một hay nhiều thuốc ở dưới dạng các hạt đặc, nhỏ nằm lơ lửng trong dung dịch nền. Các dịch treo thường được dùng để uống thường gặp như klacid, ceclor, cipro, omnicef, motilium, tylenol, rocgel...

Lưu ý cách sử dụng

Cách pha các lọ thuốc có in chữ: Bột pha hỗn dịch để uống là phải cho nước đun sôi để nguội vào trong lọ bột. Tùy theo loại thuốc để lấy đúng lượng nước thích hợp. Phần lớn mỗi lọ thuốc này đều có in hay dán mũi tên [có thể nằm ngang hay thẳng đứng] hay một vạch ngang, chúng ta chỉ cần đổ nước tới dấu chỉ đó là được. Sau đó cần phải lắc để bột phân tán đều và cho thêm nước cho đúng vạch. Mỗi lần cho trẻ uống cũng phải lắc đều. Sau khi pha nước với bột như hướng dẫn, ta sẽ được một lọ thuốc nước có thể tích đúng như trên nhãn in.

Vì đây là hỗn dịch không phải dung dịch nên chỉ cần bột trộn đều với nước, không vón cục là được. Trong mỗi lọ thuốc đều có kèm một dụng cụ để lấy thuốc. Có thể là một bơm lấy thuốc, một cốc nhỏ [có chia vạch theo thể tích] hay một cái thìa nhỏ [thường gọi là thìa cà phê]. Theo quy ước 1 thìa cà phê = 5ml. Còn nếu dùng thìa to [gọi là thìa canh] thì 1 thìa canh =10ml. Chú ý dùng dụng cụ của lọ thuốc để lấy đủ lượng thuốc khi cho người bệnh uống mỗi lần bao nhiêu ml.

Cần phải chú ý bảo quản thuốc sau khi pha theo hướng dẫn riêng của nhà sản xuất in trong tờ hướng dẫn kèm theo hộp thuốc. Sau khi pha nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Kết thúc đợt điều trị, lượng thuốc không dùng hết nên bỏ đi. Thường thì mỗi lọ thuốc dạng hỗn dịch cũng chỉ đóng gói sao cho thể tích vừa đủ dùng của khoảng 4-5 ngày. Không được để quên quá lâu sau lại đem ra dùng thì khi đó thuốc đã mất hoạt tính hoặc bị biến chất có thể gây các phản ứng không mong muốn.   

  ThS.Lê Quốc Thịnh


Video liên quan

Chủ Đề