Bún thang là đặc sản ở đâu

​Không những là một món ăn hấp dẫn mà bún Thang còn có những ý nghĩa rất hay trong văn hóa ẩm thực của dân tốc.

Việc trình bày bát bún thang cũng cầu kỳ như nghệ thuật cắm hoa Ikebana. Bún chần qua nước nóng già rồi cho vào 2/3 lòng bát tô, thịt gà cả da lẫn thịt xếp ở giữa, một nhúm trứng xếp đối xứng với một nhúm giò, tôm nõn bóc chỉ xếp cạnh củ cải dầm và rau thơm, mắm tôm chanh ớt đánh sủi bọt rưới một thìa lên rau để tí chan nước thẳng vào chỗ đó, sang trọng nữa thì thêm một giọt lệ cà cuống.
Cách đây chưa lâu, có nghệ nhân nấu ăn khẳng định, xếp bún thang phải có khuôn, bên trong chia làm 5 ô. Đặt cái khuôn đó lên mặt bát bún rồi lần lượt xếp từng món vào từng ô cho thật cân đối, riêng biệt như đất nền phân lô rồi nhấc khuôn ra, sau đó mới chan. Thế mới đúng là bún thang, bởi thang có nghĩa là khuôn.
Làm bún thang đã thế, ăn bún cũng không thể xuề xòa được. Người ta thường nấu bún thang vào dịp Tết để đãi nhau cho tỏ tình trân trọng. Nơi ăn bún cũng phải lịch sự, thanh nhã, có bàn ghế ngồi chĩnh chện chứ không chồm hỗm xì xụp trên vỉa hè trắng xóa giấy ăn và bụi đường. Có thế bún thang mới xứng danh là tuyệt đỉnh ẩm thực Hà Nội. Chỉ kém nghi lễ trà đạo ở khoản người nhận bát bún không phải cúi lạy người chan bún, rồi xoay bát 3 lần theo chiều kim đồng hồ rồi mới ăn, và sau khi ăn xong lại xoay 3 lần ngược lại trước khi trả bát mà thôi.
Ý nghĩa của món bún Thang được trích tại bài viết: http://giadinh.net.vn/an/bun-thang-ha-noi-mon-an-binh-dan-trong-lop-vo-quy-toc-20170420103923481.ht

  • 100g giò lụa
  • 500g xương hom hay xương ống heo
  • ½ con gà ta
  • 2 quả trứng vịt
  • 1,5 kg bún sợi nhỏ
  • 200g tôm sú
  • 100g tôm khô, 2-3 cái râu mực khô (hoặc sá sùng)
  • Hành lá, rau răm, hành khô và gừng nướng, nấm hương, củ cải khô
  • Mắm tôm, gia vị, nước mắm, 1 chút đường phèn, giấm, đường cát trắng​

  • Giò lụa thái thành sợi thật nhỏ, để riêng.
  • Hành lá, rau răm đem nhăt rồi rửa sạch với nước và để ráo rồi đem thái nhỏ, để riêng.
  • Gừng rửa sạch, để ráo nước.
  • Hành tím bóc sạch vỏ, rửa sạch rồi đem đập dập, băm nhỏ, để riêng.
  • Củ cải khô ngâm nước ấm 30 phút cho nở ra rồi đem rửa lại với nước sạch. Tiếp theo, bạn thái sợi thật nhỏ và trộn với 2 thìa giấm, 1 thìa đường trắng, trộn đều và để 30 phút cho củ cải thấm gia vị.
  • Nấm hương nhặt sạch cắt bỏ phần chân đen, rửa sạch.
  • Tôm khô nhặt bỏ bụi bẩn, để riêng. Tôm sú cắt bỏ đầu, bỏ đuôi, bóc bỏ vỏ, tách bỏ sợi chỉ đen trên lưng tôm rồi đem rửa sạch. Cho tôm vào cối giã sơ qua rồi để riêng.
  • Đánh trứng vào bát, thêm chút hạt nêm vào, khuấy đều và để riêng.
  • Gà rửa kỹ với nước muối pha loãng, rửa lại với nước sạch và để ráo.
  • Xương heo rửa sạch với nước muối pha loãng, rửa lại với nước sạch và để ráo.​

Bún thang là đặc sản ở đâu

Bước 1: Gừng đã rửa sạch đem nướng cho đến khi nào chín và có mùi thơm. Tiếp đó, cho râu mực lên bếp nướng chín, đợi đến khi râu nguội, xé thành sợi nhỏ là được.
Bước 2: Cho gà vào nồi luộc, đến khi sôi thì cho một chút gia vị 1 muỗng hạt nêm, 1/2 muỗng đường, 1 muỗng cafe muối và hành khô, gừng đã nướng thơm vào, hạ nhỏ lửa để gà chín bên trong. Sau khi vớt ra để nguội Sau, bạn dùng tay xé sợi vừa ăn và để riêng.
Bước 3: Xương lợn cho vào nồi đun sôi với nước, sau đó đổ hết nước đó đi, cho ra vào nước lạnh rửa sạch vụn xương. Sau đó đổ xương vào nồi nước luộc gà ninh nhừ (khoảng 2 – 3 tiếng) để làm nước dùng.
Bước 4: Trong khi ninh xương để nấu nước dùng, bạn bật một bên bếp khác lên, cho chảo chống dính lên bếp. Khi chảo nóng già thì cho tôm khô vào rang thơm rồi cho ra đĩa. Tiếp đó, dùng luôn chiếc chảo đó, cho chút dầu ăn vào tráng đều mặt chảo, đến khi dầu nóng già thì cho tôm sú đã giã vào, thêm chút nước mắm rồi sao cho tôm chín, hơi khô lại thành ruốc tôm thì cho ra đĩa.
Bước 5: Cho dầu ăn vào tráng đều mặt chảo, cho bát trứng đã đánh vào rán sao cho thật mỏng. Đến chi chín cho trứng ra đĩa, đợi trứng nguội thì thái thành sợi nhỏ.
Bước 6: Khi nồi nước ninh xương đun được khoảng 50 phút đến 1 tiếng, thì cho râu mực nướng chín, tôm khô đã rang, nấm hương, 1 viên đường phèn, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa muối và chút nước mắm vào, khuấy đều. Tiếp tục ninh thêm 1 hoặc 2 tiếng nữa thì nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng, cho hành lá và rau răm xắt nhỏ vào, rồi tắt bếp.
Bước 7: Bún đem trần qua với nước, xếp các loại nhân lên trên rồi chan nước dùng vào là xong. Nếu ai có thể ăn được mắm tôm thì bạn cho ½ thìa cafe mắm tôm lên trên.
Để có thể nấu được bún thang chúng ta phải mất khá nhiều thơi gian công sức. Đây là một món ăn cầu kì, đỏi hỏi người nấu phải có sự tỉ mỉ và khéo léo.
Cách làm món Bún Thang được trích tại bài viết: https://www.24h.com.vn/am-thuc/cach-nau-bun-thang-kieu-ha-noi-ngon-kho-cuong-c460a893132.htm

Bún Thang Hà Nội là một món ăn ngon, khó cưỡng mổi khi có dịp du lịch tới thủ đô. Bún Thang đặc sản mang đậm hương vị đặc trưng của ẩm thực Hà Nội, mà bạn không thể nào quên được.
Ở Hà Nội, các món quà gốc bún quả là nhiều: bún ốc, bún riêu, bún sườn, bún bung, bún chả và bún thang... Mỗi thứ mỗi ngon, mỗi thứ mỗi hương vị nhưng bún thang vẫn là thứ bún nổi tiếng hơn cả.

Bún thang là đặc sản ở đâu

Nếu nói như Vũ Bằng nhìn bát phở cho ta cái cảm giác của bức hoạ lập thể bạo màu thì quan sát tô bún thang cho ta cái cảm giác đang được ngắm bức tranh phong cảnh trong trẻo của Sông Stêbơn, mà ở đó những mảng màu nguyên chất được đặt gần nhau chứ không pha lẫn. Một ít rau răm mùi tàu xanh ngát, sau đó là các thứ nguyên liệu thực phẩm khác dải đều trên nền bún trắng. Một nhúm trứng tráng mỏng tang thái chỉ màu điệp, một chút lườn gà xé phaymàu trắng ngà, kế đến là giò lụa thái sợi màu hồng nhạt, cuối cùng rắc tôm bông. Ở chính giữa là lòng đỏ trứng mặn, xung quanh lác đác mấy lát lạp xườn đỏ viền miệng bát. Tất cả như một bông hoa mà nhụy là khoanh trứng màu vàng sẫm. Cuối cùng nước dùng nóng rẫy được chan thật vừa bát cho người ăn.

Bún thang là đặc sản ở đâu

Ăn Bún thang ở hàng tất nhiên là đắt nhưng thực sự là ngon. Bún Thang làm ở nhà không sao địch nổi. Cho nên dù tốn kém, nếu thích các món chế biến hết sức cầu kỳ tẩn mẩn này cứ phải ra hàng nổi tiếng, bởi ở nhà không thể có nồi nước dùng ngọt như vậy. Các bà nội trợ khẳng định phải có đủ 20 thứ mới làm được bún thang ngon. Tuỳ theo khẩu vị từng người mà bún thang có thể gia giảm thêm chút mắm tôm vào bát

cho dậy mùi. Trước kia bún than Hà Nội và bánh cuốn là hai món ăn quý, nhưng ngày nay nó đã được bình dân hoá và bán khá nhiều ở các khu chợ, ngõ phố, nhưng sức hấp dẫn của nó với thực khách thì vẫn như xưa. Người Hà Nội vẫn coi bún thang như một thứ đặc sản của đất lề.