Cơ chế sốc phản vệ do thuốc tê thuốc mê

Thuốc mê là một loại thuốc thường được sử dụng trong phẫu thuật hoặc thực hiện các thủ thuật can thiệp khác. Loại thuốc này được sử dụng khá phổ biến hiện nay và đều tương đối an toàn. Nhưng trên thực tế, thuốc gây mê có thể gây ra một số hiện tượng dị ứng đối với người bệnh trong hoặc sau một thời gian dài các triệu chứng của dị ứng thuốc mê mới xuất hiện.

Thuốc mê là gì? Nguồn gốc ra đời của thuốc mê?

Thuốc mê là những loại thuốc sử dụng những loại hóa chất khi sử dụng với một liều lượng nhất định khi đưa vào cơ thể sẽ khiến người bệnh mất ý thức tạm thời nhưng vẫn duy trì các chức năng cần thiết như hô hấp, tuần hoàn, bài tiết… Cần phải sử dụng thuốc mê đúng cách và đủ liều lượng, nếu sử dụng thuốc mê với liều lượng quá thấp sẽ không đủ để gây mê người bệnh, còn nếu dùng quá liều sẽ khiến người bệnh bị nhiễm độc.

Các bác sỹ sử dụng thuốc mê dạng khí để làm gây mê cho bệnh nhân trước ca phẫu thuật

Thuốc gây mê hiện nay được phân thành hai loại, dựa theo cách mà thuốc gây mê đi vào cơ thể là:

  • Thuốc gây mê qua đường hô hấp
  • Thuốc gây mê qua đường tĩnh mạch

– Nguồn gốc ra đời của thuốc mê:

Trước năm 1846, có rất ít ca phẫu thuật được thực hiện, do tỷ lệ thất bại cao nên xu hướng phẫu thuật thời đó chỉ là cắt cụt chi,… Còn với những ca phẫu thuật lớn sẽ dùng các loại “thuốc mê” thô sơ nhằm giảm đau trong quá trình phẫu thuật như cho uống rượu tới khi say, dẫn xuất của thuốc phiện,…

Cho tới ngày nay, việc phẫu thuật đã an toàn hơn nhiều bởi được sử dụng các dòng thuốc mê tân tiến như: Etomidate, isoflurane, Ketamine… Những loại thuốc mê phổ biến này là kết quả của những nghiên cứu và được ứng dụng ngày một rộng rãi vì những ưu điểm [hiệu lực, an toàn, môi trường…].

– Cách hoạt động của thuốc mê khi sử dụng cho người bệnh:

  •  Mất ý thức
  •  Mất trí nhớ
  •  Giảm đau
  •  Bất động
  •  Mất tri giác, cảm giác

Cơ chế hoạt động chính xác của thuốc gây mê chưa được biết đến rõ ràng. Sử dụng điều hòa làm tăng chức năng ức chế của chất dẫn truyền thần kinh GABA thông qua gắn vào thụ thể GABA là một trong những cách hoạt động được biết đến phổ biến nhất của thuốc mê. Có hai loại thuốc mê chính sau:

+ Thuốc gây mê đường hô hấp là các chất gây mê toàn thân hoàn toàn, trong đó được sử dụng tất cả các tác dụng trên ở nồng độ phù hợp.
Sau khi bệnh nhân được hít thuốc mê, thuốc gây ra tác dụng liên tục: từ an thần đến gây mê toàn thân. Các thuốc mê qua đường hô hấp có tác dụng sử dụng theo liều: liều càng cao thì mức độ gây tê và gây mê càng sâu.

+ Thuốc gây mê đường tĩnh mạch: Thường được sử dụng qua đường tĩnh mạch kết hợp với thuốc bổ trợ trong quá trình gây mê toàn thân.

Nếu không có thuốc mê, việc thực hiện các ca mổ dài và phức tạp là điều không thể

Nguyên nhân và sự nguy hiểm của hiện tượng dị ứng thuốc mê

Dị ứng thuốc mê là hiện tượng hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng lại với một số thành phần của thuốc mê. Chất này, còn gọi là kháng nguyên, thường là một chất vô hại đối với cơ thể như penicillin. Các phản ứng dị ứng nặng [sốc phản vệ] xảy ra trong khi gây mê thường rất hiếm gặp với tỉ lệ từ 1/5000 đến 1/25.000. Tuy vậy, các phản ứng này đôi khi có thể dẫn đến tử vong với tỉ lệ là 3,4%.

– Khi bị sốc phản vệ, bệnh nhân sẽ khó thở do tắc nghẽn các đường hô hấp. Có thể xảy ra sưng phù mặt và miệng, và đôi khi nổi mẩn đỏ ngoài da. Tim và các mạch máu bị ảnh hưởng nặng, biểu hiện chủ yếu bằng nhịp tim nhanh và huyết áp tụt đến mức độ nguy hiểm.

Dị ứng thuốc mê có rất nhiều biểu hiện, từ mẩn đỏ như trên da cho tới nguy hiểm nhất là sốc phản vệ

– Sốc phản vệ xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc mê cũng diễn ra theo cách thức tương tự như trên nhưng có 3 chi tiết riêng biệt như sau:

1- Bệnh nhân do đã ngấm thuốc mê nên không thể báo cho thầy thuốc biết về các triệu chứng sớm là cảm giác choáng váng chóng mặt hoặc khó thở của mình.

2- Trong một ca gây mê điển hình có thể cần phải dùng đến nhiều loại thuốc, do đó rất khó biết chính xác thuốc nào là nguyên nhân gây ra sốc phản vệ.

3- Trong lúc gây mê có nhiều nguyên nhân khác có thể gây tụt huyết áp hoặc tắc nghẽn đường hô hấp. Chính vì vậy mà việc chẩn đoán sốc phản vệ do đó không phải lúc nào cũng dễ dàng.

Phản ứng dị ứng thuốc mê thường đe doạ tính mạng bệnh nhân, chỉ có thuốc gây mê thể khí thì không gây phản ứng. Các thuốc gây dị ứng làm tụt huyết áp, khó thở và dẫn đến mất khả năng tự thở. Các phản ứng này thường gặp khi dùng các thuốc được sử dụng cùng với thuốc mê như các thuốc giãn cơ [tác nhân gây liệt], các thuốc gây mê tĩnh mạch và các loại kháng sinh…

Các bác sỹ cần phải trang bị những kỹ năng gì khi gặp trường hợp bệnh nhân bị dị ứng thuốc mê?

Sự chú ý và thận trọng của thầy thuốc luôn là cần thiết ngay cả trong những trường hợp tưởng chừng như đơn giản nhất, bởi vì có thể có những vấn đề không lường trước được sẽ xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào. Tuy vậy, sự mệt mỏi, stress, thiếu ngủ trong những kíp phẫu thuật dài sẽ khiến phản ứng của các bác sỹ trở nên chậm chạp đối với các tình huống khẩn cấp.

Chuyên gia gây mê cần phải tiên lượng và phản ứng nhạy bén với những thay đổi do tình trạng phẫu thuật và những diễn biến xảy ra do đáp ứng thuốc men ở từng người bệnh. Bác sĩ chuyên khoa gây mê và các chuyên viên gây mê cần được huấn luyện thật tốt để có thể tiên lượng được một cách chính xác nhất tình trạng dị ứng thuốc mê của bệnh nhân.

Chính vì vậy, nếu cần nhập viện và điều trị bệnh kèm theo sử dụng phương pháp gây mê thì bạn cần tìm một địa chỉ uy tín với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao để giảm thiểu tối đa những biến chứng không đáng có. Nếu còn điều gì cần giải đáp, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng: 1900 2345 29 để biết được đội ngũ nhân viên tư vấn của bệnh viện giải đáp nhé.

BS.CK2 Lưu Kính Khương - trưởng khoa Gây mê hồi sức ngoại, Bệnh viện Nhân Dân 115 chia sẻ thông tin về: Phân biệt ngộ độc thuốc tê với dị ứng thuốc tê? Xử trí ngộ độc thuốc tê như thế nào?

BS.CK2 Lưu Kính Khương - trưởng khoa Gây mê hồi sức ngoại, Bệnh viện Nhân Dân 115

1. DỊ ỨNG THUỐC TÊ:

- Thường gặp, có thể xuất hiện sớm hay muộn.

- Triệu chứng:

   + Phù niêm mạc môi, miệng, phù Quinck, hoặc lên cơn khó thở như hen suyễn, hay mẫn đỏ ngứa ở da.

   + Nặng: sốc phản vệ hay sốc dạng phản vệ, đây là một cấp cứu nội khoa.

- Thường xảy ra ở nhóm thuốc tê amino ester hơn là nhóm Amino amide. Do Amino ester chuyển hóa tạo ra sản phẩm para-aminobenzoic acid là chất dễ gây dị ứng. Ngoài ra có thể do chất bảo quản như: methylparaben, tá dược có trong thuốc…

2. NGỘ ĐỘC THUỐC TÊ:

- Thường do dùng vượt quá liều tối đa cho phép, hay do nồng độ thuốc tê tăng cao đột ngột trong máu như chích thuốc vô mạch máu.

- Triệu chứng thường nhanh chóng, ồ ạt: bệnh nhân choáng váng, không tự chủ, nói nhảm, nặng hơn có thể co giật và trụy tim mạch.

Độc tính thuốc tê:

- Thường xuất hiện sau 1- 5 phút sau khi tiêm.

- Nhưng sự khởi phát có thể từ 30 giây đến 60 phút. Các biểu hiện độc tính có thể được phân loại như sau:

2.1. Biểu hiện trên hệ thần kinh:

Giai đoạn kích thích của hệ thần kinh trung ương như sau:

+ Tê quanh miệng và / hoặc tê ở lưỡi

+ Vị kim loại

+ Lâng lâng

+ Chóng mặt

+ Các rối loạn thị giác và thính giác [khó tập trung và ù tai]

+ Mất phương hướng.

+ Buồn ngủ.

Với liều cao hơn bệnh nhân nhanh chóng chuyển sang ức chế thần kinh trung ương, với các triệu chứng sau:

+ Rung giật cơ

+ Co giật

+ Hôn mê

+ Ức chế hô hấp và ngừng hô hấp

+ Ức chế và trụy tim mạch.

2.2. Biểu hiện tim mạch

+ Tức ngực

+ Khó thở

+ Đánh trống ngực

+ Lâng lâng

+ Toát mồ hôi

+ Huyết áp thấp

+ Ngất.

2.3. Biểu hiện trên hệthống huyết học

Methemoglobin liên quan benzocaine; tuy nhiên, lidocaine và prilocaine cũng có thể. Ở mức 1-3% methemoglobin có thể không có triệu chứng, nhưng mức 10-40% có thể kèm theo bất kỳ một trong những triệu chứng sau đây:+ Tím tái

+ Đổi màu da [xám]

+ Nhịp tim nhanh

+ Khó thở

+ Mệt mỏi

+ Chóng mặt và ngất

+ Suy nhược

+ Không dung nạp với gắng sức

2.4. Biểu hiện dị ứng:

+ Phát ban

+Mày đay

+ Phản vệ [rất hiếm].

2.5. Biểu hiện tại chỗ: Tấy đỏ.

3. XỬ TRÍ: gồm các bước sau:

- Ngưng ngay thuốc tê - gọi người hỗ trợ.

- Quản lý đường thở: mask hay đặt nội khí quản, thở máy, oxygen 100%.

- Chống co giật.

- Quản lý rối loạn nhịp tim.

- Liệu pháp nhũ dịch lipid.

3.1. Điều trị ngộ độc hệ thần kinh trung ương:

Theo Hiệp hội gây tê và giảm đau Mỹ [ASRA] khuyến cáo benzodiazepin [BZD] là thuốc đầu tay. Nếu không đáp ứng, ASRA khuyến cáo nên dùng thuốc dãn cơ, để giảm thiểu tình trạng acidosis và thiếu oxy máu. Việc sử dụng thuốc dãn cơ cần đặt nội khí quản kiểm soát đường thở.

Nếu không có BZD có thể thay bằng barbiturates hay propofol ở liều hiệu dụng thấp nhất vì thuốc có khả năng làm hạ huyết áp hoặc ức chế cơ tim: các báo cáo cho thấy propofol 1 mg/ kg tiêm tĩnh mạch và pentothal 2 mg/ kg tiêm tĩnh mạch. Đặc biệt, propofol có thể gây ra ức chế cơ tim và nhịp tim chậm đáng kể.

3.2. Điều trị độc tính trên tim mạch:

Các khoảng PR, QRS và QT kéo dài có thể có thể báo trước sự độc tính của tim mạch. Hồi sức tim của những bệnh nhân này có thể khó khăn và kéo dài [30- 45 phút] bởi vì một số thuốc gây tê rất dễ tan trong mỡ và cần thời gian dài để tái phân phối.

Nếu xảy ra hiện tượng ngừng tim, ASRA khuyến cáo tiêu chuẩn Hồi sức nâng cao [ACLS] với những sửa đổi sau:

- Nếu sử dụng epinephrine, liều khởi đầu nhỏ [10-100 μg bolus ở người lớn] là thích hợp hơn- Không nên dùng Vasopressin

- Tránh các thuốc chẹn kênh calci và chất chẹn beta

- Nếu có loạn nhịp thất, amiodarone là tốt hơn

Ở những bệnh nhân có độc tính tim do lidocain, tránh dùng lidocaine và các thuốc chống loạn nhịp tim nhóm IB có liên quan [ví dụ mexiletine, tocainide].

Lidocaine đã được sử dụng thành công trong rối loạn nhịp do bupivacaine gây ra, nhưng độc tính trên CNS do tá dược của nó vẫn là một mối quan tâm lớn.

Ở những bệnh nhân không đáp ứng với hồi sức tiêu chuẩn, một số báo cáo đã chỉ ra rằng việc sử dụng CPB có thể cải thiện kết quả. Hay VA-ECMO để duy trì sự tưới máu và oxy hóa hệ thống.Trong một nghiên cứu của Hàn Quốc, kết hợp glucose, insulin và kali [dung dịch GIK] đã thành công trong việc làm đảo ngược sự trụy tim mạch do bupivacaine gây ra: liều 2 đơn vị/ kg.

3.3 Nhũ dịch lipid

1998 tính cờ phát hiện vai tò của lipid phục hồi mạch và HA ở nhóm bệnh nhân có thiếu hụt Carnitine.1998-2006: Guy. L. Weinberg tiến hành thực nghiệm vai trò của lipid trên dộng vật thí nghiệm.2008: được FDA thông qua như là antidote của ngộ độc thuốc tê.

Cơ chế tác dụng của lipid

Lipid sink hypothesis: việc truyền lipid tạo ra một pha lipid làm bắt lấy các phân tử tan trong lipid của thuốc tê và gắn cạnh tranh thuốc têphục hồi kênh Na+

Phục hồi sự ức chế chuyển hóa acid béo tại ty thểTác dụng trực tiếp lên sức co bóp cơ tim thông qua kênh Na+

BS.CK2 Lưu Kính Khương
Trưởng khoa Gây mê hồi sức ngoại, Bệnh viện Nhân Dân 115

Video liên quan

Chủ Đề